CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT
3.2.1. Giải pháp huy động tối đa các nguồn vốn
3.2.1.1. Thu hút vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm NS trung ương, NS tỉnh, huyện, xã) Nguồn vốn tiết kiệm của NSNN được xác định là nguồn vốn chủ đạo và quan trọng trong việc cung ứng vốn đầu tư và đảm bảo sự phát triển cho lĩnh vực công cộng trong đó có CSHT – GTNT.Tuy nhiên, cũng cần có sự phân cấp giữa ngân sách địa phương hỗ trợ, ngân sách Trung ương, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, vốn huy động từ cộng đồng dân cư. Vốn ngân sách trung ương cần được hỗ trợ và tập trung cao ở các tuyến đường mà điều kiện kinh tế - xã hội còn lạc hậu, cho các hệ thống công trình đầu mối của địa phương và hỗ trợ nhiều hơn cho quy hoạch mở rộng, nâng cấp, bảo dưỡng mạng lưới GTNT xã, thôn…
Tổ chức các hoạt động quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; các mục tiêu cần đạt được trong xây dựng nông thôn mới; mức độ, hình thức tham gia đóng góp của nhân dõn và cộng đồng để nhõn dõn và cộng đồng hiểu rừ chủ động và tự giỏc tham gia, đồng thời qua tuyên truyền tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đòi hỏi một số lượng vốn rất lớn mà không thể trông chờ vào một nguồn cung cấp. Trên địa bãn xã Đông Hoàng, đầu tư ngân sách Nhà nước cho cơ sở hạ tầng GTNT trong thời gian qua cũng chiếm mức khá nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Đến năm 2020, xã Đông Hoàng xác định tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT phải đạt khoảng 4.745,66 triệu đồng, trong đó vốn NSNN chiếm khoảng 57,75% . Để đạt được mục tiêu đó xã cần phải có những giải pháp thiết thực hơn để đảm bảo sự phát triển CSHT – GTNT.
Thuế là hình thức thu chủ yếu tạo ra đại bộ phận thu nhập của NSNN. Cần triệt để thu thuế và phí để tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Việc thu phí, thuế, lệ phí phải
dựa trên cơ sở bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo việc thu thuế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đóng góp của đối tượng nộp, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư…
Tiết kiệm trong chi ngân sách Nhà nước cũng là một giải pháp có thể giải quyết được nhiều nhu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo điều kiện tăng tỉ trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng từ ngân sách Nhà nước.
Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước cần được bố trí một cách hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển phải cao hơn tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, và tốc độ tăng chi sự nghiệp kih tế - xã hội phải cao hơn tốc độ tăng chi quản lý Nhà nước và chi khác.
Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách phù hợp động viên các nguồn thu cho ngân sách địa phương, cơ sở và dành một tỷ lệ thỏa đáng các nguồn thu này để đầu tư cho GTNT tại chỗ. Cần phát huy tiềm năng vốn có từ các nguồn tài nguyên quốc gia và tài sản công còn đang bị bỏ phí… Có thể nói đây là một giải pháp mang tính chiến lược trong phát triển nông thôn nói chung và CSHT GTNT nói riêng trong thời gian tới. Đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa tạo lập cơ sở, hình thành đòn bẩy cho một tiến trình phát triển mới ở nông thôn, làm nòng cốt trong việc thay đổi về chất trong Phuong thức phát triển CSHT GTNT trong điều kiện mới.
3.2.1.2. Thu hút nguồn vốn từ khu vực dân cư
Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trong những năm tới còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó nguồn nhân lực trong nông thôn khá dồi dào và lao động nông thôn còn dư thừa nhiều. Do đó, huy động nguồn vốn đầu tư và nguồn lực trong dân ở một chừng mực nào đó cho phát triển CSHT GTNT là hết sức cần thiết. Do đó cần tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích người dân cùng với nhà nước tham gia đầu tư, điều này không chỉ tranh thủ được các nguồn lực trong dân mà còn nâng cao được trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và nâng cao hạ tầng giao thông, hơn nữa có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng công trình giúp nhà nước có điều kiện đầu tư vào các vùng khácĐể huy động được nguồn tài chính trong dân cần thực hiện:
Thứ nhất, việc huy động dù của cộng đồng thôn xóm hay của xã cũng đều phải dựa
trên căn bản những quy định mang tính chất Nhà nước và trong khuôn khổ pháp lý.
Thứ hai, việc huy động xây dựng mạng lưới giao thông trong phạm vi xã là thuộc cộng đồng làng xã, vì thế các dự án xây dựng cũng như việc huy động tiền vốn và vật chất phải được bàn bạc dân chủ trong dân, trong các tổ chức xã hội, trong Đảng bộ và trong HĐND. Đồng thời mọi hoạt động xây dựng phải được công khai, minh bạch.
Thứ ba, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phải tuân theo trình tự và thủ tục xây dựng do Nhà nước ban hành. Nhất thiết phải có quy hoạch, thiết kê, luận chứng kinh tế kỹ thuật. Trong tổ chức phải thành lập ban quản lý dự án, xây dựng tách khỏi UBND với tư cách là chủ đầu tư và được đặt dưới sự kiểm soát của HĐND, UBND.
Việc huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân tùy theo khả năng để đóng góp sức người, sức của; phát huy tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp tại địa phương.
Tăng cường huy động vốn góp trong dân như bằng tiền, ngày công, lao động, vật liệu tại chỗ… là một biện pháp hiệu quả để thu hút nguồn vốn tự có, để đầu tư cho chính nhu cầu xây dựng giao thông nông thôn tại địa phương.
Ngân sách tỉnh, huyện, xã cung ứng đủ số lượng xi măng theo kế hoạch cho các xóm.
Vận động sự đóng góp của nhân dân để mở rộng , nâng cấp làm đương bê tông.
Đồng thời huy động sự đóng góp của các cá nhân, các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trên địa bàn xã và các con em địa phương đi làm ăn xa quê hương…cùng tham gia.
Để cho sự góp sức của nhân dân mang lại hiệu quả trong giai đoạn hiện nay cần:
- Khuyến khích và coi trọng hơn nữa các hình thức động viên, đóng góp lao động tự nguyện của dân cư và các tổ chức kinh tê – xã hội khác ở nông thôn, tạo ra ý thức trách nhiệm có tính tự giác, tính văn hóa ở cộng đồng với việc xây dựng và phát triển GTNT.
- Mở rộng các hình thức huy động và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường như: thầu khoán, thuê hoặc hợp đồng nhân công…ở đây lao động sử dụng cho cơ sở hạ tầng cần được quan niệm giống như lao động hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
khác. Điều đó sẽ đảm bảo tính bình đẳng về lợi ích và thu nhập của người lao động, đông thời cũng phù hợp với cơ chế đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Cần gắn chính sách huy động nhân lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT theo cơ chế thị trường với chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ ở nông thôn, coi xây dựng và phát triển GTNT là đối tượng trực tiếp tạo ra việc làm và thu nhập cho bộ phận nhất định dân cư nông thôn.
3.2.1.3. Các nguồn vốn khác
Ngoài ra địa phương có thể huy động vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xã để góp phần vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thì địa phương cần có các chính sách nhất quán, hấp dẫn lâu dài để khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp. Địa phương cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng tại địa phương được tham gia thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp GTNT. Địa phương phải tận dụng sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn xã. Đóng góp vào phát triển GTNT địa phương vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các doanh nghiệp trên địa bàn. Cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích, động viên kịp thời với các tổ chức có đóng góp vật chất, ý tưởng xây dựng công trình GTNT, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ các doanh nghiệp này.
Hiện nay Nhà nước ta chưa có chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào GTNT nên nguồn vốn từ các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư vỡ nhà đầu tư họ chưa thực sự thấy rừ được lợi ớch mà nú mang lại.