HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
3.2. Các yêu cầu hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Yêu cầu là đòi hỏi của thực tế đặt ra. Đối với kế toán bán hàng, việc hoàn thiện là không nằm ngoài mục đích đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà nước, của ngành và của chính bản thân doanh nghiệp. Các giải pháp đưa ra để hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh muốn có tính thực thi cao thì yêu cầu đặt ra là:
- Yêu cầu tuân thủ và góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Hệ thống văn bản pháp quy Nhà nước về kế toán như Luật Kế toán, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, chế độ kế toán… phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ và phù hợp với điều kiện hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực riêng. Đây là những căn cứ pháp lý, điều kiện tiên quyết cho tổ
chức kế toán tại doanh nghiệp thương mại. Do vậy, khi nghiên cứu hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nhất thiết phải căn cứ những quy định, hướng dẫn trên để xây dựng cho phù hợp. Doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi chế độ kế toán áp dụng khi được sự cho phép của cơ quan thuế. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006. Còn đối với doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn thì áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện kinh doanh ổn định ít nhất là hai năm. Trong trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa thì phải báo cho cơ quan thuế biết. Các giải pháp hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng còn phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, việc hoàn thiện kế toán toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ngoài chịu sự chi phối, đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan thì các giải pháp nghiên cứu cũng cần đưa ra những vấn đề chưa hoàn thiện của các quy định pháp luật về chính sách tài chính, kế toán hiện hành.
- Yêu cầu thống nhất
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu thống nhất giữa bộ phận kế toán công ty với đơn vị kế toán cơ sở về phương pháp kế toán hàng tồn kho, trích khấu hao tài sản cố định, thống nhất về việc sử dụng tài khoản, về nội dung, tên gọi, mẫu sổ….
Đảm bảo yêu cầu này thì công tác tổng hợp số liệu đồng bộ hơn.
- Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu tiết kiệm về thời gian, về chi phí. Phải làm sao các giải pháp khi thực hiện sẽ giảm bớt khối lượng ghi chép, giảm bớt viêc duy trì một bộ máy kế toán cồng kềnh trong khi đó diện tích văn phòng ngày càng thu hẹp. Các giải pháp đưa ra phải làm sao cho chi phí không qua lớn mà đem lại hiệu quả cao. Mọi nguồn lực là có hạn không tiết kiệm sẽ không có lợi nhuận.
Mà mục tiêu của quản lý là đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Yêu cầu phù hợp với cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính hiện hành
Các doanh nghiệp thương mại ngoài việc phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành còn phải tuân thủ các cơ chế chính sách tài chính, cơ chế quản lý khác đặt ra cho từng ngành nghề, từng loại hình doanh
nghiệp…Mặt khác các giải pháp nghiên cứu cũng cần đưa ra những điểm chưa hoàn thiện của cơ chế, chính sách hiện hành để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.
Mỗi một đất nước có các cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của từng thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố chính trị, xã hội, tôn giáo, phong tục, tập quán,... của nước đó. Các doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo luật định, cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của Bộ, ngành quản lý đối với hoạt động kinh doanh của DN mình. Do vậy việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải phù hợp với cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính hiện hành mà Chính phủ, Bộ ban hành cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại đang có hiệu lực.
- yêu cầu phải phù hợp với đặc điểm điểm tổ chức KD của DN thương mại Đối với doanh nghiệp thương mại: Với chức năng là trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng nên doanh nghiệp thương mại có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hàng hoá cho người tiêu dùng. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, quá trình lưu chuyển hàng hoá được diễn ra như sau: Mua vào- Dự trữ - Bán ra, trong đó bán hàng hoá là khâu cuối cùng nhưng lại có tính chất quyết định đến khâu trước đó. Bán hàng quyết định xem doanh nghiệp có nên tiếp tục mua vào hay dự trữ nữa hay không? số lượng là bao nhiêu?.... Vậy bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp thương mại cần hướng tới và rất quan trọng, nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng nghiệp vụ bán hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt. Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra được chỗ đứng cho riêng mình trên thương trường cũng như mỗi doanh nghiệp thương mại cần
phải tìm ra được biện pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng để đứng vững và ngày càng phát triển hơn trong thị trường này. Doanh nghiệp thương mại cần quan tâm tới chất lượng hàng hoá, giá cả, các dịch vụ sau bán, chính sách thu hút khách hàng (quảng cáo, tiếp thị, giảm giá..)
Nếu trong kinh doanh, quá trình bán hàng được thực hiện trôi chảy thì các quá trình khác cũng sẽ được thực hiện tốt do chúng có mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp
3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán