PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4.5. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Mỏ Cày Bắc qua điểm trung bình đánh giá của doanh nghiệp
Thực trạng hiệu quả quản lý thu thuế GTGT theo đánh giá của doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện với qui ước sử dụng thang đo Likert 5 bậc để đo lường mức độ đánh giá của doanh nghiệp. Thực hiện phương pháp thống kê mô tả 20 biến quan sát trong thang đo tại Chi cục Thuế huyện Mỏ Cày Bắc, kết quả thống kê chỉ ra rằng tất cả các tiêu chí (biến quan sát) nêu ra đều được DN đánh giá với mức điểm trung bình đều lớn hơn 3. Các tiêu chí đều có giá trị điểm đánh giá trung bình (Mean) nằm trong khoảng từ 3,17 đến 3,87; trong đó tập trung nhiều ở mức trên 3,5. Điều này cho thấy, nhìn chung hiệu quả quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện được đánh giá thông qua các tiêu chí trong thang đo đạt mức
độ trên trung bình với chất lượng được doanh nghiệp đánh giá khá tốt.
Để hiểu rừ hơn về thực trạng hiệu quả cụng tỏc quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Mỏ Cày Bắc, nghiên cứu đi sâu phân tích điểm đánh giá của doanh nghiệp qua từng nhân tố mới trong thang đo, bao gồm 4 nhân tố với 20 biến quan sát đã được xây dựng và kiểm định ở các phần trên:
Nhân tố F1: Công tác thu và quản lý nợ thuế
Đây là nhân tố bao gồm 5 biến quan sát trong thang đo, được doanh nghiệp đánh giá với mức điểm trung bình nhóm nhân tố này đạt 3,66 điểm, chứng tỏ doanh nghiệp khá tin cậy về công tác thu và quản lý nợ thuế mà Chi cục Thuế thực hiện.
Bảng 2.21. Điểm đánh giá về nhân tố Công tác thu và quản lý nợ thuế ST
T Tiêu chí Điểm
trung bình
1 Việc nộp thuế qua ngân hàng, KBNN 3.71
2 Biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 3.65 3 Việc xử phạt nộp chậm đối với các doanh nghiệp nợ thuế 3.64
4 Quy trình quản lý nợ thuế 3.67
5 Qui định về thời gian nộp tiền thuế vào NSNN 3.63 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS) Theo kết quả khảo sát, điểm trung bình các biến quan sát đều ở mức trên trung bình, trong đó yếu tố Việc nộp thuế qua ngân hàng, KBNN là 3,71. Điểm mạnh này cần được phát huy hơn nữa. Còn lại nội dung về quy trình, thời gian nộp thuế, xử phạt nộp chậm và biện pháp quản lý nợ thuế từ 3.63 đến 3,67 không có sự chênh lệch quá nhiều cần cố gắng nâng cao hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ thuế.
Nhân tố F2: Công tác đăng ký, kê khai thuế
Có 5 yếu tố đánh giá về công tác đăng ký, kê khai thuế với điểm trung bình chung đạt 3,68 điểm.
Bảng 2.22. Điểm đánh giá về nhân tố Công tác đăng ký, kê khai thuế ST
T Tiêu chí Điểm
trung bình 1 Việc quy định thời gian nộp tờ khai thuế 3.75 2 Phần mền tin học hỗ trợ kê khai và mã vạch hai chiều 3.49
3 Thuế suất thuế GTGT 3.60
4 Mức độ thuận tiện về thủ tục đăng ký, kê khai thuế 3.67 5 Về việc xử phạt đối với trường hợp nộp chậm tờ khai thuế 3.87
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS) Tất cả các yếu tố đều được đánh giá với mức điểm có thể nói trên trên 3,5 (riêng về vấn đề phần mền tin học hỗ trợ kê khai là 3,49). Đó là nhờ Chi cục Thuế đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai kế thuế. Vì thế các yếu tố này đã góp phần nâng hiệu quản công tác quản lý thuế. Vì thế, Chi cục cần quan tâm phát huy hơn nữa nhân tố này. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa yếu tố về con người để có thể ngày càng mang hiệu quả tốt hơn.
Nhân tố F3: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Các thang đo lường của Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế dựa trên 5 khía cạnh đó là: Hỗ trợ khi gặp thắc mắc về chính sách thuế; Việc tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN; Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN; Thông tin từ website ngành thuế; Tinh thần, thái độ phục vụ,.. của cán bộ tuyên truyền. Điểm trung bình chung của nhóm nhân tố này đạt 3,25 điểm.
Bảng 2.23. Điểm đánh giá về nhân tố Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
STT Tiêu chí Điểm trung bình
1 Hỗ trợ khi gặp thắc mắc về chính sách thuế 3.38 2 Việc tập huấn, đối thoại, cung cấp tài liệu cho DN 3.25
3 Trang thiết bị phục vụ, hỗ trợ DN 3.17
4 Thông tin từ website ngành thuế 3.19
5 Tinh thần, thái độ phục vụ,.. của cán bộ tuyên truyền 3.26 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS)
Doanh nghiệp đánh giá khá thấp sự sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp vướng mắc về Thuế: 3,17 đánh giá thấp nhất về trang thiết bị hỗ trợ, điều này cũng do huyện mới thành lập nên chưa được quan tâm nhiều về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ. Ngoài ra thông tin từ website ngành thuế cũng bị đánh giá thấp do việc cập nhật thông tin của ngành còn hạn chế. Chi cục thuế cần sớm cải thiện vấn đề về việc hỗ trợ người nộp thuế mà nhất là đối với doanh nghiệp bởi nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhận thức nghĩa vụ nộp thuế, cũng như viêc cập nhật các thông tin mới về chính sách thuế.
Nhân tố F4: Công tác kiểm tra thuế
Bảng 2.24. Điểm đánh giá về nhân tố Công tác kiểm tra thuế
STT Tiêu chí Điểm trung
bình 1 Thời gian kiểm tra thuế tại doanh nghiệp 3.76 2 Ảnh hưởng của kiểm tra đến tình hình sản xuất kinh
doanh 3.75
3 Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3.61
4 Nội dung kiểm tra của cơ quan thuế 3.70
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu với SPSS) Thành phần này được đánh giá bởi 4 yếu tố: Nội dung kiểm tra của cơ quan thuế; Thời gian kiểm tra thuế tại doanh nghiệp; Ảnh hưởng của kiểm tra đến tình hình sản xuất kinh doanh; Xử lý vi phạm các quy định về thuế. Nhóm nhân tố này được Doang nghiệp đánh giá khá cao với điểm trung bình chung của nhân tố này là 3,7 điểm. Doanh nghiệp đánh giá cao việc kiểm tra thuế, cả về nội dung kiểm tra cũng như việc kiểm tra không ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh, ngoài ra thời gian kiểm tra được đánh giá cao nhất 3,76 cho thấy sự hợp lý trong quá trình kiểm tra của Chi cục thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu khái quát tình hình kinh tế – xã hội của huyện giai đoạn 2011-2013, hiện trạng về mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý của Chi cục thuế huyện.
Khái quát tình hình quản lý DN trên địa bàn thành phố. Tình hình thu ngân sách của thành phố giai đoạn 2011-2013. Đồng thời, phân tích ý kiến đánh giá của các DN đối với cơ chế quản lý thuế hiện nay về việc kê khai đăng ký thuế, nộp thuế của DN theo cơ chế tự khai, tự nộp. Phân tích các mặt tích cực, thuận lợi cũng như thành tích của Chi cục thuế trong thời gian qua. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu phân tích các mặt còn tồn tại, bất cập cả về phía cơ quan thuế, người nộp thuế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC