Hiệu quả kinh tế xã hộiĐánh giá chung về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn xã Đông Hoàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn xã đông hoàng huyện đông sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

2.3. Hiệu quả kinh tế xã hộiĐánh giá chung về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn xã Đông Hoàng

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thực hiện phương án hoàn thành đầu tư các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ, thúc đẩy hình thành các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kinh tế - xã hội được tăng cường, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, phát triển GTNT là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân trong khu vực nông thôn. Nó tác động sâu rộng và là điểm cầu nối kinh tế các khu vực xích lại gần nhau hơn. Huyện Đông Sơn nói chung và xã Đông Hoàng nói riêng đã đạt được những kết quả cao trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng GTNT, và song song với những kết quả đó là một số tồn tại mà xã vẫn chưa khắc phục được..

2.4.1. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2010 – 2014, với sự quan tâm giúp đỡ và lãnh đạo của Đảng, nhà nước, sự cố gắng của các cấp chính quyền địa phương cùng với sự đóng góp nhiệt tình của toàn thể nhân dân mà hệ thống GTNT trên địa bàn xã Đông Hoàng ngày được thúc đẩy đầu tư phát triển và hoàn thiện hơn trước. Đặc biệt trong thời gian qua xã đã huy động được 4.386,79 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng GTNT có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ xã đã và đang rất quan tâm tới lĩnh vực GTNT nhờ đó đa huy động được nguồn vốn cần thiết để đầu tư vào xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Hệ thống GTNT không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, giai đoạn 2010 – 2014 xã đã nâng cấp, tu dưỡng được 18,24km đường giao thông, xây mới 7 cái cầu và 429 cái cống các loại. Năm 2011 xã có 130 tuyến đường giao thông gồm 7 tuyến liên xã, 123 tuyến liên thôn, xóm và có 220 tuyến đường nộôi đồng.

* Đầu tư phát triển CSHT GTNT đã tác động gián tiếp tới tốc độ phátgóp phần vào phát triển kinh tế của xã Đông Hoàng

Bảng 16: Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã Đông Hoàng giai đoạn 2010 - 2014 T

T Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 Năm

2011 Năm

2012 Năm

2013 Năm 2014 1 Tốc độ tăng trưởng kinh

tế % 11 12,5 13,5 14,5 15,5

2 Thu nhập bình quân đầu

người Triệu.

đ 13,5 15,5 17 19,5 21,5

3 Bình quân lương thực đầu

người Kg/nă

m 678 682 734 778 852

Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã.

Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Đông Hoàng trong giai đoạn 2010 – 2014 có xu hướng tăng đều qua mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 11%, tăng đều theo từng năm từ 1% đến 1,5% và đến năm 2014 đạt 15,5%, tức là đã tăng lên được 4,5% đó là động lực cho nền kinh tế xã phát triển. Điều này chứng tỏ thu nhập bình quân đầu người của người dân cũng tăng lên, nhờ đó hộ

gia đình vừa có điều kiện cải thiện đời sống, vừa có điều kiện tích lũy, đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Cụ thể năm 2010 là 13,5 triệu đồng /người, đến năm 2014 đạt 21,5 triệu đồng/người; bình quân lương thực đầu người cũng có xu hướng tăng lên nhưng chưa thực sự cao năm 2010 là 678kg/người/năm, đến năm 2014 chỉ đạt 852kg/người/năm. Như vậy cơ sở hạ tầng GTNT là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên nó chỉ thể hiện một cách khách quan vì chỉ tiêu GDP nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy do tình hình phát triển GTNT hiện nay trên địa bàn xã Đông Hoàng chưa thực sự tốt, chủ yếu là các tuyến đường mặt cấp phối, bề rộng mặt đường còn nhỏ hẹp các tuyến đường trục thôn, xóm mặt đường rộng chỉ 1m,… giao thông đi lại vẫn chưa đảm bảo làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao lưu buôn bán của người dân hiện nay, do đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cũng bị hạn chế.

* Phát triển GTNT góp phần xóa đói giảm nghèo

Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, kết hợp với chủ trương xuất khẩu lao động 5 năm qua đưa 123 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,..thu nhập tăng, đời sống của nhân dân địa phương được cải thiện. Hầu hết các hộ đều có xe máy và phương tiện nghe nhìn, bình quân cứ 3 hộ thì có 2 hộ có máy điện thoại. Tỷ lệ hộ dùng lưới điện Quốc gia đạt 100%. Như vậy công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm qua có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực.

Theo số liệu điều tra đến cuối năm 2014:

- Số hộ nghèo: 120 hộ, chiếm 9,2% tổng số hộ (năm 2010 là 307 hộ, chiếm 23,6%).

- Số hộ cận nghèo: 44 hộ, chiếm 3,37% tổng số hộ (năm 2010 là 192 hộ, chiếm 9,9%).

Qua đó bộ mặt xã hội nông thôn trên địa bàn xã ngày càng được khởi sắc, điều kiện sinh hoạt của dân cư ngày càng được nâng cao, nhờ có đường nông thôn mà đời sống của người dân trong vùng thực sự được thay đổi. Ngoài ra cùng với kết cấu hạ tầng có sẵn được cải tạo, xây dựng bổ sung như trường học, trạm y tế, phát thanh truyền hình thực sự làm thay đổi bộ mặt xã hội, cải thiện điều sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã.

* Phát triển GTNT góp phần xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Bộ tiêu chí quốc gia này gồm 19 tiêu chí và được chia thành nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tê – xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hoa – xã hội – môi trường và về hệ thống chính trị. Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mỗi vùng, và trong 19 tiêu chí đó có phát triển cơ sở hạ tầng GTNT.

Bảng 17: Hiện trạng GTNT, thủy lợi so với yêu cầu của Quyết định 491/QĐ-TTg St

t Chỉ

tiêu Nội dung chi tiết ĐVT Hiện

trạng Đánh giá

Theo 491/QĐ

-TTg

1 Giao thông

Đường trục xã, liên xã

Tổng chiều dài Km 5,48

100% Đat

Đã cứng hoá Km 5,48 100%

Đường trục thôn,

xóm

Tổng chiều dài Km 21,1 85,1

% Đạt

Đã cứng hoá Km 17,95 70%

Đường trục nội đồng

Tổng chiều dài Km 60,58 3,85

% Đạt

Đã cứng hoá Km 2,33 70%

2 Thuỷ

lợi

Cầu, cống Số lượng Cái 335

Đạt Đáp ứng y/c SX

Cứng hóa Cái 312

Kênh mương

Tổng chiều dài Km 52,95 21,6

%

Đạt Đã cứng hoá Km 7,68 85%

Nguồn: Theo thuyết minh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới Hệ thống GTNT của xã Đông Hoàng là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới GTVT của huyện, có vai trò kết nối các địa bàn dân cư, khu vực…nhằm phục vụ đời sống sản xuất kinh doanh, giao lưu hàng hóa, sinh hoạt, đảm bảo an ninh quốc phòng góp phần quan trọng trong việc giải quyết dân sinh, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xây dựng giao thông nông thôn góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới do Nhà nước phát động, và để hoàn thành chương trình nông thôn mới các thôn, xóm phải cố gắng nổ lực hoàn thiện mọi mặt về đời sống vật chất và xã hội.

* Giảm thiểu tai nạn giao thông

Hệ thống đường GTNT phát triển góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nhiều tuyến đường được xây dựng mới đúng tiêu chuần, đạt chuẩn, được nâng cấp, cải tạo bảo trì và người dân đã tích cực tham gia công tác bảo vệ đường, nhận thức của người dân khi tham gia giao thông ngày càng được nâng cao.

Việc xây dựng, nâng cấp, sữa chữa đảm bảo cho giao thông thông suốt, tránh tình trạng ách tắc đường cho người dân địa phương, cacsc phương tiện thô sơ cũng như cơ giới. GTNT phát triển đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tê – xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị và tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.

* Nâng cao khả năng tiếp cận với các lợi ích có được từ dịch vụ công đối với các vùng nghèo khó

Xã Đông Hoàng cần tập trung phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh, Huyện, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm, từng bước cải thiện đời sống nhân dân và thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn xã.

Bảng 18: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu xã Đông Hoàng giai đoạn 2015- 2020

TT Hạng mục Đơn vị 2015 2020

1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân

hàng năm % 17 18,5

2 Cơ cấu kinh tế % 100 100

Nông nghiệp % 40 35

CN - Tiểu thủ công nghiệp % 28 30

Thương mại - Dịch vụ % 32 35

3 Thu nhập bình quân đầu người/năm Triệu đồng 25 30

Nguồn: Theo thuyết minh quy hoạch xã Đông Hoàng đến năm 2020

Xã Đông Hoàng là xã đồng bằng nên nền kinh tế của xã phát triển chủ yếu là nông nghiệp với các hình thức trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã, năm 2010 nghành nông nghiệp chiếm 75%

và là nguồn thu nhập thu yếu của người dân. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, xã đã dần định hướng được việc chuyển dịch cơ cấu sang tiểu thủ công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong xã, hình thành một số ngành phụ truyền thống phát triển các cơ sở may mặc, làm đá quý... Đông Hoàng đã đề ra kế hoạch thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 40% năm 2015 và 35% năm 2020; tăng cơ cấu CN - tiểu thủ công nghiệp lên 30% và thương mại – dịch vụ là 35% năm 2020.

Đồng thời thực hiện kế hoạch tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 11% năm 2010 lên 17% năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người năm 2015. Để khắc phục đời sống nhân dân và thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn xã thì xã phải đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra trong thời gian tới..

2.4. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT xã Đông

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn xã đông hoàng huyện đông sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w