2011, 2012, 2013
Đơn vị: Triệu đồng
TT Nội dung
2011 2012 2013 Tăng,
giảm 2013 so với 2011 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%) 1 TT bằng tiền
mặt
3.547.53 1
68,39 2.981.46 9
57,99 2.933.83 7
55,85 -613.694
2 TTKDTM 1.639.93
4
31,61 2.159.837 42,01 2.319.06 6
44,15 +679.132 Tổng cộng 5.187.465 5.141.30
6
5.252.903 +65.438
(Nguồn: Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên)
Biểu đồ 2.2. BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUA CÁC NĂM 2011, 2012, 2013
Nguồn: Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tổng hợp tình hình thanh toán qua
các năm 2011, 2012, 2013
Qua số liệu trên ta thấy khối lượng thanh toán qua Chi nhánh tăng mặc dù khối lượng tăng chưa lớn. Năm 2013 tổng khối lượng thanh toán là 5.252.903 triệu đồng tăng 65.438 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó thanh toán bằng tiền mặt giảm 613.694 triệu đồng so với năm 2011 đây là một tín hiệu đáng mừng; TTKDTM tăng 679.132 triệu đồng so với năm 2011. Như vậy, kết quả này cho thấy có một bộ phận nhỏ khách hàng đã thấy được tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt mang lại. Thanh toán qua Ngân hàng đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích, vừa đảm bảo nhanh gọn, vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch.
Có được điều đó là do Ngân hàng đã áp dụng công nghệ tiên tiến, khai thác được nhiều tiện ích từ chương trình IPCAS để phục vụ nhu cầu khách hàng, đổi mới phong cách làm việc cho phù hợp với cơ chế thị trường. Mặt khác cần nhận thấy rằng nếu Chi nhánh đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, sự linh động trong việc chuyển đổi từ chuyển khoản sang tiền mặt và ngược lại rất nhanh chóng, khả năng thanh toán của khách hàng được đảm bảo, sẽ tạo sự an tâm cho khách hàng, hướng khách hàng tới thanh toán bằng chuyển khoản nhiều hơn. Vì thế
áp lực tiền mặt sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, do Chi nhánh đã tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng nên việc khách hàng chuyển tiền từ Ngân hàng Nông nghiệp sang các Ngân hàng khác hệ thống rất nhanh chóng, thuận tiện đã hấp dẫn khách hàng tham gia vào hệ thống thanh toán của Ngân hàng.
Tuy nhiên theo số liệu phân tích ở trên việc thanh toán bằng tiền mặt còn tương đối lớn. Năm 2011, 2012, 2013 tỷ lệ này lần lượt là: 68,39%; 57,99%; 55,85%
tổng khối lượng thanh toán của từng năm, đòi hỏi trong thời gian tới Chi nhánh cần có biện pháp khuyến khích khách hàng để tăng khối lượng TTKDTM.
2.2.2.Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên chi tiết theo từng phương tiện thanh toán
2.2.2.1. Thanh toán bằng séc
Ngoài việc sử dụng giấy lĩnh tiền mặt (đối với khách hàng cá nhân), séc là phương tiện thanh toán khá phổ biến (đối với cá nhân, doanh nghiệp) tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
Để đảm bảo an toàn trong giao dịch, việc rút tiền từ tài khoản doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có mẫu dấu đăng ký đều phải thực hiện bằng séc. Riêng đối với cá nhân có thể rút tiền bằng séc hoặc giấy lĩnh tiền mặt đều được.
So với các phương thức thanh toán khác, séc là một phương thức có nhiều ưu điểm nổi bật như: thanh toán trực tiếp giữa hai đơn vị mua và bán được sử dụng một cách linh hoạt, thanh toán nhanh gọn, chính xác. Bên mua hàng không cần mang theo tiền mà chỉ cần một tờ séc và có số dư tiền gửi trong tài khoản là có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ được. Tuy nhiên, hình thức thanh toán bằng séc cũng có
những nhược điểm là nếu các bên mua bán không tin tưởng lẫn nhau thì tờ séc bắt buộc phải có Ngân hàng bảo chi. Hiện nay, tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên chưa phát sinh trường hợp bảo chi séc, và séc mới chủ yếu được sử dụng để rút tiền mặt, còn thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ rất ít hầu như không phát sinh. Đây cũng là một hạn chế cần tìm ra giải pháp, bởi khách hàng mới chỉ có thói quen truyền thống là rút tiền mặt bằng séc từ tài khoản. Chính vì thế số lượng séc đã sử dụng các năm 2011, 2012, 2013 tăng lên là do Chi nhánh khuyến khích khách hàng sử dụng séc và một số trường hợp bắt buộc sử dụng séc chứ chưa phải do khách hàng thấy được tiện ích của séc mà sử dụng. Đây chính là vấn đề cần nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm mở rộng thanh toán bằng séc.
Biểu đồ 2.3: TTình hình thanh toán séc tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện BiênÌNH HÌNH THANH TOÁN SÉC TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Nguồn: Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên)
Năm 2011, phương thức thanh toán bằng séc có 1.398 món với doanh số 629.825 triệu đồng (tương đương 450 triệu đồng/món).
Năm 2012, số món thanh toán bằng séc là 1.361 món, giảm 37 món so với năm 2011, doanh số là 775.631 triệu đồng (tương đương với 570 triệu đồng/món).
Năm 2013, số món thanh toán bằng séc là 1.433 món, tăng 72 món so với năm 2012, doanh số là 643.887 triệu đồng (tương đương 449 triệu đồng/món).
Thực tế cho thấy phương thức thanh toán bằng séc tại Chi nhánh được khách hàng sử dụng ít hơn so với thanh toán bằng ủy nhiệm chi. Đây cũng là tình hình chung của các NHTM hiện nay.
Hiện tại, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên mới chỉ phát sinh séc rút tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi; séc du lịch không phát sinh. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Đối với séc chuyển khoản: Nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ chưa cao, và tâm lý chưa tin tưởng lẫn nhau giữa người bán và người mua, hơn nữa thói quen sử dụng tiền mặt còn khá phổ biến do đó dẫn đến việc không ưa thích loại
hình thanh toán này. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt có nhân tố nước ngoài, do đó mức độ phát triển quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế rất khác nhau. Nếu phát triển ở trình độ cao mối quan hệ bạn hàng tin tưởng lẫn nhau thì thấy hình thức thanh toán này có các quy định khá chặt chẽ và cứng nhắc, ngược lại nếu mối quan hệ làm ăn lâu dài phát triển ở trình độ thấp chưa có sự tin cậy vào bạn hàng thì sẽ thấy hình thức thanh toán này chưa đảm bảo cho họ tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Như vậy hạn chế của séc chuyển khoản là phạm vi chi trả hẹp, hầu như không vượt quá phạm vi thanh toán trong cùng một địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Trong thời gian tới nếu có những cải tiến phù hợp hơn thì việc sử dụng séc chuyển khoản sẽ phổ biến và thông dụng hơn.
- Đối với séc bảo chi: loại séc này ở Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên phát sinh rất ít. Đây là hình thức thanh toán khá phức tạp do khách hàng phải lưu ký một số tiền vào tài khoản séc bảo chi nên thủ tục séc rườm rà, người phát hành séc dễ rơi vào tình trạng ứ đọng vốn, có thể xảy ra trường hợp sai ký hiệu mật do người mua không biết chữ ký của Ngân hàng bảo chi séc.
Thực tế tại Chi nhánh khách hàng chưa sử dụng là do phạm vi thanh toán của séc còn bó hẹp. Nên đa số người thụ hưởng thấy rằng trong quan hệ mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ thì việc nhận tiền mặt sẽ đảm bảo chắc chắn hơn và như vậy làm cho séc chậm đi vào cuộc sống.
- Séc cá nhân: Hiện nay tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên hình thức séc cá nhân không được sử dụng. Nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, các dịch vụ tuy có phát triển nhưng hoạt động chưa mạnh, chưa tạo được tiền đề cho việc phát triển séc cá nhân. Ngân hàng cũng chưa có các biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức thanh toán này.
- Séc du lịch: không phát hành
Tóm lại: Séc là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, dễ sử dụng, song việc thanh toán bằng séc tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên mới chỉ dừng lại ở việc rút tiền mặt (vì theo quy định khách hàng
doanh nghiệp phải dùng séc để lĩnh tiền mặt), các loại séc khác hầu như không được sử dụng nên kém đa dạng, phong phú. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng chưa được hướng dẫn và tiếp cận với các loại hình séc do sự tiếp cận khách hàng từ phía Ngân hàng còn hạn chế. Đây là một hạn chế mà thời gian tới Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên cần chú trọng tới vấn đề đào tạo cán bộ, đào tạo nghiệp vụ nhằm cải thiện tình hình thanh toán séc, từ đó góp phần làm tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2.2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Ủy nhiệm chi được sử dụng khá rộng rãi trong các giao dịch chuyển tiền trong cùng hệ thống Ngân hàng hoặc khác hệ thống Ngân hàng. Hình thức thanh toán này ngày càng được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. Các doanh nghiệp được khá nhiều ưu đãi khi sử dụng ủy nhiệm chi như: miễn phí chuyển khoản giữa hai tài khoản mở trong cùng một chi nhánh; miễn phí chuyển tiền đối với một số khách hàng lớn có quan hệ giao dịch thường xuyên, có uy tín, dư có tiền gửi cao (ví dụ: Công ty cổ phần Cao Su Điện Biên), hoặc giảm phí chuyển tiền (ví dụ: Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên)
Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi tiện lợi hơn thanh toán bằng séc ở khía cạnh: Với ủy nhiệm chi người mua lấy hàng rồi mới phát hành UNC gửi tới Ngân hàng phục vụ mình, nếu tài khoản không đủ số dư để thực hiện thanh toán thì Ngân hàng chỉ gửi lại séc cho chủ tài khoản và không xử lý gì.
Biểu 2.8. DOoanh số thanh toán ủy nhiệm chiANH SỐ THANH TOÁN ỦY