CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT
3.2.3. Giải pháp nâng cao tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển CSHT – GTNT Quản lý giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của công tác quản lysgiao
thông. Hiện nay công tác quản lý và cơ chế, chính sách phát triển giao thông nông thôn vẫn còn những điểm chưa phù hợp. Mô hình và năng lực quản lý giao thông nông thôn của cấp huyện và cấp xã cần được tiếp tục kiện toàn và nâng cao. Trong giai đoạn vừa qua, với chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn, hệ thống giao thông nông thôn đã có bước phát triển khá mạnh, song cũng đã đến lúc cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình và đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới. Một số vấn đề cần phải quan tâm và giải quyết tiếp như chính sách huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn; cơ chế, chính sách bảo trì theo kế hoạch; chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông nông thôn và cung cấp dịch vụ vận tải; chính sách về sử dụng vật liệu và nhân lực tại chỗ trong phát triển giao thông nông thôn. Do đó cần phải nâng cao tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT.
3.2.3.1. Phân cấp quản lý
Cấp huyện
Cấp huyện quản lý trực tiếp mạng lưới giao thông nông thôn gồm đường từ huyện về các xã, đường liên xã, đường do xã và đường từ huyện về các xã, thôn tự làm cũng như mạng lưới đường sông, kênh rạch địa phương.
Ủy ban nhân dân huyên chủ trì việc huy động tại chỗ, các nguồn vốn của nhân dân cũng như sự đóng góp kinh phí của các đơn vị đóng trên địa bàn để xây dựng và bảo dưỡng hệ thống giao thông tại địa phương.
Mỗi huyện cần có một bộ phận chuyên trách về giao thông nằm trong phòng quản lý công trình hạ tầng cơ sở, am hiểu sâu về hạ tầng kỹ thuật xây dựng và sữa chữa đường nông thôn; nắm vững các chính sách về giao thông, hướng dẫn địa phương trong việc tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra. Mỗi huyện phải có một đội chuyên trách lo việc xây dựng, duy tu mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoặc sử dụng các thành phần king tế theo chế độ hợp đông giao khoán.
Cấp xã
Xã là địa bàn thực hiện phần chủ chốt và trực tiếp hưởng thụ thành quả mà việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, không chỉ trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu hàng hóa mà còn cả lợi ích về mặt văn hóa – xã hội. Xã là cấp cân đối từ tất cả các nguồn tự có, nguồn tài trợ từ cấp trên và của bên ngoài, cũng như sự đóng góp của cộng đồng dân cư theo kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua. Xã chịu sự quản lý, kiểm tra của huyện về mặt kỹ thuật cũng như việc sử dụng các nguồn vốn do cấp trên hỗ trợ.
Mỗi xã cần có một ủy ban trực tiếp phụ trách công tác giao thông để quản lý kế hoạch và hướng dẫn thôn xóm quản lý đường xã trên địa bàn. Đối với những người làm công tác bảo dưỡng giao thông cần có chế độ thù lao tương xứng với công sức họ bỏ ra, địa phương có thể trả bằng thóc hay tiền.
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng GTNT của xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban. Các phó ban và thành viên bao gồm:
- Phó ban thường trực: chủ tịch UBND xã - Phó ban: Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã - Phó ban: chủ tịch UBMT Tổ quốc xã
- Các thành viên là đại diện các ban ngành, đoàn thể xã và các cá nhân tiêu biểu có kiến thức đang là công dân sinh sống trong xã.
Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án được phân công để chỉ đạo các thôn xóm và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm giám sát, kiểm tra công tác đổ bê tông đảm bảo chất lượng, kỹ thuật của công trình. Nên áp dụng hình thức khoán quản lý duy tu cho các ca nhân hoặc nhóm người lao động do xã chỉ đạo, dân đấu thầu. Huyện tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn xã tổ chức giao thầu theo đúng quy chế do huyện đề ra.
Thôn, xóm
Thành lập các tiểu ban do đồng chí thôn trường làm trưởng ban, các đoàn thể làm thành viên. Các đội trưởng ở từng xóm có trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch và triển khai hoạt động đúng tiến độ và đảm bao chất lượng và khối lượng.
3.2.3.2. Tổ chức xây dựng
Các dự án trước khi xây dựng nhất thiết phải có qua công tác lập và quản lý quy hoạch, được các cơ quan có thẩm quyền duyệt có thể là huyện hoặc xã tùy theo quy mô của dự án trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh thống nhất, và tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ giao thông vận tải.
Các dự án phải được thẩm định trước khi đầu tư và phải có chủ đầu tư (huyện, xã).
Đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định chất lượng công trình. Các dự án đầu tư phải được lấy ý kiến của các ngành có liên quan, đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tê xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành.
Chủ đầu tư có thể tự quản lý, cũng như có thể ký hợp đồng với đơn vị xây dựng tại địa phương giám sát, nghiệm thu, thanh toán công trình. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Sau khi được UBND huyện Đông Sơn phê duyệt, UBND xã Đông Hoàng cần tiến hành tổ chức tuyên truyền công bố, công khai quy hoạch theo quy định của pháp luật đến các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quần chúng từ huyện đến xã và cộng đồng dân cư từng thôn, xóm để thực hiện.
Trong quản lý thực hiện các dự án xây dựng giao thông nông thôn cần phải quản lý chặt chẽ về chất lượng và tiến hành tổ chức nghiệ thu bàn giao quản lý, sửa chữa các công trình bị hư hỏng sau này. Đối với các tuyến đường xã, thôn, xóm: Địa phương tổ
chức lực lượng giám sát quản lý chất lượng nghiệm thu thì mời ban quản lý của xã.
Công trình thi công xong phải nghiệm thu về chất lượng, khối lượng, giá trị và bàn giao đưa vào sử dụng, quản lý bảo dưỡng theo nguyên tắc là: các tuyến đường xã và thôn do ủy ban nhân dân xã tổ chức ngiệm thu, bàn giao từng đoạn tuyến cho các thôn quản lý, sữa chữa hàng năm. Giao thông vận tải nông thôn và miền núi là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giao thông vận tải toàn quốc, đồng thời nó mang đặc thù riêng về mặt tổ chức xây dựng và quản lý. Do đó, cần nghiên cứu thiết lập một hệ thống tổ chức và các biện pháp quản lý phù hợp từ Bộ xuống huyện, xã, thôn.