BÁáo cáo các phương tiện TTKDTM khácO CÁO CÁC PHƯƠNG TIỆN TTKDTM KHÁC

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 92 - 95)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

3.237 1.623 5.860 3.248 10.337 7.772

(Nguồn: Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên)

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác ở đây là các giao dịch của khách hàng được xử lý qua Internet, mobile, PC mạng… Qua bảng số liệu ta thấy khách hàng đang từng bước áp dụng phương thức thanh toán hiện đại này nhưng số lượng vẫn dừng ở mức độ khiêm tốn (tuy nhiên đã có khởi sắc thể hiện qua số lượng giao dịch thanh toán qua các năm).

Kết hợp với việc phát hành thẻ ATM, dịch vụ Mobile banking đã được quan tâm phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin và quản lý tài khoản cho khách hàng. dịch vụ này cũng là một phương tiện để chi nhánh thực hiện các hình thức quảng cáo, tiếp thị cũng như việc chăm sóc khách hàng. Thời điểm 31/12/2012 tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ này là 17.490 khách hàng (chiếm 60% tổng số các NHTM trên địa bàn). Năm 2013 số lượng tăng không đáng kể. Nhóm dịch vụ này tập trung chủ yếu ở những khách hàng có thu nhập cao, thường xuyên, chưa thu hút được hầu hết các khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tham gia.

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: Home Banking, E-Banking, Phone-Banking… chưa được thực hiện do hạn chế về công nghệ, năng lực tài chính cũng như về con người… Năm 2011 đã triển khai dịch vụ CMS kết nối với khách hàng qua internet mới chỉ kết nối được với 1 khách hàng doanh số giao dịch thấp. Dịch vụ thanh toán hoá đơn qua hệ thống Bill payment: Chi nhánh đã ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Điện Lực Điện Biên về việc phối hợp thanh toán hoá đơn tiền điện qua hệ

thống Agribank từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được kết nối trên hệ thống Bill payment dẫn đến khó khăn trong việc thu hoá đơn tiền điện. Việc thu hoá đơn thanh toán tiền điện thoại trả sau, nạp tiền điện thoại trả trước qua Vntopup vẫn được duy trì nhưng số lượng không lớn.

2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên

2.3.1. Đánh giá chung

Trong mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng thương mại, bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán ngày càng giữ vị trí quan trọng. Số lượng và chất lượng dịch vụ thanh toán có ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn và cung ứng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Trong những năm qua Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã và đang phát huy vai trò trung gian tài chính của mình trên thị trường với môi trường kinh tế

ngày càng phát triển và mở rộng đã đặt ra cho Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung những cơ hội mới cũng như những thách thức mới. Trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình, Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng các sản phẩm dịch vụ truyền thống.

Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã chú trọng phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới bằng cách tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, băng rôn để khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ khách hàng văn minh lịch sự, nâng cao kỹ năng tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ, công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện thường xuyên và chuyên nghiệp hơn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế trọng quá trình triển khai nhưng việc phát triển sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh đã đem lại kết quả

đáng khích lệ. Đó là những cố gắng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, các sản phẩm dịch vụ của Chi

nhánh đã có tác dụng lớn trong việc thay đổi cơ cấu thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Agribank Chi Nhánh Tỉnh Điện Biên.

Giai đoạn năm 2011 – 2013, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã rất quan tâm, chú trọng tới việc phát triển các dịch vụ thanh toán, do vậy hoạt động thanh toán đã khai thác được nguồn vốn đáng kể, phục vụ cho việc cung ứng tín dụng của Chi nhánh để đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn. Nguồn phí dịch vụ thanh toán thu được qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là: 13 tỷ đồng, 13.8 tỷ đồng và 11.6 tỷ đồng.

Qua việc đánh giá, phân tích thực trạng thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên những năm gần đây có thể thấy rằng: mặc dù phải đối mặt với các thách thức, khó khăn của nền kinh tế, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn nhưng Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên cũng đã, đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của TTKDTM Chi nhánh đã chủ động hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin trong Ngân hàng. Đồng thời tích cực ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng, trở thành thành viên trực tiếp tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng, mở rộng mạng lưới máy ATM về các Chi nhánh huyện trên địa bàn tỉnh.

Song song với hiện đại hóa về mặt vật chất, Chi nhánh cũng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán, trình độ khoa học để làm chủ công nghệ mới, và phong cách làm việc theo hướng cải cách hành chính cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường.

Kết quả đạt được là doanh số TTKDTM liên tục tăng qua các năm qua, tỷ trọng TTKDTM qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 31,61%, 42,01%, 44,15% trong tổng khối lượng thanh toán. Điều này cho thấy các hình thức TTKDTM ngày càng phát huy được ưu thế và khách hàng cũng đến gần hơn với các phương thức giao dịch hiện đại.

2.3.2. Đánh giá sự mở rộng TTKDTM tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên qua các chỉ tiêu

Thứ nhất, khối lượng giao dịch thanh toán qua tài khoản khách hàng:

Biểu 2.11. BÁáo cáo số lượng giao dịch qua tài khoảnO CÁO SỐ LƯỢNG GIAO

Một phần của tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w