PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
IV. Sử dụng phần mềm kế toán
2.16. Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm 4 nhân tố Nhân tố Biế
n Chỉ tiêu Tên nhóm
F1
C13 Việc nộp thuế qua Ngân hàng, KBNN
Công tác thu và quản lý nợ
thuế C15 Biện pháp quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế
C14 Xử phạt nộp chậm đối với các DN nợ thuế C11 Quy trình quản lý nợ thuế
C12 Quy định thời gian nộp tiền thuế vào NSNN
F2
C2 Việc quy định thời gian nộp tờ khai thuế
Công tác đăng ký, kê khai C3 Phần mềm tin học hỗ trợ kê khai và kê khai
mã vạch hai chiều C4 Thuế suất thuế GTGT
C1 Về thủ tục đăng ký, kê khai thuế
C5 Xử phạt trường hợp nộp chậm tờ khai thuế
F3
C10 Hỗ trợ khi gặp thắc mắc về chính sách thuế
Công tác tuyên truyền, hỗ
trợ người nộp thuế C8 Việc tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu
cho doanh nghiệp
C7 Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN C9 Thông tin từ website ngành thuế
C6 Tinh thần, thái độ phục vụ,.. của cán bộ tuyên truyền
F4
C19 Thời gian kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
Công tác kiểm tra thuế C17 Ảnh hưởng của kiểm tra đến tình hình sản
xuất kinh doanh
C20 xử lý vi phạm các quy định về thuế C16 Nội dung kiểm tra của cơ quan thuế
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS)
Nhân tố 1 (F1): Có giá trị Eigenvalue bằng 5,629 và tác động 29,625% với hệ số Cronbach's Alpha là 0,924. Nhân tố này gồm 5 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau, bao gồm: Địa điểm nộp thuế; thời gian nộp thuế; quy trình, nội dung quản lý nợ thuế; biện pháp quản lý nợ thuế và các hình thức cưỡng chế nợ thuế; xử phạt các trường hợp nộp chậm tiến thuế. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát liên quan đến công tác thu và xử lý nợ thuế, do đó được đặt tên là: “Công tác thu và quản lý nợ thuế”. Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT.
Nhân tố 2 (F2): Có giá trị Eigenvalues bằng 3,94 và tác động 20,738% với hệ số Cronbach's Alpha là 0,878. Nhân tố này gồm 5 biến quan sát thể hiện mức độ thuận tiện về thủ tục đăng ký kê khai thuế, sự thuận tiện trong việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai và kê khai mã vạch hai chiều; Quy định về thời gian nộp hồ sơ khai thuế, đồng thời cũng xử phạt các trường hợp nộp chậm tờ khai thuế, ngoài ra còn phản ánh sự phù hợp của mức thuế suất thuế GTGT hiện nay. Nhân tố này được đặt thành một biến mới F2với tên biến là: Công tác đăng ký, kê khai thuế .
Nhân tố 3 (F3): Có giá trị Eigenvalues bằng 2,278 và tác động 11,989% với hệ số Cronbach's Alpha là 0,867. Nhân tố này gồm 5 biến quan sát thể hiện sự hài long về tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử, kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp (Cán bộ tuyên truyền, hỗ trợ); Trang thiết bị hỗ trợ doanh nghiệp; thông tin từ website ngành thuế; Việc tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu và hỗ trợ khi doanh nghiệp vướng mắc về chính sách, thủ tục thuế.
Nhân tố này được đặt thành một biến mới F3 với tên biến là: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Nhân tố 4 (F4): Có giá trị Eigenvalues bằng 1,943 và tác động 10,226% với hệ số Cronbach's Alpha là 0,887. Nhân tố này gồm 4 biến quan sát thể hiện về nội dung công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp tai cơ sở; Thời gian kiểm tra; Việc kiểm tra của cơ quan thuế có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp; Xử lý các vi phạm về thuế như: khai không chính xác số thuế
phải nộp, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế,… Nhân tố này được đặt thành một biến mới F4với tên biến là: Công tác kiểm tra thuế.
* Thống kê mô tả 4 nhân tố
Bảng 2.17. Thống kê mô tả 4 nhóm nhân tố Nhân tố Hoàn toàn
đồng ý Chưa đồng
ý Bình
thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
F1 4 2 42 54 18
F2 0 5 40 59 16
F3 2 12 75 26 5
F4 0 3 36 63 18
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS Qua phân tích thống kê mô tả về 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện ta thấy, cả 4 nhóm nhân tố đều có sự hài lòng khá cao từ phía doanh nghiệp tập trung ở mức bình thường và đồng ý. Tuy nhiên nhóm nhân tố F3 về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế thì tỷ lệ chưa đồng ý còn cao 12 phiếu, điều này cho thấy công tác tuyên truyền cần được chú trọng hơn, cả về quy trình lẫn cán bộ thuế.
2.4.4. Kiểm định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản thu thuế GTGT giữa các nhóm DN khác nhau theo biến phân loại
Các thông tin thu thập được được xem xét có hay không sự khác biệt về ý kiến đánh giá các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT được phân biệt theo các biến phân loại khác nhau.
2.4.4.1. Kiểm định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản thu thuế GTGT giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau
Với giả thuyết rằng các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có đánh giá khác nhau về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT, ta có giả thuyết:
- H0 – Không có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp;
- H1 – Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp;
Nếu: Sig. > 0,05: Chấp nhận giả thuyết Ho
Sig. < 0,05: Chấp nhận giả thuyết H1
Bảng 2.18. Kiểm định giá trị trung bình giữa các loại hình doanh nghiệp về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT
Nhân tố
Mức độ đánh giá theo loại hình doanh nghiệp
One-Way ANOV
A Cty
TN HH
Cty Cổ phần
DNT
N HTX Sig.
Công tác thu và quản lý nợ thuế 3,57 3,66 3,72 3,90 0,752 Công tác đăng ký, kê khai thuế 3,76 3,61 3,62 3,85 0,705 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ
người nộp thuế 3,28 3,36 3,20 3,20 0,834
Công tác kiểm tra thuế 3,75 3,59 3,72 3,38 0,677
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS) Kết quả kiểm định ở bảng trên cho ta thấy giá trị Sig. của các nhân tố đều
>0,05, do đó chấp nhận giả thiết H0, không có sự khác biệt về đánh giá giữa các các loại hình doanh nghiệp khác nhau về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT.
2.4.4.2. Kiểm định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản thu thuế GTGT giữa các ngành nghề kinh doanh khác nhau
Với giả thuyết rằng doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề nhau sẽ có đánh giá khác nhau về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT, ta có giả thuyết:
- H0 – Không có sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh;
- H1 – Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh;
Nếu: Sig. > 0,05: Chấp nhận giả thuyết Ho
Sig. < 0,05: Chấp nhận giả thuyết H1
Bảng 2.19. Kiểm định giá trị trung bình giữa các ngành nghề kinh doanh về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT
Nhân tố
Mức độ đánh giá theo loại hình doanh nghiệp
One-Way ANOV
A Sản
xuất
Thương mại
Dịch vụ
Ăn uống
Xây dựng
Vận tải Sig.
Công tác thu và quản lý
nợ thuế 3,64 3,85 3,54 3,20 3,52 0,20
Công tác đăng ký, kê
khai thuế 3,39 3,76 3,72 3,43 3,73 0,98
Công tác tuyên truyền,
hỗ trợ người nộp thuế 3,39 3,26 3,00 3,17 3,24 0,649
Công tác kiểm tra thuế 3,67 3,78 3,65 3,75 3,62 0,876
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS) Kết quả kiểm định ở bảng trên cho ta thấy giá trị Sig. của các nhân tố đều
>0,05, do đó chấp nhận giả thiết H0, không có sự khác biệt về đánh giá giữa các các loại hình doanh nghiệp về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT.
2.4.4.3. Kiểm định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản thu thuế GTGT giữa các DN có vốn đăng ký kinh doanh khác nhau
Với giả thuyết rằng các doanh nghiệp có vốn đăng ký doanh khác nhau sẽ có đánh giá khác nhau về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT, ta có giả thuyết:
- H0 – Không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đăng ký doanh;
- H1 – Tồn tại ít nhất một sự khác biệt giữa các các doanh nghiệp có vốn đăng ký doanh;
Nếu: Sig. > 0,05: Chấp nhận giả thuyết Ho
Sig. < 0,05: Chấp nhận giả thuyết H1
Bảng 2.20. Kiểm định giá trị trung bình giữa các doanh nghiệp có vốn đăng ký doanh về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế
GTGT
Nhân tố
Mức độ đánh giá theo loại hình doanh nghiệp
One-Way ANOV
A Dưới 1 tỷ
Từ 1