Điều kiện phát triển kinh tế xã hội 1. Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn xã đông hoàng huyện đông sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 37 - 47)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội 1. Dân số và lao động

Dân số

Tổng dân số của xã tại thời điểm 2010 là 5526 người và đến năm 2014 dân số trung bình xã tăng lên 5965 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 0,55%, 100% là dân tộc kinh, số khẩu sống bằng nghề nông nghiệp là 5356 khẩu chiếm 90% dân số, khẩu phi nông nghiệp 609 khẩu chiếm 10% dân số.

.

Bảng 01: Dân số trung bình xã Đông Hoàng giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Người

Dân số trung bình Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 5526 5716 5766 5818 5965

- Nam 2941 3024 3151 3189 3231

- Nữ 2585 2692 2615 2629 2734

Nguồn: Ttheo thống kê của UBND xã Đông Hoàng

Lao động

Nguồn lao động trong xã khá dồi dào, năm 2014 tổng số lao động trong độ tuổi là 2265 người. Trong đó, lao động nông nghiệp ngày càng giảm chiếm khoảng 79,24%, lao động phi nông nghiệp chiếm 20,76%. Trong những năm gần đây, do có sự chuyển đổi một số ngành nghề nên đã giải quyết được việc làm cho lao động của xã, góp phần tăng thu nhập trung bình của người lao động, từ 5,3 triệu đồng/người năm 2008 lên 9,5 triệu đồng/người năm 2013 và 11 triệu đồng/người năm 2014.

Bảng 02: Thực trạng lao động xã Đông Hoàng trong giai đoạn 2010 - 2014 ST

T Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1 Dân số Người 5526 5716 5766 5818 5965

2 Dân số trong độ

tuổi lao động Người 2465 2588 2658 2785 2876

3 Tỷ lệ so với dân

số (3=2/1) % 44,61 45,27 46,09 47,87 48,21

4 Lao động nông

nghiệp Người 2139 2216 2257 2328 2366

5 Lao động phi

nông nghiệp Người 326 372 401 457 510

Nguồn: Theo số liệu thống kê xã Đông Hoàng Nguồn: theo thống kê của UBND xã Đông Hoàng 2.1.2.2. Đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 514,98 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 331,99 ha chiếm 64,47% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 180,03 ha chiếm 34,96%. Hiện nay đất sử dụng cho phát triển hạ tầng là 96,24 ha chiếm 18,69%.

Bảng 03: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã ST

T Mục đích sử dụng

Hiện trạng Diện tích

(ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 514,98 100

1 Đất nông nghiệp 331,99 64,47

2 Đất phi nông ngiệp

- Đất ở

- Đất phát triển hạ tầng

- Đất nghĩa trang, nghĩa đại

- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

- Đất di tích

- Đất khác

180,03 46,66 96,24 4,41 27,97

0,12 4,63

34,96 9,06 18,69

0,86 5,43 0,02 0,9

3 Đất chưa sử dụng 2,96 0,57

Nguồn: Địa chính UBND xã Đông Hoàng cuối năm 2013 2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có những bước tiến đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã, đó là do các hộ nhân dân quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật, kết hợp với trình độ thâm canh được nâng lên, cây vụ đông được đưa vào trồng xen trên diện tích đất 2 vụ lúa ngày càng nhiều với các loại cây rau có giá trị kinh tế cao, ngành chăn nuôi đang dần phát triển theo hướng công nghiệp.

Cùng với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước tiến đáng kể, tuy nhiên sản xuất công nghiệp mới chỉ là bước đầu nên đang còn gặp nhiều khó khăn, về kế hoạch và vốn đầu tư.

Xã đã tập trung triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Đến nay đã đạt được một số kết quả như sau:

- Năm 2010 tổng giá trị sản phẩm đạt 44,06 tỷ đồng. Bình quân giá trị sản xuất kinh doanh, thu nhập đầu người khoảng 13,5 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 12%/năm.

- Năm 2011 tổng giá trị sản phẩm đạt 56,66 tỷ đồng. Bình quân giá trị sản xuất kinh doanh, thu nhập đầu người khoảng 15,5 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,5%/ năm.

- Năm 2012 tổng giá trị sản phẩm đạt 62,78 tỷ đồng. Bình quân giá trị sản xuất kinh doanh, thu nhập đầu người khoảng 17 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14%/ năm.

- Năm 2013 tổng giá trị sản phẩm đạt 70,05 tỷ đồng. Bình quân giá trị sản xuất kinh doanh, thu nhập đầu người khoảng 19,5 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,5%/ năm. Năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng/năm tăng 8 triệu đồng/năm so với năm 2010.

Cụ thể được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 04: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế St

t Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 Năm

2011 Năm

2012 Năm

2013 Năm 2014 1 Tốc độ tăng trưởng kinh

tế % 11 12,5 13,3 14,5 15,5

2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

- Nông lâm nghiệp % 75 70 63 55 45

- CN - Tiểu thủ công

nghiệp % 15 15 17 20 27

- Thương mại – dịch vụ % 10 15 20 25 28

3 Tổng giá trị sản xuất Tỷ. đ 44,0

6 56,66 62,78 70,05

4 Thu nhập bình quân năm Triệu. đ 13,5 15,5 17 19,5 21,5 6 Bình quân lương thực đầu

người Kg/năm 678 682 734 778 852

Nguồn: UBND xã Đông Hoàng

Sơ đồ 1: Cơ cấu kinh tế xã Đông Hoàng 2014

Nguồn: UBND xã Đông Hoàng Là xã đồng bằng nên nền kinh tế của xã phát triển chủ yếu là nông nghiệp với các hình thức là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá còn chậm, sản xuất với quy mô nhỏ, chưa tập trung. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích còn thấp, thiếu tính bền vững. Năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, xã đã dần định hướng được việc chuyển dịch cơ cấu sang tiểu thủ công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong xã.

Mặt khác, trên địa bàn xã đang hình thành một số ngành phụ truyền thống phát triển khá phong phú như: làm mộc, hàn, may mặc đồng thời du nhập nghề mới với 32 cơ sở chế tác đá trang sức, thu hút 687 lao động, hàng năm đem lại doanh thu khá lớn cho xã và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tổng thu nhập từ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 27% tổng thu nhập trong năm.

Tuy nhiên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của xã, quy mô còn nhỏ lẻ, thiết bị đầu tư khai thác còn thô sơ, chất lượng sản xuất chưa có giá trị cao trên thị trường.

Song song với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì dịch vụ thương mại trong những năm gần đây của xã cũng có nhiều đổi mới. Tổng thu nhập từ dịch vụ, thương mại chiếm 28% tổng thu nhập trong năm.

Tuy nhiên hình thức kinh doanh còn đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, mặt hàng kinh doanh chưa đa dạng.

2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Giáo dục đào tạo

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong thời gian qua được xem là phát triển khá toàn diện, chất lượng giáo dục luôn được coi trọng và chuyển biến tích cực. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, xây trường học thân thiện, học sinh tích cực; duy trì 3 nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy học tại trường. Hiện nay toàn xã có 1 trường mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường Trung học Cơ sở. Tổng diện tích: 14627m2, được xây dựng tại thôn 4. Trường tiểu học đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Với vị trí, quy mô

đất đai, quy mô xây dựng, chất lượng công trình tương đối ổn định đã đáp ứng yêu cầu sử dụng của học sinh hiện nay. Hằng năm, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%, tỷ lệ huy động các cháu mẫu giáo đến trường đạt 94,8%.

Trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, hội trang trại và làm vườn Thanh Hóa, các công ty tư vấn xuất khẩu lao động… mở 40 lớp truyền thông giáo dục pháp luật, tư vấn xuất khẩu lao động,… với hơn 3.500 lượt người tham gia.

Cơ sở y tế

Hiện tại xã có 1 trạm y tế phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người dân với tổng diện tích của trạm y tế hiện nay là 1800 m2, diện tích đất y tế bình quân trên đầu người là 0,35m2. Đáp ứng đủ diện tích theo chỉ tiêu quy định. Hệ thống trạm y tế có 14 phòng ( 1 phòng trực, 1 văn phòng, 1 chức năng và các phòng còn lại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của nhân dân).

Đội ngũ cán bộ y tế gồm 4 người, trong đó: 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng, 2 hộ sinh và toàn xã có 10 y tá thôn. Khuôn viên trạm y tế xã đã có vườn thuốc nam nhưng chưa đầy đủ.

Hoạt động của tram y tế xã được duy trì tốt, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, số bệnh nhân đến khám tại trạm 5 năm qua là 32.789 lượt người. Trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ tạm thời đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong xã.

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 60%, xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A đạt 100%, tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm con 13% (năm 2010 là 18,5%).

 Văn hóa tâm linh: (Nhà tưởng niệm, di tích lịch sử …) Hiện nay trên địa bàn xã có các công trình văn háo tâm linh:

Bảng 05: Tổng hợp hiện trạng công trình văn hóa tâm linh của xã năm 20102013

TT Tên công trình Vị trí

Diện tích

(m2) Hiện trạng 1 Đền thờ thần rắn Gần nhà ông Đặc thôn

4 1000 Mộ bia thờ

2 Giếng Chùa Gần trường Cấp 1 400 Giếng xây đá

3 Đền ông Độc Giác Cửa Nghè Thôn 10 1200 Xuống cấp 4 Miếu thờ Thành Hoàng

Làng Cạnh nhà văn hóa

thôn 8 100 Mới cải tạo

Nguồn: UBND xã Đông Hoàng

Giao thông đường bộ nông thôn

Nhìn chung hệ thống giao thông trong xã tương đối khép kín, nối liền tất cả các xóm tới trung tâm xã và các xã lân cận bằng các tuyến đường đã được bê tông hóa, nhựa hóa và cấp phối khá thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao lưu kinh tế.

Đường trục xã, liên xã dài 5,73km đã cứng hóa 100% nhưng bề rộng mặt cắt ngang đường chưa đạt chuẩn, cần cải tạo, mở rộng, nâng cấp để đạt tiêu chí NTM (tiêu chí NTM áp dụng cho tuyến đường trục xã, liên xã là Bn=6,5m, Bm=3,5m).

Đường thôn, xóm tổng chiều dài 21,1 km đã cứng hóa 85%, nhưng bề rộng mặt đường chưa đủ theo tiêu chí NTM nên trong thời gian tới cần mở rộng mặt đường để đạt tiêu chí NTM (tiêu chí NTM áp dụng cho tuyến đường trục thôn, liên thôn là Bm=3m, Bn=4m).

Bưu điện, thông tin liên lạc, đài truyền thanh

Đến nay xã đã có 1 điểm bưu điện văn hóa trung tâm, với diện tích 200m2, đặt tại thôn 4, sóng di động đã được phủ trên toàn xã, chất lượng phục vụ viễn thông được cải thiện, công tác thông tin liên lạc phục vụ tốt cho các hoạt động của xã. Bên cạnh đó bưu điện văn hóa xã còn thường xuyên cung cấp các thông tin qua báo chí và các văn bản, phòng đọc cho người dân tại đây.

Xã có 11 cụm loa thu phát trải đều trên các điểm dân cư. Thường xuyên phát sóng truyền thanh các vấn đề và các thông tin các chủ trương chính sách cho nhân dân. Đài truyền thanh là công cụ thông tin tuyên truyền đắc lực và hiệu quả nhất trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp uỷ, chính quyền nhanh chóng, kịp thời sâu rộng đến với người dân, hệ thống đài

truyền thanh xã được đặt tại trung tâm. Tuy nhiên hệ thống truyền thanh đã đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp chất lượng truyền tin kém cần được đầu tư, nâng cấp, thay thế.

Hệ thống điện, nước

Xã Đông Hoàng cơ bản đã xây dựng mạng lưới điện hoàn chỉnh. Hiện nay, xã có 5 trạm biến áp, công suất đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân, các tuyến hạ thế được đưa vào có hiệu quả. Trong những năm gần đây, hệ thống nguồn và lưới điện đang được tập trung đầu tư phát triển mạnh. Xã đã hoàn thành chương trình điện khí hóa nông thôn, đến nay 100% hộ dân đã dùng điện sinh hoạt.

Bảng 06: Hiện trạng trạm biến áp của xã năm 2013 T

T Tên trạm Công suất

(KVA) Vị trí Quy mô

1 Trạm 1 180 Thôn 4 Sử dụng bình thường

2 Trạm 2 350 Sau ao xóm 2+3 Sử dụng bình thường

3 Trạm 3 180 Học Thượng Thôn 1 Sử dụng bình thường

4 Trạm 4 100 Cồn Trôi Thôn 9 Sử dụng bình thường

5 Trạm 5 180 Làng cẩm tú Sử dụng bình thường

Nguồn: UBND xã Đông Hoàng

Trên địa bàn xã chưa có hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của xã là giếng khoan và được xử lý qua bể lọc gia đình. Nhìn chung, nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Và hệ thống thoát nước của xã cũng chưa được hoàn chỉnh, thiếu các công trình xử lý nước thải. Hạ tầng kỹ thuật thoát nước dân cư trong các làng xóm chưa được quy hoạch, đầu tư tập trung, toàn bộ nước thải sinh hoạt của nhân dân được thải trực tiếp ra các ao, hồ, kênh rạch đang có nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.

Hạ tầng nông nghiệp nông thôn

Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp xã Đông Hoàng chủ yếu được cung cấp từ sông Hoàng, sông B10, sông B310, sông B510, sông B510B và 1 trạm bơm công suất 1000m3/h.

Hệ thống kênh mương tưới tiêu với tổng chiều dài 48,5km, đã cứng hóa 4,1km đạt 8,4%, còn lại là kênh đất trong kỳ nâng cấp hệ thống kênh mương, để đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất.

Hệ thống mương tiêu Lý Hoàng, Hoàng Khê, Rọc Xi, Đồng trộp. Hệ thống mương liên thôn bố trí khá phù hợp với quy mô đồng ruộng đảm bảo nhu cầu sử dụng của nhân dân trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.2.5. Tình hình thu chi ngân sách của xã Đông Hoàng giai đoạn 2010 – 2014 Trong giai đoạn vừa qua công tác thu ngân sách được chỉ đạo kịp thời từ các cấp, các ngành đến các đối tượng, thu ngay từ đầu năm cũng như thường xuyên nên mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng thu ngân sách trên địa bàn toàn xã tăng lên qua các năm, tạo điều kiện tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung trong đó có GTNT. Theo số liệu thống kê, kết quả thu, chi ngân sách của xã Đông Hoàng trong giai đoạn 2010 – 2014 như sau:

Bảng 07: Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn xã Đông Hoàng giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 1.Tổng thu ngân sách 4.492 5.725 6.055 6.110 7.721 14,5 2.Tổng chi ngân sách 3.642 4.194 4.730 4.847 5.116 8,9 Trong đó: 4. Chi ngân

sách cho phát triển GTNT

44,41 58,74 69,68 79,75 76,55 14,58

5. Tỷ lệ chi ngân sách phát triển GTNT/ tổng chi ngân sách (%)

1,22 1,40 1,47 1,65 1,50 5,3

3.Chênh lệch = (1 - 2) 850 1.531 1.325 1.263 2.605 32,31 Nguồn: Báo cáo thu, chi ngân sách cuối năm 2010 - 2014 xã Đông Hoàng Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn xã có xu hướng tăng đều qua các năm;

mức tăng lên của thu ngân sách trong giai đoạn 2010 – 2014 của xã luôn luôn cao hơn mức tăng của chi ngân sách. Điều này làm cho mức chênh lệch của thu chi ngân sách cũng tăng lên hằng năm, cụ thể năm 2010 mức chênh lệch thu, chi là 850 triệu đồng, đến năm 2014 mức chênh lệch đạt 2605 triệu đồng tức là tăng lên gấp lần so với năm 2010. Trong những năm vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, các cấp, các ngành cũng như toàn thể nhân dân, các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ và các hoạt động kinh tế khác được chú trọng phát triển hơn, đem lại nguồn thu cho ngân sách xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân có xu hướng tăng nhưng chưa cao lắm đạt 14,5%, và chi là 8,9%. Tóm lại tình hình kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn xã đang dần được ổn định và ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn. Đó cũng là động lực để các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân xã Đông Hoàng cần cố gắng hơn trong

việc sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp xây dưng cơ sở hạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn xã đông hoàng huyện đông sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w