Xử lý nước tiểu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG AXIT URIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) VÀ ỨNG DỤNG PTHỬ NGHIỆM TRONG PHÂN TÍCH (Trang 95 - 107)

3.2. Ứng dụng phương pháp HPLC để xác định định tính và định lượng axit uric trong mẫu nước tiểu

3.2.1. Xử lý nước tiểu

3.2.1.1. Thực trạng bệnh Gout

ườ.Bệnh Gout được phát hiện từ thời cổ đại. Thực phẩm và yếu tố gen đóng vai trò trong sinh bệnh học bệnh Gout nguyên phát, tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và sự thay đổi trong điều trị bệnh Gout. Tỷ lệ bệnh Gout ngày một gia tăng ở các nước Âu, Mỹ và nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc và New Zeland. Tỷ lệ bệnh Gout ở Anh và Đức năm 2000 - 2005 là 1,4% và ở Mỹ vào năm 1996 là 0,94%. Tỷ lệ bệnh Gout trong dân cư của 5 thành phố lớn ở phía Tây Trung Quốc chiếm 1,14%. Ở nước ta, theo con số thống kê mới nhất tỷ lệ mắc bệnh Gout là 0,3% dân số người lớn.

Từ số liệu ở trên, ta thấy bệnh Gout đang ngày một gia tăng, việc phát hiện và điều trị bệnh càng trở nên cấp thiết. Trong đề tài này tôi tiến hành khảo sát nồng độ axit uric trong nước tiểu của nam và nữ ở các độ tuổi: 18 – 3 0 (tuổi) ; 3 0 – 5 0 (tuổi) và ngoài 5 0 tuổi.

3.2.1.2. Cách xử lý mẫu nước tiểu và cách đo

Mẫu nước tiểu được pha loãng 100 lần bằng dung dịch đệm có pH = 8,0 và lọc nhiều lần bằng hệ thống lọc mẫu với đường kớnh lỗ màng lọc 0,45 àm. Dựng xilanh lấy chính xác 10 μl dung dịch mẫu và bơm vào cột sắc ký.

Đặt các điều kiện tối ưu đã nghiên cứu được → cho thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) chạy lặp lại thí nghiệm 3 lần → đo các diện tích của píc pic → t hay các giá trị diện tích píc pic thu được vào phương trình đường chuẩn → tính được hàm lượng của axit uri c → xử lý thống kê thu được hàm lượng axit uric trung bình, độ lệch chuẩn S và độ lệch chuẩn tương đối RSD ( %).

3.2.2. Các kết quả đo

3.2.1.1. Kết quả phân tích hàm lượng axit uric trong nước tiểu ở độ tuổi từ 18 - 30 tuổi

Bảng 3.13. Kết quả phân tích hàm lượng axit uric trong nước tiểu ở độ tuổi từ 18 - 30 tuổi

Mẫu STT Nồng độ axit uric(mg/l)

Nồng độ axit uric

trung bình (mg/l)Độ lệch chuẩn S

Độ lệch chuẩn tương đối RSD(%)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 1 14,398 8,674

14,418 8,665 0,024 0,011 0,166 0,129 2 14,445 8,653

3 14,412 8,670

2 1 22,336 3,172

22,363 3,190 0,037 0,021 1,654 0,653 2 22,405 3,213

3 22,349 3,186

3 1 11,397 3,036

11,340 3,055 0,132 0,049 1,164 1,630 2 11,435 3,112

3 11,189 3,018

4 1 13,684 2,083

13,646 2,087 0,102 0,009 0,747 0,445 2 13,723 2,081

3 13,531 2,098

5 1 15,503 5,021

15,334 5,095 0,300 0,070 1,956 1,374 2 15,513 5,104

3 14,988 5,162

Giá trị trung bình 15,420 4,418

Từ kết quả thu được tôi xây dựng thành biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70

60,000

15,420

4,418

Hình 3.6. Biểu đồ kết quả phân tích nồng độ axit uric có trong nước tiểu người ở độ tuổi từ 18–30 tuổi

Nhận xét:

- Từ bảng kết quả phân tích trên ta thấy :

Nồng độ axit uric trong mẫu nước tiểu của nữ giới biến thiên trong khoảng 2,087 mg/l đến 8,665 mg/l và nam giới biến thiên trong khoảng 11,340 mg/l đến 22,363 mg/l. Độ lệch chuẩn tương đối đều nhỏ hơn 2,000% , do đó phương pháp phân tích tôi nghiên cứu đạt kết quả tốt.

- Từ biểu đồ kết quả phân tích ta thấy:

Hàm lượng axit uric trung bình của: nam giới là 15,420 mg/l và nữ giới là 4,418 mg/l đều nhỏ hơn 60 mg/l. Hàm lượng axit uric trung bình của nam giới chiếm 25,700% và nữ giới chiếm 7,363% so giới hạn cho phép gây bệnh. Vậy, hàm lượng axit uric trong nước tiểu của nam nhiều hơn so với nữ. Tuy nhiên, các hàm lượng này đều rất thấp so với giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm của Bộ Y Tế nên nguy cơ mắc bệnh Gout ở độ tuổi này rất thấp.

3.2.1.2. Kết quả phân tích hàm lượng axit uric trong nước tiểu ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi

Bảng 3.14. Kết quả phân tích hàm lượng axit uric trong nước tiểu ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi

MẫuSố lần đo lặp lại

Nồng độ axit uric (mg/lít)

Nồng độ axit uric trung bình

(mg/lít)

Độ lệch chuẩn S

Độ lệch chuẩn tương đối

RSD(%)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 1 22,33616,743

22,363 16,729 0,037 0,031 1,654 0,185 2 22,40516,751

3 22,349 16,693

2 1 33,458 8,754

33,461 8,666 0,014 0,102 0,041 1,177 2 33,476 8,554

3 33,449 8,690

3 1 19,90412,314

19,913 12,234 0,025 0,229 0,126 1,871 2 19,942 11,975

4 1 47,699 4,098

47,881 4,128 0,278 0,035 0,580 0,847 2 48,201 4,167

3 47,745 4,121

5 1 50,840 11,397

50,670 11,536 0,635 0,184 1,253 1,595 2 51,203 11,467

3 49,967 11,745

Giá trị trung bình 34,858 10,659

Từ kết quả thu được tôi xây dựng thành biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70

60,000

34,858

10,659

Hình 3.7. Biểu đồ kết quả phân tích nồng độ axit uric trung bình có trong nước tiểu người ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi

Nhận xét:

- Từ bảng kết quả phân tích trên ta thấy :

Nồng độ axit uric trong mẫu nước tiểu của nữ giới biến thiên trong khoảng 8,666 mg/l đến 16,729 mg/l và nam giới biến thiên trong khoảng 19,913 mg/l đến 50,670 mg/l. Độ lệch chuẩn tương đối đều nhỏ hơn 2,000% , do đó phương pháp phân tích tôi nghiên cứu đạt kết quả khá tốt.

- Từ biểu đồ kết quả phân tích ta thấy:

Hàm lượng axit uric trung bình của: nam giới là 34,858 mg/l, nữ giới là 10,659 mg/l đều nhỏ hơn giới hạn không mắc bệnh (60 mg/l) → nam giới chiếm 58,097% và nữ giới chiếm 17,765% so giới hạn cho phép không gây bệnh. Vậy, hàm lượng axit uric trung bình trong nước tiểu của nam cao gấp 3,270 lần so với nữ. Tuy nhiên, các hàm lượng này đều rất thấp so với giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm của Bộ Y Tế nên nguy cơ mắc bệnh Gout ở độ tuổi này rất thấp.

Hàm lượng axit uric trong nước tiểu của nam cao hơn và biến đổi trong khoảng rộng hơn so với nữ, do vậy ở lứa tuổi này nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao.

3.2.1.3. Kết quả phân tích hàm lượng axit uric trong nước tiểu ở độ tuổi ngoài 50 tuổi

Bảng 3.15. Kết quả phân tích hàm lượng axit uric trong nước tiểu ở độ tuổi ngoài 50 tuổi

MẫuSố lần đo lặp lại

Nồng độ axit uric (mg/lít)

Nồng độ axit uric trung bình

(mg/lít)

Độ lệch chuẩn S

Độ lệch chuẩn tương đối

RSD(%)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1 1 20,473 8,796

20,095 8,795 0,345 0,006 1,716 0,068 2 19,798 8,801

3 20,014 8,789

2 1 12,670 6,745

12,619 6,814 0,143 0,105 1,133 1,488 2 12,458 6,931

3 12,731 6,768

3 1 24,740 16,743

24,688 16,746 0,104 0,037 0,42 0,220 2 24,756 16,711

3 24,569 16,784

4 1 17,341 29,610

28,018

29,385

0,179

0,353

0,638

1,201 2 16,986 28,978

3 17,125 29,568

Giá trị trung bình 21,355 15,435

Từ kết quả thu được tôi xây dựng thành biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70

60,000

21,355

15,435

Hình 3.8. Biểu đồ kết quả phân tích nồng độ axit uric có trong nước tiểu người ở độ tuổi ngoài 50 tuổi

Từ bảng kết quả phân tích và biểu đồ trên ta thấy:

Nồng độ axit uric trong mẫu nước tiểu của nữ giới biến thiên trong khoảng 6,814 mg/l đến 29,385 mg/l và nam giới biến thiên trong khoảng 12,619 mg/l đến 28,018 mg/l. Độ lệch chuẩn tương đối đều nhỏ hơn 2,000%, do đó phương pháp phân tích tôi nghiên cứu đạt kết quả khá tốt.

Hàm lượng axit uric trong nước tiểu của nam cao hơn so với nữ, do vậy ở lứa tuổi này nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn.

Nhận xét chung:

Qua bảng và biểu đồ kết quả phân tích axit uric trong các mẫu nước tiểu của nam và nữ giới ở các độ tuổi ta thấy :

- Hàm lượng axit uric trong nước tiểu của nam giới đều cao hơn so với nữ giới nên nguy cơ mắc bệnh Gout ở nam giới sẽ cao hơn. Theo kết quả điều tra thói quen ăn uống của từng người tôi thấy tỉ lệ nam giới ăn thức ăn giàu đạm: thịt, gia cầm, hải sản,...sử dụng nhiều đồ uống có cồn có hàm lượng đường cao,...cũng nhiều hơn so với nữ giới. Đây là những thực phẩm cung cấp nhiều purin làm tăng nồng độ axit uric, do đó tăng nguy cơ kết tủa muối urate tại các cơ quan trong cơ thể, là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp còn do nguyên nhân di truyền, chế độ sinh hoạt chưa hợp lý,....

- Ở nam giới, hàm lượng axit uric cao nhất ở độ tuổi 30 – 50 tuổi, nhất là những người khỏe mạnh, mập mạp ở độ tuổi trung niên. Những người ở độ tuổi trung niên (sau 40 tuổi) thường bớt hoạt động hơn trước nhưng vẫn giữ thói quen ăn uống như cũ hoặc thậm chí còn có điều kiện về kinh tế ăn uống thoải mái hơn nên nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi này rất cao.

- Ở nữ giới, qua các lứa tuổi hàm lượng axit uric không cao và biến đổi không nhiều nên tỷ lệ bị mắc bệnh thấp. Tuy nhiên, hàm lượng axit uric có tăng nhẹ ở độ tuổi ngoài 50 tuổi do ở độ tuổi này bắt đầu có hiện tượng lão hóa các chức năng trong cơ thể nên nồng độ axit uric trong nước tiểu cao hơn so với các độ tuổi khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG AXIT URIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) VÀ ỨNG DỤNG PTHỬ NGHIỆM TRONG PHÂN TÍCH (Trang 95 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(201 trang)
w