CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT
3.2.5. Giải pháp chính sách phát triển cơ sở hạ tầng GTNT 1. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật
Con người luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi sự thành công nói chung và tác động to lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng GTNT. Và nguyên nhân làm cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông chưa đạt được hiệu quả cao đó là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tê và kỹ thuật. Hầu hết ở địa phương các cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển kinh tế nông thôn nói chung và quản lý các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng là rất kém. Đội ngũ cán bộ không có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn, hoặc nếu có thì rất hạ chế, trình độ học vấn thấp nên gây ra lãng phí, thất thoát lớn trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn như tham ô tiền đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tiền vật liệu hay mua vật tư
kém chất lượng…trước tình hình đó, trong những năm tới để quá trình đầu tư phát triển cơ sở ha tầng GTNT đạt hiệu quả, cần có những chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý:
Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa trong phương thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án. Đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân..và đặc biệ chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.
Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo ngắn hạn về trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho các cán bộ cấp huyện, xã.
Có chính sách đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận bằng việc cử các cán bộ trẻ đi học, bồi dưỡng kiến thức và thực thi khuyến khích con em địa phương học tập tại các trường đại học, cao đẳng về phục vụ quê hương.
3.2.5.2. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT
Khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, là vấn đề then chốt trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng giao thông, đăc biệt trong xây dựng cơ sỏ hạ tầng GTNT là con đường có hiệu quả đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa kinh tế nông thôn. Trên thực tế ở đất nước ta hiện nay, các thiết bị xây dựng còn lạc hậu, đó cũng là lý do làm cho các tuyến đường vùng nông thôn cũng như thành thị nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ công trình thấp,khả năng chịu lực tải kém…Với yêu cầu tăng mức đầu tư cho các công trình nghiên cứu và phổ cập khoa học công nghệ vào nông thôn nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng GTNT nói riêng, cần thực hiện ngay một số chế độ cụ thể nhằm khuyến khích mạnh mẽ các cán bộ khoa học công nghệ về công tác tại nông thôn.
Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, thi công đơn giản, dể thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật. Huy động các đơn vị, các chuyên giatrong và ngoài nước thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng phù hợp với địa bàn của địa phương. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu các công trình đã có trong và ngoài nước để phù hợp với từng vùng. Xây dựng các trung tâm công nghệ cơ sở hạ
tầng trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Nhà nước cần hỗ trợ một số kinh phí cho tring tâm hoạt động nhằm nghiên cứu thu thập các công nghệ. Bên cạnh đó cần vận động mọi cơ sở, tổ chức ứng dụng các công nghệ có hiệu quả.
3.2.5.3. Cải tiến cơ chế huy động vốn và hoàn vốn
• Đối với cơ chế huy động vốn:
Huy động vốn dựa vào cơ sở tính toán nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn cung ứng của từng lĩnh vực cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế . Đảm bảo thực hiện công tác kế hoạch hóa và điều hàn công tác huy động vốn theo tháng, quý trên cơ sở chỉ tiêu cần đáp ứng.
Đói với ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trích 45% thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để địa phương xây dựng và phát triển nông thôn. Với các công trình lớn cần huy động vốn thông qua nhiều công cụ huy động khác nhau song các công cụ này phải đảm bảo một cách hợp lý giữa thời hạn, phương thức thanh toán, giao dịch, trao đổi về loại tiền huy động. Khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách Nhà nước, cải tiến hệ thống thuế…đây được cho là nguồn vốn cơ bản để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đói với vốn góp của dân, chúng ta huy động cả đóng góp bằng tiền, bằng sức lao động và đóng bằng hiện vật.
• Đối với cơ chế hoàn vốn:
Trong thực tế cho thấy, những năm qua vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước vào phát triển cơ sở hạ tầng GTNT là rất nhỏ bé. Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế hoàn vốn của Nhà nước với vấn đề này cũn chưa rừ rang, làm cho các doanh nghiệp và cá nhân không dám bỏ vốn đầu tư. Mục tiêu hoàn vốn là để tái đầu tư, vì thế cơ chế hoàn vốn phải được tính toán phù hợp với điều kiện của địa phương. Chúng ta phải xác định mức phí sử dụng mà người hưởng lợi từ công trình phải trả sao cho thời gian thu hồi vốn không quá lâu, phí thu hồi được đầy đủ, hấp dẫn được các nhà đầu tư mà lại phù hợp với người sử dụng. Để huy động một nguồn quan trọng này vào phát triển CSHT giao thông nông thôn đòi hỏi Nhà nước cần có chính sỏch đổi mới cơ chế hoàn vốn rừ ràng.
Nếu tư nhân và các doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư xây dựng, bảo dưỡng các con đường giao thông nông thôn, cầu cống…sẽ được quyền thu phí người dân, các phương
tiện qua lại, các đơn vị đóng trên địa bàn có sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn này.