Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 2.17. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng các yếu tổ đến dịch vụ công tác xã hội
S TT
Đặc điểm NVCTXH
Tổng Số
Rất ảnh hưởn g
Tỷ Lệ
Ảnh Hưởn
g
Tỷ Lệ
Bình Thườn
g
Tỷ Lệ
Ảnh hưởng
ít
Tỷ Lệ
Khôn g ảnh hưởng
Tỷ Lệ
1
Chính sách - Pháp luật của
NN 100 87 87% 7 7% 4 4% 2 2% 0 0%
2
Điều kiện tự
nhiên 100 43 43% 27 27% 21 21% 9 9% 0 0%
3
Nguồn lực và kết nối nguồn
lực 100 54 54% 34 34% 11 11% 1 1% 0 0%
4
Văn hóa – xã
hội, tập quán 100 30 30% 34 34% 23 23% 11 11% 2 2%
5
Nhân viên công
tác xã hội 100 73 73% 17 17% 7 7% 2 2% 1 1%
(nguồn khảo sát tháng 4 năm 2016)
Qua khảo sát tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy:
Một là, yếu tố chính sách - pháp luật: có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ công tác xã hội đối với NCCVCM. Do dịch vụ CTXH đối với NCCVCM chính là hoạt động kết nối, chuyển tải quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi xã hội đối với NCCVCM. Vì vậy, có 100 người được hỏi thì 87 người trả lời rất ảnh hưởng, chiếm 87%, có 7 người trả lời có ảnh hưởng chiếm 7%, có 6 người trả lời ảnh hưởng ở mức bình thường và không ảnh hưởng; kết quả trên cho thấy rằng yếu tổ chính sách pháp luật có tính quyết định cho dịch vụ CTXH đối với NCCVCM. Môi trường pháp lý phản ảnh sự quan tâm, ý thức xã hội của nhà nước, của cộng đồng đối với NCCVCM dành dự ưu đãi và điều kiện tốt nhất cũng như quyền được thụ hưởng thành quả của đất nước.
Hai là, điều kiện tự nhiên: qua khảo sát có 43 người trả lời rất ảnh
hưởng, chiếm 43%, 27 người trả lời ảnh hưởng chiếm 27% và có 21 người trả lời ảnh hưởng bình thường và ít ảnh hưởng; cho thấy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức thực hiện dịch vụ CTXH đối với NCCVCM.
Vì những đặc trưng của địa hình, địa bàn, địa giới hành chính; thời tiết, khí hậu, sự phân bố dân cư, hình thành nên các địa bàn nơi dân cư sinh sống, như miền núi, vùng đồng bằng, thành thị hay vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng, khu vực đô thị... Những yếu tố này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư; mặt bằng văn hoá, dân trí, ý thức xã hội, ý thức pháp luật cũng như thói quen và lối sống của cộng đồng dân cư có tác động đến dịch vụ CTXH và tiến trình phát triển và thực hành dịch vụ CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn.
Ba là, yếu tố nguồn lực và kết nối nguồn lực: đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thực hành các dịch vụ CTXH đối với NCCVCM. Qua khảo sát có 54 người trả lời yếu tố nguồn lực và kết nối nguồn lực rất ảnh hưởng là 54 người, chiếm 54%, 34 người trả lời ảnh hưởng chiếm 34%, có 12 người trả lời ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng chiếm 12%. Như vậy, yếu tố nguồn lực kinh tế của đất nước, cũng như của tỉnh dành cho việc chi trả các chế bộ theo chính sách của NCCVCM đóng vai trò cơ bản. Kết nối, huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp và toàn xã hội để trợ giúp sinh kế tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho NCCVCM.
Bốn là, yếu tố văn hoá - xã hội và phong tục tập quán của địa phương có ảnh hưởng và tác động đến dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Qua khảo sát có 30 người trả lời rất ảnh hưởng, 30%, có 34 người trả lời ảnh hưởng, 34%; 23 người trả lời bình thường, tỷ lệ 23%; có 11 người trả lời ít ảnh hưởng, chiếm 11% và 2 người trả lời không ảnh hưởng chiếm 2%. Như vậy, yếu tố văn hóa - phong tục tập quán có tác động sâu sắc trong dịch vụ CTXH đối với NCCVCM, thể hiện qua sự trợ giúp, tham vấn, tư vấn là công việc mới, sự chấp nhận của từng vùng miền, khu vực có khác nhau, nó tác động đến sự
thay đổi nề nếp, lề lối, phong tục, gia đình, họ tộc của người có công với cách mạng.
Năm là, yếu tố nhân viên CTXH: có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện các dịch vụ CTXH đối với NCCVCM . Nhân viên CTXH không chỉ hiểu biết về chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước mà còn phải hiểu và nắm rừ về điều kiện tự nhiờn, nguồn lực xó hội, nền tảng văn húa và phong tục tập quán của NCCVCM để áp dụng trợ giúp xã hội và phát huy trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp của nghề CTXH đáp ứng yêu cầu và phải có đạo đức nghề nghiệp cũng như thái độ phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán trên địa bàn. Nghĩa là nhân viên CTXH phải có đủ tài, có đủ đức mới thực hành các nội dung công tác xã hội, đó là can thiệp, hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và hệ thống xã hội một cách chuyên nghiệp, theo triết lý, giá trị, nguyên tắc và phương pháp nghề công tác xã hội để trợ giúp sát hợp với lợi ích và nhu cầu thực tế của người thụ hưởng chính sách một cách tốt nhất. Mặt khác nhân viên CTXH có trách thu thập thông tin để tổng hợp, phản hồi, góp ý hoàn thiện chính sách - pháp luật.
Từ đó có thể nhận định rằng yếu tố nhân viên CTXH có tác động rất lớn, giữ vai trò rất quan trọng đối với dịch vụ CTXH cho NCCVCM.
Kết luận chương 2
NCCVCM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đa phần ở trong độ tuổi trung niên sắp bước vào tuổi già (từ 60 tuổi – 79 tuổi chiếm 55%) độ tuổi lao động chỉ còn 19%, tuổi già chỉ chiếm 5%. Họ có đặc điểm là nhạy cảm với tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, luôn có ý thức tự hào về quá khứ công hiến của mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Về sức khỏe của NCCVCM giảm sút nhiều do thương tật, bệnh tật, các di chứng do chiến tranh để lại và tuổi già. Đời sống kinh tế của một bộ phận còn khó khăn. Đời sống tinh thần vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhu cầu của NCCVCM là rất đa dạng, như: Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu về tham vấn – tư vấn, nhu cầu hỗ trợ sinh kế để lao động sản xuất tăng thu nhập cho bản thân và giúp đỡ gia đình, nhu cầu kết nối tìm đồng chí đồng đội, thăm lại chiến khu, chiến trường xưa, nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem TV, nhu cầu về tham gia các câu lạc bộ và nói chuyện với thế hệ trẻ...
Mặc dù dịch vụ CTXH tại tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn manh nha, chưa phát triển. Tuy nhiên cũng đã bắt đầu hình thành những nội dung trợ giúp, tiếp cận với các dịch vụ CTXH như chăm sóc sức khỏe, tham vấn – tu vấn, hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ tiếp cận chính sách đối với NCCVCM. Bên cạnh đó đề tài cũng đã khảo sát, đánh giá chung về kết quả đạt được của từng loại hình dịch vụ CTXH đạt chưa cao, chưa thỏa mãn yêu cầu đạt ra. Đặc biệt là đánh giá về nhân viên CTXH hoạt động trong từng loại hình dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của nhóm đối tượng khách thể nghiên cứu. Các hoạt động của nhân viên CTXH còn nặng về quản lý nhà nước, chưa có tính chuyên nghiệp, hoạt động chưa đúng nghĩa là nhân viên CTXH.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CễNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI Cể CễNG VỚI
CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác