PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE GIAI

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE (Trang 54 - 57)

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE GIAI

ĐOẠN 2011-2013

2.3.1. Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế

Căn cứ theo Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007 về việc hướng dẫn thi hành Luật Quản lý Thuế về việc đăng ký thuế thì việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế của người nộp thuế và sử dụng mã số thuế như sau:

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.

Tổng cục Thuế là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về đăng ký thuế và cấp mã số thuế.

Đối tượng đăng ký thuế là tất cả tổ chức, cá nhân có tổ chức kinh doanh và sản xuất hàng hoá. Mỗi một người nộp thuế đều được cấp một mã số thuế duy nhất để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Theo quy định phân cấp của Cục thuế, Chi cục thuế được quyền quản lý đối với tất cả các loại hình DN theo các tiêu thức như sau:

- Doanh nghiệp mới thành lập từ hộ kinh doanh cá thể trước đây do Chi cục quản lý thu thuế.

- Doanh nghiệp kinh doanh các ngành: ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, thương nghiệp, mua bán vàng bạc, vật liệu xây dựng (VLXD), xe máy đại lý xăng dầu, làm đại lý cho DN khác; các ngành nghề kinh doanh khác có vốn đăng ký dưới 5 tỷ.

- Một số doanh nghiệp xét theo tiêu thức phân cấp thì thuộc Cục thuế quản lý nhưng do điều kiện địa lý, nếu để Cục Thuế sẽ gây khó khăn cho DN trong việc chấp hành nghĩa vụ với ngân sách và không thuận tiện trong việc kiểm tra của cơ quan thuế.

* Qui trình đăng ký thuế

Bước 1: Nộp hồ sơ – doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư

Bước 2: Bộ phận hành chính của cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số DN do sở Kế hoạch đầu tư chuyển đến và cập nhật vào chương trình ứng dụng.

Bước 3: Nhập, kiểm tra thông tin hồ sơ đăng ký thuế; truyền dữ liệu, kiểm tra, xác nhận thông tin tại Tổng cục Thuế

Bước 4: Tiếp nhận và xử lý kết quả từ Tổng cục Thuế và thông báo mã số thuế của doanh nghiệp cho sở Kế hoạch đầu tư

Bước 5: Người nộp thuế nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại sở Kế hoạch đầu tư

Bước 6: Nhận kết quả cấp mã số doanh nghiệp từ sở Kế hoạch đầu tư chuyển đến cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dừi quản lý tỡnh hỡnh kờ khai, nộp thuế của doanh nghiệp.

* Qui trình kê khai, nộp thuế và kế toán thuế

Bước 1: Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT, bảng kê mua vào bán ra và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quí tại Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (TT&HTNNT) (Bộ phận “một cửa”) Bước 2: Doanh nghiệp nộp số tiền thuế phát sinh trong tháng do DN tự khai vào ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngân hàng NN&PTNT chuyển chứng từ trên hệ thống ứng dụng qua Kho bạc Nhà nước.

Bước 3: Đội TT&HTNNT tiếp nhận báo cáo sử dụng hóa đơn và hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp sau đó chuyển cho Đội kê khai-kế toán thuế và tin học (KK- KTT&TH) và Bộ phận quản lý ấn chỉ thuế.

Bước 4: Đội KK-KTT&TH nhập các thông tin theo tờ khai của doanh nghiệp và cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp cho ngân hàng NN&PTNT, Đội kiểm tra (KTr) và Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (QLN&CCNT).

Bước 5: Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ nộp tiền của doanh nghiệp về Đội KK-KTT&TH để đối chiếu số thu.

Bước 6: Đội KTr thuế thực hiện việc kiểm tra tại bàn hoặc tại trụ sở của người nộp thuế (NNT); Đội QLN&CCNT thực hiện các biện pháp thu nợ hoặc cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp.

Quản lý được số lượng doanh nghiệp là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế. Có quản lý được doanh nghiệp thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt. Thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng đối tượng nộp thuế, giúp lãnh đạo Chi cục thuế nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản của đối tượng nộp thuế, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả. Tình hình doanh nghiệp do Chi cục Thuế được phân cấp quản lý giai đoạn 2011-2013 như sau:

Bảng 2.2 Tình hình quản lý doanh nghiệp theo loại hình và ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

( Nguồn: Đội KK&KTT-Chi Cục Thuế Huyện Mỏ Cày Bắc) Số liệu tại bảng 2.2 phản ảnh tình hình DN được phân cấp quản lý năm 2011 so với năm 2013, các loại hình DN qua 3 năm tăng bình quân 7,8%, số lượng doanh nghiệp tăng lên theo từng năm. Doanh nghiệp Tư nhân chiến số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp của huyện là 32 DN (chiếm 47%) năm 2013, tiếp sau đó là công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH) 24 DN (chiếm 35%) năm 2013, tốc độ tăng năm 2013/2012 là 10,2%, trong đó thì số lượng hợp tác xã không tăng. Về ngành nghề kinh doanh thì lĩnh vực thương mại chiếm đa số (39,7% năm 2013) so với tổng số doanh nghiệp quản lý, kế tiếp là lĩnh vực xây dựng, vận tải 21 doanh nghiệp năm 2013 chiếm 30,8% số lượng doanh nghiệp, trong khi đó 2 loại ngành nghề ăn uống và dịch vụ chưa được chú trọng khai thác nên số lượng còn rất hạn chế lần lượt là 4 và 6 doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 +- % +- %

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w