Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trờng Theo quy định của Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTCT-BTNMT-BNV,

Một phần của tài liệu Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 38)

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Thứ nhất, trình UBND huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện) các văn bản hướng dẫn việc thực hiện cỏc chớnh sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường;

Thứ hai, trình UBND cấp huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt;

Thứ ba, giúp UBND cấp huyện lập quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ hàng năm; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ và tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt;

Thứ tư, thẩm định và trình UBND cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ của xã, phường, thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt;

Thứ năm, trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ, chuyển QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện và tổ chức thực hiện;

Thứ sỏu, quản lý và theo dừi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng SDĐ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường;

Thứ bảy, tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai;

Thứ tám, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai;

Thứ chín, lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường;

Thứ mười, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;

Thứ mười một, tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;

Thứ mười hai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường;

Thứ mười ba, báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường;

Thứ mười bốn, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn;

2.3.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trờng a. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ và nhiệm vụ được giao, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định về tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn;

Biên chế của cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo phân cấp của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

Phòng Tài nguyên và Môi trờng làm việc theo chế độ thủ trởng, có Trởng phòng và các Phó Trưởng phòng. Trởng phòng là ngời đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm quản lý, phân công nhiệm vụ cho các Phó Trởng phòng và các bộ phận chuyên trách; tham mu, điều hành mọi hoạt động quản lý nhà nớc về tài nguyờn và mụi trờng trờn địa bàn cấp huyện; đồng thời trực tiếp theo dừi phụ trách một số lĩnh vực công tác thanh ta, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về tài nguyên và môi trờng. Trởng phòng chịu trách nhiệm trớc Chủ tịch UBND cấp huyện về các nhiệm vụ, hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm trớc Giám

đốc Sở Tài nguyên và Môi trờng về công tác chuyên môn;

Phó Trởng phòng là ngời giúp việc cho Trởng phòng, đợc phân công phụ trách một số bộ phận chuyên môn và trực tiếp theo dừi, chỉ đạo một số công việc của Phòng, đợc uỷ quyền xử lý công việc khi Trởng phòng đi vắng, hoặc giải quyết một số công việc của Trởng phòng, chịu trách nhiệm trớc Trởng phòng và cấp trên về công tác đợc giao

b. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ

Công tác chuyên môn của Phòng Tài nguyờn và Mụi trường đợc giao cho các bộ phận (hay các tổ) đảm nhiệm thực hiện, trong đó các bộ phận chuyên

trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc về đất đai bao gồm: (i) Bộ phận chuyên trách về công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ, giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất; (ii) Bộ phận chuyên trách về công tác đăng ký đất đai; quản lý, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tham gia công tác đo

đạc và bản đồ; thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, SDĐ; (iii) Bộ phận chuyên trách thực hiện công tác chuyển QSDĐ.

2.4. chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính CẤP xã

Một phần của tài liệu Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w