DOoanh số thanh toán ủy nhiệm chiANH SỐ THANH TOÁN ỦY NHIỆM CHI

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 82 - 88)

Đơn vị:

món

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012

Tỷ lệ tăng giảm năm 2012 so với

2011 (%)

Năm 2013

Tỷ lệ tăng giảm năm 2013 so với

2012 (%)

UNC 22.178 25.629 116 29.299 114

UNC liên ngân 10.711 14.200 133 16.549 117

hàng

Tổng cộng 32.889 39.829 45.848

(Nguồn: Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên)

Uỷ nhiệm chi là hình thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức TTKDTM. Năm 2011, tổng số món thanh toán bằng ủy nhiệm chi đạt 32.889 món với doanh số 1.629.862 triệu đồng chiếm tỷ lệ 82.77% tổng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2012, số món UNC đạt 39.829 món với tổng giá trị thanh toán 2.140.141 triệu đồng tăng 6.940 món so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 80.16% tỷ trọng TTKDTM. Năm 2013, số món thanh toán UNC đạt 45.848 món với doanh số thanh toán là 2.291.102 triệu đồng, tăng 6019 món so với năm 2012, chiếm tỷ lệ 75.34% trong TTKDTM. Như vậy tỷ lệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi qua các năm 2012, 2013 lần lượt giảm trong tổng số các phương tiện TTKDTM. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đã có sự hiểu biết nhất định đối với các loại hình TTKDTM khác, họ đã thấy được tiện ích của các phương thức đó.

Tuy nhiên, hình thức thanh toán ủy nhiệm chi vẫn chiếm một tỷ trọng cao về số món và số tiền là do có nhiều ưu điểm hơn so với các hình thức thanh toán khác như: thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; thanh toán công nợ; chuyển tiền cấp kinh phí, lệ phí, chuyển tiền cá nhân; phạm vi thanh toán rộng, chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống, khác ngân hàng trên cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ, thủ tục khá đơn giản, dễ sử dụng, người mua chỉ cần viết ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Trong điều kiện giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn thì việc rút ngắn thời gian thanh toán có ý nghĩa rất lớn. Mặt khác việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán thì kết quả đạt được qua việc triển khai Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng là những minh chứng cho quá trình phấn đấu của toàn thể cán bộ Ngân hàng nói chung, cán bộ làm công tác tin học nói riêng. Đây là một hệ thống thanh toán hiện đại, kết nối nhanh chóng, chính xác, an toàn giữa các Ngân hàng khác hệ thống lại với nhau tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn. Chính vì những ưu điểm này mà khách hàng rất ưa chuộng sử dụng nó trong thanh toán,

do vậy doanh số thanh toán các năm bằng ủy nhiệm chi tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đều không ngừng tăng lên.

Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thực hiện thanh toán khi: Khách hàng gửi UNC cho ngân hàng, nhân viên (Teller) kiểm tra số dư, chữ ký và các thông tin cần thiết khác.

+ Nếu hai bên mua, bán có tài khoản tại Chi nhánh thì được chi trả ngay lập tức không phân biệt cùng địa bàn hay khác địa bàn.

+ Nếu khách hàng được hưởng mở tài khoản tại ngân hàng khác, cùng địa bàn hoặc khác địa bàn thì lệnh được cắt lúc 8 giờ sáng và 16h30 phút giờ chiều, thông thường tiền chuyển đi có liền trong ngày hoặc chậm nhất là sang ngày hôm sau.

Thời gian đi lệnh hiện nay rất ngắn, rất an toàn và chính xác vì các ngân hàng đã tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ.

Ngoài ra thanh toán bằng UNC được sử dụng phổ biến các hình thức TTKDTM khác ở chỗ: Thanh toán bằng UNC đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán có thể kiểm soát hàng hóa về số lượng cũng như về chất lượng cung ứng trước khi trả tiền. Do hình thức này thường được áp dụng chủ yếu khi bên bán tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên mua nên hàng được giao trước.

Tuy nhiên, hình thức UNC cũng có những tồn tại bởi vì: Hình thức này chỉ áp dụng giữa hai đơn vị tín nhiệm lẫn nhau và dùng để thanh toán hàng hóa hay dịch vụ đã hoàn thành. Vì thế bản thân nó chứa đựng chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến hiện tượng tín dụng thương mại gây rủi ro, thiệt thòi cho khách hàng bán. Mặc dù có những mặt hạn chế nhưng hình thức thanh toán này luôn đứng đầu về về số món thanh toán trong suốt thời gian qua và sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai.

Tóm lại: Trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng ủy nhiệm chi được thực hiện an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, đáp ứng nhiều nhu cầu chi trả của khách hàng. Do vây, Chi nhánh cần tăng cường kiểm soát chứng từ chặt chẽ để đảm bảo giữ uy tín và quyền lợi cho khách hàng. Tuy nhiên song song với hình thức thanh toán này Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh khuyến

khích khách hàng sử dụng các hình thức TTKDTM khác để khai thác đối đa các tiện ích của sản phẩm, đa dạng các loại hình dịch vụ. Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên cần chú trọng tới vấn đề phát triển dịch vụ thanh toán hơn nữa trong thời gian tới.

2.2.2.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu

UNT rất ít gặp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên, hiện tại chỉ có một vài hợp đồng với khách hàng (ví dụ: Trung tâm Viễn thông Thành phố Điện Biên Phủ nhờ Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thu hộ tiền cước điện thoại của một số đơn vị trên địa bàn tỉnh). Số lượng lệnh UNT trong năm 2011 là 36 món, năm 2012 là 48 món và năm 2013 là 72, một con số khá khiêm tốn trong tổng số lượng giao dịch TTKDTM.

Có thể thấy ngay tình hình thanh toán bằng UNT qua các năm của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TTKDTM. UNT không phổ biến tại Chi nhánh là do:

thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày, việc thu tiền hóa đơn điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp.đều có nhân viên đến tận nhà thu tiền và giao hóa đơn nên người mua hàng thấy thuận tiện và an tâm hơn. Mặt khác qua thực tế cũng thấy rằng ủy nhiệm thu dùng trong thanh toán phí dịch vụ đã cung cấp mang tính chất định kỳ thường xuyên như tiền điện, tiền nước, … hoặc Ngân hàng thay mặt cho khách hàng trả tiền cho đơn vị cung cấp và ghi nợ vào tài khoản của khách. Chỉ vì lý do này làm cho hình thức thanh toán ủy nhiệm thu ở Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên bị hạn chế.

Mặt khác khi ký hợp đồng nhờ Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thu hộ tiền dịch vụ thì đơn vị bên mua không biết rằng dịch vụ mình mua có đúng số thực tế

không? Không chủ động được thời gian thanh toán, không nhận được hóa đơn khi thanh toán mà phải đợi Chi nhánh gửi về.

Thanh toán bằng UNT chứng từ luân chuyển qua nhiều khâu và thực hiện bằng hình thức ghi Nợ trước và ghi Có sau. Nếu UNT thanh toán tiền hàng với khách hàng có tài khoản ở cùng ngân hàng với đơn vị bán thì quá trình đơn giản, nhanh chóng hơn, khách hàng chỉ cần nộp UNT theo mẫu in sẵn của ngân hàng

kèm hoá đơn thanh toán, sau khi nhân viên kế toán giao dịch kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ UNT và tài khoản bên mua đủ tiền thì tiến hành ghi Nợ vào tài khoản bên mua và ghi Có vào tài khoản đơn vị bán.

Nhưng trong trường hợp hai bên mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau, UNT sẽ được gửi sang ngân hàng bên mua bằng phương thức thanh toán điện tử hay bằng phương thức thanh toán bù trừ. Sau khi ngân hàng bên mua ghi Nợ vào tài khoản bên mua, chứng từ UNT quay về ngân hàng bên bán mới ghi Có vào tài khoản bên bán.

Do sự phức tạp về quy trình thanh toán nên UNT ít được các tổ chức kinh tế, các cá nhân sử dụng một cách rộng rãi và hinh thức thanh toán này chỉ áp dụng đối với khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như: tiền điện, tiền thuê nhà, nước, của các tổ chức kinh tế trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố hoặc các khoản tiền thu bán hàng do người bán và người mua thỏa thuận trước, khi đã có sự tin cậy lẫn nhau, cho nên nó ít được sử dụng.

Tóm lại: Thể thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu dễ gây tình trạng người mua chiếm dụng vốn của người bán làm tốc độ chu chuyển vốn của người thụ hưởng bị chậm trễ gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị và quan trọng hơn là làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tài chính trong tương lai của đơn vị thụ hưởng.

Vì thế thể thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu không được các tổ chức kinh tế, cá nhân áp dụng rộng rãi mà họ sẽ lựa chọn sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác thuận lợi hơn trong quá trình trao đổi hàng hóa chẳng hạn như hình thức ủy nhiệm chi. Tuy nhiên bên canh đó UNT cũng có những ưu điểm riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của một số ngành đặc thù. Vì vậy, trong tương lai Chi nhánh cần có kế hoạch giới thiệu rộng rãi hình thức UNT tới các đơn vị kinh doanh như ngành điện, nước sinh hoạt,… để làm phong phú và tăng them sự lựa chọn của khách hàng đối với các phương thức TTKDTM.

2.2.2.4. Thư tín dụng

Do đặc thù là một tỉnh miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa có nhiều nên hoạt

động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh chưa đa dạng, phong phú chủ yếu là hoạt động mua bán ngoại tệ với khách hàng cá nhân có nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về, và một số Văn phòng đại diện, dự án trên địa bàn tỉnh có nguồn ngoại tệ tài trợ cho Dự án.

Tại Chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại chưa nhiều, mới phát sinh nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập với 3 khách hàng. Cụ thể:

- Công ty Cổ phần xi măng Điện Biên: 20,237,500.00 USD - Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 19: 15,650,000.00 JPY

- Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Hưng Phú: 31,000,000.00 JPY

Trong điều kiện còn nhiều hạn chế về nhiều mặt, cán bộ tại Chi nhánh chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì đây là mảng dịch vụ đạt doanh thu cao nhưng chưa được đầu tư khai thác. Bắt đầu từ năm 2007, Chi nhánh lần đầu tiên thực hiện nghiệp vụ mở L/C theo yêu cầu của Nhà máy xi măng Điện Biên để nhập máy móc thiết bị xây dựng nhà máy từ nhà thầu Trung Quốc. Từ đó đến nay mới phát sinh thêm hai L/C theo phương thức trả chậm của Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 19 và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Hưng Phú thanh toán tiền nhập máy xúc đào hiệu Komatsu của Nhật Bản. Mặc dù là một tỉnh miền núi, hoạt động giao thương buôn bán xuất nhập khẩu chưa nhiều nhưng việc phát sinh nhu cầu thanh toán với đối tác nước ngoài của khách hàng chưa hẳn là không có.

Trong thời gian tới Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên nên chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế chuyên sâu, có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để tư vấn cho khách hàng nhằm khai thác mảng dịch vụ mang lại nguồn thu khá lớn.

2.2.2.5. Thẻ thanh toán

Năm 2006 được sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã triển khai và bước đầu phát triển thành công dịch vụ rút tiền tự động qua thẻ ATM trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và tiến trình hiện đại hóa ngân hàng nói riêng, Chi nhánh đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp quảng

bá, tuyên truyền và hướng dẫn khách hàng dần tiếp cận loại hình sản phẩm mới này nhằm khai thác các tiện ích và tăng nhanh khối lượng TTKDTM.

- Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ: Hiện nay Chi nhánh đã phát hành 4 loại thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ Plus Success, Thẻ Visa, Thẻ tín dụng quốc tế, kết quả

đạt được như sau:

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w