Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện dịch vụ CTXH đối với người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 30)

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn

1.2. Nguyên tắc và yêu cầu thực hiện dịch vụ CTXH đối với người có công với cách mạng

1.2.1. Nguyên tắc

Thứ nhất, nguyên tắc chấp nhận đối tượng bất kể đối tượng là ai, đến từ những hoàn cảnh nào. Việc chấp nhận đối tượng là việc chấp nhận những quan điểm, hành vi và giá trị của đối tượng để đối tượng hiểu nhân viên CTXH hiểu và không phán xét đối tượng. Việc này không đồng nhất với việc đồng tình với những quan điểm, hành vi và giá trị sai lệch với xã hội.

Thứ hai, nguyên tắc để đối tượng chủ động tham gia giải quyết vấn đề. Đây là nguyên tắc đảm bảo đối tượng tham gia giải quyết vấn đề của họ từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn kết thúc. Vì hơn ai hết đối tượng là người có vấn đề và hiểu về hoàn cảnh cũng như mong muốn của mình, nên vấn đề chỉ được giải quyết hiệu quả khi đối tượng là người tham gia.

Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng. Nguyên tắc này được hiểu là đối tượng chính là người quyết định giải quyết vấn đề

của họ như thế nào. Nhân viên CTXH chỉ đóng vai trò là người xúc tác, cung cấp thông tin và giúp đối tượng tự đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp khi quyết định của đối tượng có ảnh hưởng đến sự an nguy của họ, gia đình và những người xung quanh, nhân viên CTXH cần can thiệp.

Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp. Do mỗi đối tượng (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) đều có những đặc điểm riêng biệt về bản thân, hoàn cảnh gia đình và môi trường sống, khi giúp đối tượng giải quyết vấn đề nhân viên CTXH cần tôn trọng tính cá biệt của từng trường hợp mà đưa ra phương pháp tiếp cận và hỗ trợ giải quyết vấn đề hiệu quả. Ngay cả khi cùng là một vấn đề, nhưng với mỗi đối tượng lại cần có cách thức can thiệp phù hợp.

Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo tính riêng tư, bí mật các thông tin liên quan đến đối tượng. Nhân viên CTXH trong quá trình làm việc luôn tuân thủ quy định bảo mật thông tin riêng tư của đối tượng. Nhân viên CTXH cần thông báo và nhận được sự đồng ý của đối tượng trước khi chia sẻ thông tin của họ với những nhà chuyên môn khác.

Thứ sáu, nguyên tắc tự ý thức về bản thân của nhân viên CTXH.

Nguyên tắc này thể hiện ở ý thức trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ, không lạm dụng quyền lực, vị trí công tác để mưu lợi cá nhân. Bên cạnh đó nhân viên CTXH cần luôn cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ bảy, nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp. Mối quan hệ giữa nhân viên CTXH với nhân viên CTXH cũng như giữa nhân viên CTXH và đối tượng cần đảm bảo tính bình đẳng, tôn trọng, khách quan và nguyên tắc nghề nghiệp.

1.2.2. Yêu cầu

Thứ nhất, về góc độ dịch vụ:

Dịch vụ CTXH cần được cung cấp nhanh chóng và kịp thời. Trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân cần cấp cứu kịp thời khi tính mạng của họ bị đe dọa, bệnh tật của họ cần được phát hiện và chữa trị sớm để tránh trở nên trầm trọng hơn. Tương tư như vậy đối với xử lý các vấn đề xã hội:

nếu vấn đề của đối tượng được đánh giá và có hướng xử lý kịp thời, sẽ tránh được vấn đề trở nên phức tạp hơn, xử lý lâu hơn và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn (liên quan tới nhiều người, nhiều bộ phận khác trong xã hội). Do vậy, dịch vụ càng được triển khai ở cấp cơ sở, càng gần dân thì sẽ càng kịp thời và thuận tiện cho sự tiếp cận của người có nhu cầu.

Dịch vụ CTXH cần được cung cấp một cách phù hợp. Mỗi đối tượng đều có những vấn đề riêng biệt, không giống nhau. Việc này đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải xác định được nhu cầu của từng đối tượng và khả

năng trợ giúp để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp và hiệu quả

nhất,

Dịch vụ CTXH cần được cung cấp ở nhiều khía cạnh. Các vấn đề

của thân chủ thường liên quan tới nhiều khía cạnh (sức khỏe, thể chất, vấn đề tâm lý, quan hệ xã hội, việc làm, thu nhập…) Do vậy, người cung cấp dịch vụ cần tính tới một kế hoạch trợ giúp tổng thể với sự trợ giúp của các cơ sở dịch vụ khác nhau để đảm bảo vấn đề của họ được giải quyết càng nhiều khía cạnh càng tốt như vậy sự trợ giúp sẽ mang tính bền vững. Một cơ sở thường không có khả năng đáp ứng được hết các nhu cầu của đối tượng, muốn vậy người cung cấp dịch vụ mà ở đây là nhân viên CTXH cần kết nối và chuyển gửi đối tượng tới những cơ sở cung cấp dịch vụ khác.

Dịch vụ CTXH cần mang tính liên tục. Nghĩa là người/cơ quan cung cấp dịch vụ phải liên kết được các nguồn lực cho thân chủ một cách chuyên nghiệp, để đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ xã hội giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề một cách xuyên suốt, không bị ngắt đoạn.

Dịch vụ CTXH cần được cung cấp một cách bền vững. Nghĩa là dịch vụ đó cần hướng tới tăng cường năng lực, tăng cường tính tự quyết cho thân

chủ trong lựa chọn dịch vụ, phướng án giải quyết vấn đề xuất phát từ thân chủ, phù hợp nhất với hoàn cảnh của họ.

Dịch vụ CTXH cần được cung cấp một cách tiết kiệm. Dịch vụ CTXH mang tính nhân văn, do vậy cơ sở cung cấp dịch vụ hoạt động trên cơ sở lợi ích của con người, vì vậy khi cung cấp dịch vụ cho đối tượng cần tính tới chi phí tối thiểu cho người sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với người có hoàn cảnh khó khăn họ rất cần có dịch vụ vừa đảm bảo về chất lượng, vừa tiết kiệm về chi phí. Khi các dịch vụ được nối kết trong một mạng lưới sẽ tạo ra sự huy động nguồn lực từ nhiều nguồn trong xã hội giảm tải ngân sách Nhà nước, nhưng nhiều người cùng hưởng lợi.

Thứ hai, về góc độ chuyên môn:

Dịch vụ đó cần phải được cung cấp bởi những người có chuyên môn.

Người tham gia cung cấp trực tiếp cần được đào tạo bài bản, có kiến thức kỹ năng chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Người tham gia quản lý các dịch vụ cũng phải là người có tư duy đổi mới, sáng tạo và hiểu biết sâu rộng về kinh tế, xã hội cũng như kiến thức nhất định trong lĩnh vực chuyên môn đó. Nhìn chung có thể thấy để có tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ

xã hội yêu cầu đòi hỏi người cán bộ xã hội cần học tập và rèn luyện và tuân thủ các quy điều đạo đức trong khi thực hiện tiến trình hỗ trợ cho thân chủ

một cách tốt nhất. Nhân viên CTXH có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đối tượng phá bỏ rào cản đó và kết nối với các dịch vụ trợ giúp, tạo lòng tin, ý chí và nghị lực mới hướng tới một cuộc sống hữu ích hơn. Nhân viên CTXH cần xác định những khó khăn và thuận lợi những rào cản trong việc cung cấp dịch vụ.

Thứ ba về góc độ pháp lý:

Một dịch vụ chuyên nghiệp cần được thực hiện trong một khuôn khổ pháp lý có hệ thống văn bản quy định kiểm soát chất lượng và chuyên môn.

Cơ quan cung cấp dịch vụ này cần có được quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô.

Cần có hệ thống chính sách vĩ mô quản lý chung hệ thống cơ quan cung cấp

dịch vụ trong toàn quốc. Cũng cần cú một cơ quan đầu mối theo dừi cập nhật thông tin về các cơ sở cung cấp dịch vụ, các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ làm căn cứ cho cung cấp thông tin giới thiệu chuyển gửi, cung cấp thông tin và vấn đề quản lý, hoạch định chiến lược và chính sách ở tầm vĩ mô nó cần phải được tổng hợp, giám sát. Để có thể trợ giúp được những nhóm đối tượng trên vượt qua được khó khăn, phục hồi các chức năng xã hội và phát triển bền vững, về quản lý nhà nước rất cần có mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ phong phú về chủng loại, kịp thời về thời gian, chuyên nghiệp về nghề nghiệp, thuận tiện trong tiếp cận và gọn nhẹ về thủ tục hành chính.

Thứ tư về mặt hệ thống tổ chức:

Cần có một hệ thống từ cao tới thấp trong một mạng lưới, từ trung ương tới địa phương, trong đó chú ý phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ tại cơ sở, nơi có nhiều dân cư trú và sinh hoạt. Tuy nhiên cũng cần có một mạng lưới, cơ chế để các cơ sở có liên hệ với nhau ở góc độ cung cấp thông tin trong trợ giúp, trong quản lý giám sát cũng như quản lý nhà nước.

1.3. Nội dung dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w