PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. QUẢN LÝ THUẾ 1. Khái niệm
1.3.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT
Với sự quan tâm đặc biệt và nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta đối với công cuộc cải cách hệ thống thuế, Luật thuế GTGT được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và được chính thức áp dụng từ 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu nhằm khắc phục nhược điểm của Thuế doanh thu.
Cho đến nay thuế GTGT đã thật sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng và là sắc thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sắc thuế. Ngoài ra thuế GTGT còn góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta, đưa hệ thống thuế nước ta từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Tuy nhiên qua thời gian áp dụng, mặc dù Luật thuế GTGT cũng như các văn bản dưới Luật liên tục được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc bất cập đòi hỏi phải tiếp tục điều chỉnh sửa đổi.
a. Đối tượng chịu thuế GTGT
Thuế GTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Do đó đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Thông thường mỗi nước sẽ có những quy định riêng về một số chủng loại hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT. Điều này phụ thuộc chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt nam phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT rất rộng, bao gồm tất cả các hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định của luật thuế GTGT.
b. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT.
c. Căn cứ tính thuế GTGT: Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.
* Giá tính thuế
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT:
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
+ Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây
dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
+ Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế
giá trị gia tăng = Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)
Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định trên bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
* Thời điểm xác định thuế GTGT
+ Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
+ Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
+ Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
* Thuế suất
Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau mà mức thuế suất quy định cũng khác nhau. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT là 0%; 5%,10% .
d. Phương pháp tính thuế GTGT
Cũng như các nước đã áp dụng thuế GTGT, nước ta xác định phương pháp tính thuế cơ bản là phương pháp khấu trừ, nhưng hiện nay ngoài các cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp, công ty đã thực hiện chế độ kế toán và kinh doanh có hóa đơn, chứng từ theo quy định, cũng còn bộ phận không nhỏ (hộ, cá nhân kinh doanh) có doanh số, số thu không lớn nhưng số lượng các hộ cá nhân này rất lớn chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, vì vậy đối với đối tượng này vẫn cần áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Luật thuế GTGT hiện hành quy định việc tính thuế GTGT phải nộp có thể thực hiện bằng một trong 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên GTGT tuỳ theo từng loại đối tượng nộp thuế.
* Phương pháp khấu trừ thuế
Áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
+ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ nhân (x) Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì cơ sở kinh doanh được tiếp tục khấu trừ số thuế GTGT chênh lệch đó vào tháng sau hoặc được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Nếu số thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế chênh lệch đó vào Ngân sách Nhà nước.
* Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Áp dụng cho các cá nhân, hộ kinh doanh, cơ sở SXKD chưa đáp ứng được đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ; cơ sở kinh doanh mua, bán ngoại tệ vàng, bạc, đá quý.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp = GTGT của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế ì Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó
Có 3 cách xác định GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán:
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ bán ra = Doanh số của hàng
hoá, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra
Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh đối với số hàng hoá và dịch vụ bán ra thì giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra xác định như sau:
Giá vốn hàng
bán ra = Giá trị tồn đầu
kỳ + Giá trị mua trong
kỳ - Giá trị tồn cuối kỳ
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ:
GTGT của hàng
hoỏ, dịch vụ = Doanh số ì Tỷ lệ (%) GTGT
tính trên doanh số - Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh số tính thuế:
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ = Doanh số do cơ
quan thuế ấn định ì Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh số 1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
Thuế không chỉ được sử dụng để tập trung nguồn thu cho NSNN mà còn là một trong những công cụ quan trọng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Để huy động một bộ phận GDP vào NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết, Nhà nước cần ban hành các chính sách thuế (Hệ thống chính sách thuế). Nhưng muốn đưa các chính sách thuế vào đời sống xã hội phải thông qua hệ thống quản lý thuế để tổ chức thực thi các chính sách thuế. Hệ thống quản lý thuế bao gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy, các quy trình quản lý về nghiệp vụ và lực lượng đội ngũ cán bộ công chức.
Trước yêu cầu của sự nghiệp cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, có rất nhiều chỉ tiêu thống kê phản ánh về chất lượng quản lý thuế. Xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý thuế, căn cứ vào vai trò, ý nghĩa cũng như đặc điểm của chỉ tiêu, để đánh giá về chất lượng quản lý thuế của từng địa phương, cần thiết phải sử dụng 5 chỉ tiêu:
- Mức độ hoàn thành dự toán được giao. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị tập trung nhất, tổng quát nhất của từng cơ quan thuế.
Trong phạm vi một địa phương, sự biến động của chỉ tiêu này có xu hướng và quan hệ khá chặt chẽ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương đó. Mức độ hoàn thành dự toỏn phản ỏnh khỏ rừ nột chất lượng quản lý thuế (QLT) của địa phương.
Mức độ hoàn thành (%) = Số thuế thực hiện/ Dự toán được giao.
- Tốc độ tăng thu. Tốc độ tăng thu của địa phương cao hay thấp không chỉ phản ánh sự tăng lên của từng ngành, từng thành phần kinh tế mà còn phản ánh sự
thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng khai thác của từng nguồn thu của từng địa phương.
Tốc độ = Số thu năm nay – Số thu năm trước
tăng thu (%) Số thu năm trước
- Tỷ lệ thu Ngân sách và GDP tính theo giá thực tế. Chỉ tiêu này đặc trưng cho quan hệ so sánh giữa tổng thu NSNN và chỉ tiêu GDP tính theo giá thực tế. Chỉ tiêu này được xác định là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh tế và khả năng động viên ngân sách địa phương.
Tỷ lệ huy động (%) = Số thuế thực hiện / Giá trị tăng thêm (VA)
- Tỷ lệ nợ trên tổng số thu ngân sách. Nợ thuế là một tiêu chí, một thước đo QLT và năng lực tài chính của người nộp thuế (NNT). Với các điều kiện pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lực như hiện nay, công tác quản lý (QL) nợ và cưởng chế nợ thuế có thể gánh vác được nhiệm vụ, trọng trách, đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý. Đáp ứng yêu cầu của ngành thuế, tỷ lệ nợ dưới 5% trên tổng số thu của ngành thuế.
Tỷ lệ nợ (%) = Số thuế còn nợ / Tổng số phải nộp
- Tỷ lệ đối tượng quản lý thu so với số đối tượng đăng ký hoạt động. Theo quy định các đối tượng đã đăng ký kinh doanh, được cấp MST phải được vào quản lý đầy đủ, kịp thời.
Tỷ lệ số DN quản lý = Số DN khai thuế / Tổng số DN đăng ký thuế
- Ngoài các chỉ tiêu trên, khi nghiên cứu đánh giá chất lượng QLT, có thể xem xét, phân tích các chỉ tiêu khác như :
+ Mức thu bình quân một DN trên từng địa bàn + Số thu bình quân cho từng CBCC thuế
+ Tình hình thu từng khu vực
+ Hiệu quả quản lý thuế = Tổng số thuế thu được/ Tổng chi phí Tính hiệu quả của thuế được thể hiện trên hai góc độ:
- Hiệu quả về hành thu thể hiện tiết kiệm chi phí tổ chức QL thu và hiệu suất thu cao, hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế và tránh thuế.
- Hiệu quả về kinh tế - Xã hội thể hiện tiết kiệm được chi phí tuân thủ của NNT tức là tiết kiệm được thời gian, công sức, các chi phí khác cho việc thực hiện các thủ tục về thuế đồng thời phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế, khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước, thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Hiện nay Tổng Cục Thuế chủ yếu dùng chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành dự toán được giao để đánh giá chất lượng QLT của từng Cục Thuế địa phương. Đây là chỉ tiêu phản ánh khách quan công tác thu thuế của các cơ quan thuế địa phương, là chỉ tiêu đơn giản, hiệu quả song cũng có những bất cập ở việc xây dựng kế hoạch thu NSNN cho từng địa phương là công việc rất khó chính xác, chưa sát nguồn thu trên địa bàn.
1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ