Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn
2.2. Thực trạng đời sống của người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Nhằm đánh giá thực trạng đời sống của NCCVCM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, đề tài đã chọn ngẫu nhiên 100 khách thể là NCCVCM trên địa bàn 04 huyện, trong đó có 02 huyện miền núi là Ba Tơ và Trà Bồng và 02 huyện đồng bằng là Mộ Đức và Bình Sơn. Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng NCCVCM qua các lát cắt độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế và đặc biệt là các nhu cầu của nhóm khách thể nghiên cứu. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
- Độ tuổi của người có công với cách mạng
(kết quả khảo sát tháng 4/2016)
Nhỡn vào biểu đồ 2.2.1, ta cú thể thấy rừ, độ tuổi nhiều nhất của NCCVCM trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi, chiếm tỷ lệ 55% và chỉ có 19% số người được nghiên cứu ở nhóm tuổi còn sức lao động (dưới 60 tuổi). Điều đó cho thấy NCCVCM là những người có độ tuổi cao, hạn chế sức về lao động.
- Tình trạng sức khỏe của người có công với cách mạng Bảng 2.2. Tình trạng sức khỏe của NCCVCM
S
TT Đơn vị
Tổng số
Loại 1
Tỷ lệ
Loại 2
Tỷ lệ
Loại 3 Tỷ lệ
Loại 4 tỷ lệ
1 Huyện Trà Bồng 25 5 20% 6 24% 5 20% 9 36%
2 Huyện Bình Sơn 25 3 12% 8 32% 7 28% 7 28%
3 Huyện Ba Tơ 25 3 12% 7 28% 7 28% 8 32%
4 Huyện Mộ Đức 25 4 16% 7 28% 6 24% 8 32%
Tổng số 100 15 15% 28 28% 25 25% 32 32%
(nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Qua biểu 2.2. tổng hợp khảo sát cho thấy tình trạng sức khỏe của người có công với cách mạng theo tỷ lệ thương, bệnh tật được xác định loại 1 chiếm 15%, loại 2 chiếm 28%, loại 3 chiếm 25%, loại 4 chiếm 32% [1].
Đây là số người được xác định mất khả năng lao động theo vết thương thực thể, bệnh binh hoặc mất sức lao động vì các lý do khác để được hưởng trợ cấp theo tỷ lệ mất sức lao động.
- Hoàn cảnh kinh tế
Bảng 2.3. Thực trạng hoàn cảnh kinh tế của người có công với cách mạng
S Đơn vị Tổng Hộ Tỷ Hộ Tỷ Hộ Tỷ Hộ Tỷ
TT Số Nghèo Lệ
Cận nghèo Lệ
Trung bình Lệ
Khá giàu Lệ
1 Huyện Trà Bồng 27 0 0% 5 17% 19 70% 3 11%
2 Huyện Bình Sơn 25 0 0% 3 12% 22 88% 0 0%
3 Huyện Ba Tơ 25 0 0% 5 20% 18 72% 2 8%
4 Huyện Mộ Đức 25 0 0% 3 12% 19 76% 3 12%
Tổng cộng 100 0 0% 16 16% 78 78% 8 8%
1[] Được xác định theo hội đồng giám định y khóa với các tỷ lệ: loại 1 mất sức lao động 81% trở lên, loại 2 mất sức lao động từ 61% – 80%, loại 3 mất sức lao động tư 41% - 60%, loại 3 mất sức lao động từ 21%
đến 40%
(Nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Qua biểu 2.3 với 100 mẫu khảo sát đã cho thấy hoàn cảnh kinh tế NCCVCM đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây (không còn hộ nghèo). Tuy nhiên hộ cận nghèo còn khoảng 16% (đây là điểm cần chú ý), hộ trung bình chiếm đa số 78%, hộ khá và giàu đã có 8%. Điều đó chúng tỏ rằng nhiều người đã nhận được sự quan tâm trợ cấp của nhà nước, ngoài ra được các ngành, các cấp và đồng đội giúp đỡ mà đã vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình từng bước khẳng định mình, tiêu biểu như trường hợp của ông Nguyễn Minh Hạnh là người được hưởng chính sách như thương binh hạng ắ ở tại thụn Thạch Thang, xó Đức Phong, huyện Mộ Đức, qua phỏng vấn sâu ông Hạnh cho biết: “Sau khi trở về địa phương sinh sống làm ăn, tôi được Ty Thương binh tỉnh Nghĩa Bình hồi đó, bây giờ là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho đi học nghề kỹ thuật Điện tại Trường Dạy nghề Thương binh (xã Phước Bình) Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi về tiếp tục làm nghề và phát huy được tay nghề. Bây giờ ở nông thôn đã có điện nên bà con rất cần sửa chữa các thiết bị điện và mua bán đồ điện cho bà con nay kinh tế gia đình đã khá lên, nuôi 2 đứa con ăn học đại học. 1 đứa đã ra trường và đã lập gia đình, còn 1 đứa đang học. Mỗi năm tôi thu nhập được từ sửa chữa đồ điện và mua bán thêm kiếm được hai trăm triệu đồng, cộng tiền trợ cấp và phụ cấp hiện nay của Nhà nước thì cuộc sống của gia đình tôi hiện nay được đảm bảo, con cái được học hành đến nơi đến chốn, gia đình tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện tại”. Trích phỏng vấn sâu…
- Tổng hợp nhu cầu của người có công với cách mạng Bảng 2.4. Tổng hợp nhu cầu người có công với cách mạng
S
TT Nhu cầu Tổng
số
Rất
cần Tỷ lệ Cẩn
thiết Tỷ lệ Bình
thường Tỷ lệ Không cần Tỷ lệ
1
Chăm sóc sức khỏe
tại gia đình 100 88 88% 12 12% 0 0% 0 0%
2
Chăm sóc, nuôi
dưỡng tập trung 100 95 95% 5 5%
0 0% 0 0%
3
Tham vấn, tư vấn về
chính sách 100 86 86% 14 14%
0 0% 0 0%
4
Lao động SX tăng
thu nhập 100 60 60% 15 15% 18 18% 7 7%
5
Hỗ trợ sinh kế để
tăng thu nhập 100 80 80% 13 13% 7 7% 0 0%
6
Kết nối đồng chí,
đồng đội 100 59 59% 23 23% 8 8% 10 10%
7
Kết nối thăm chiến
khu, chiến trường 100 67 67% 13 13% 12 12% 8 8%
8 Tìm mộ đồng đội 100 40 40% 17 17% 13 13% 30 30%
9
Tham gia hoạt động
xã hội và CLB 100 68 68% 9 9% 12 12% 11 11%
10
Thông tin, nghe đài,
đọc báo, TV 100 65 65% 15 15% 13 13% 7 7%
11 Giáo lưu…… 100 54 54% 20 20% 21 21% 5 5%
(nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Qua khảo sát cho thấy nhu cầu của NCCVCM rất đa dạng, cũng như mọi con người khác các nhu cầu đặt ra cho đời sống của họ là rất cao. Tuy nhiên, điều kiện và nguồn lực để thực hiện nhu cầu đó là vấn đề của NCCVCM.
Hầu hết các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tại gia đình, chăm sóc tại tập trung tại Trung tâm rất cần thiết và cần thiết ở mức cao 88 – 95%, nhu cầu tham vấn, tư vấn rất cần thiết 86%, kể cả các nhu cầu về lao động sản xuất để tăng thu nhập; nhu cầu kết nối đồng chí, đồng đội; kết nối chiến khu chiến trường xưa, tìm mộ đồng đội và tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu nói chuyện với thế hệ trẻ, cũng như những nhu cầu về nghe đài, đọc báo .... đều chiếm tỷ lệ khá cao.
Điều đó chứng tỏ rằng NCCVCM đã hết sức cố gắng vươn lên, khẳng định mình. Từ trong kháng chiến họ đã hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân của mình đến nay tuổi già sức yếu nhưng tất cả các nhu cầu đều được thể hiện kể cả lao động sản xuất đóng góp cho xã hội cũng như việc tìm kiếm mồ mã của đồng chí đồng đội. Các cuộc chiến tranh đã đi qua để lại cho con người biết bao nhiêu sự đau khổ, tang thương và các cuộc phân ly nhưng cũng rất hào hùng và
tình thương đồng loại được nhân lên gấp bội. Những nhu cầu ấy đáng được trân trọng và đáp ứng.
Qua những phõn tớch trờn đõy, ta cú thể thấy rừ, NCCVCM đa phần là người lớn tuổi, khả năng lao động còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, họ đa phần là những người sức khỏe kém, mất một phần khả năng lao động, điều đó ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Kinh tế gia đình mặc dầu đã được cải thiện đáng kể nhưng số hộ khá, giàu còn ít, đặc biệt vẫn còn hộ cận nghèo. Đặc biệt, NCCVCM có những nhu cầu rất đặc trưng nhưng chỉ được đáp ứng một phần, trong đó chủ yếu là các nhu cầu cơ bản, còn các nhóm nhu cầu nâng cao như hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ kết nối chưa được quan tâm đúng mức.
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với