Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Giải pháp về chính sách
Qua thực trạng đã được trình bày ở chương 2, phần các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với NCCVCM, cho thấy tầm quan trọng của cơ chế, chính sách đối với thực hiện dịch vụ CTXH đối với NCCVCM.
Hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, đối tượng NCCVCM được xem là một nhóm đối tượng đặc thù, cần có sự hỗ trợ tích cực,, tuy nhiên, vẫn chưa được xem là đối tượng đặc thù của nghề CTXH mặc dầu có nhiều đặc điểm khác biệt và nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ rất lớn, rất khác biệt với các nhóm đối tượng khác.
Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn công tác, nghiên cứu của đề tài này đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách riêng có đối với nhóm đối tượng đặc thù này cho đúng nghĩa. Đó là NCCVCM được thụ hưởng một cách tốt nhất những thành quả kinh tế - xã hội của tỉnh và được đáp ứng những nhu cầu mà dịch vụ CTXH cung cấp, đề xuất như sau:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc - phục hồi sức khỏe, tham vấn – tư vấn tâm lý, hỗ trợ sinh kế, huy động nguồn lực và kết nối nguồn lực để trợ giúp xã hội và chăm sóc - phục hồi sức khỏe để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu cấp thiết của NCCVCM trong thời gian tới.
- Xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH làm nhiệm vụ hỗ trợ cá nhân, gia đình, cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội làm công tác trợ giúp, phục hồi sức khỏe, tư vấn cho NCCVCM.
- Chuyển đổi Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng sang mô hình dịch vụ Công tác xã hội để đầy đủ điều kiện pháp lý triển khai
các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp đối với NCCVCM nhằm tạo môi trường điều kiện để NCCVCM được thụ hưởng các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp và tiên tiến hơn. Mặt khác, thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp hóa nghề CTXH tại Việt Nam.
- Đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH nhằm thu hút nguồn lực để hiện đại hóa về cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện cung cấp các dịch vụ CTXH đa dạng, toàn diện, liên tục tại cơ sở cung cấp dịch vụ cũng như tại gia đình và cộng đồng.
- Chuyển đổi và xếp ngạch, bậc các chức danh cán bộ, nhân viên làm công tác thương binh xã hội tại xã, phường, thị trấn và cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các Trung tâm Điều dưỡng, phụng dưỡng, nuôi dưỡng người có công với cách mạng thành nhân viên TXH theo Thông tư Liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 của Bộ Lao động – TB&XH và Bộ Nội vụ.
- Xây dựng, ban hành hệ thống chứng chỉ hành nghề CTXH nhằm quản lý và giám sát chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên CTXH.
3.2.2. Giải pháp phát triển nghề công tác xã hội
Phát triển đội ngũ nhân viên CTXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Rà soát, thống kê, phân loại, sắp xếp cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH; xây dựng toàn diện mạng lưới CTXH các cấp tăng số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH làm việc tại các cơ quan quán lý nhà nước từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, các tổ chức sự nghiệp làm dịch vụ CTXH. Trong đó chú ý bố trí mỗi xã phường, thị trấn có ít nhất từ 1 đến 2 nhân viên CTXH và ít nhất 1 cộng tác viên CTXH.
Về đào tạo nhân viên công tác xã hội: Thời gian tới để có được đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, vấn đề cơ bản là đào tạo có chất lượng và sử dụng có hiệu quả. Việc đào tạo chuyên ngành CTXH phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra cho từng bậc đào tạo, chuẩn đầu ra cần được tiêu chuẩn
hóa và lượng hóa một cách cụ thể về sự hiểu biết kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành CTXH; mức độ thành thạo các kỹ năng bao gồm cả các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm; khả năng thực hiện các hành vi thực hành dựa trên các kiến thức, giá trị, kỹ năng đã có và quá trình nhận thức chủ quan trong khi thực hành; khả năng tham gia nghiên cứu dựa trên thực hành và thực hành dựa vào nghiên cứu; khả năng tham gia xây dựng chính sách dựa trên thực hành; khả năng hòa nhập, làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng; năng lực thu thập thông tin, đánh giá, xây dựng kế hoạch can thiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch can thiệp và lượng giá, thái độ, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra, còn phải giáo dục về giá trị nghề và đạo đức nghề, vấn đề nhõn quyền và nhõn phẩm, cụng bằng xó hội là những giỏ trị cốt lừi của nghề CTXH, do vậy, phải đào tạo những nhân viên CTXH biết cách tôn trọng giá trị nghề, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của CTXH và đạo đức nghề.
Theo nhu cầu của xã hội và Kế hoạch của tỉnh Quảng Ngãi được phê duyệt tại Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến 2020 của tỉnh Quảng Ngãi thì mỗi năm tổ chức đào tạo, đào tạo lại các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học giai đoạn 2012 – 2015 mỗi năm 200 – 300 người; giai đoạn 2016 – 2020 mỗi năm khoảng 400 người. Ngoài ra tập huấn kỹ năng công tác xã hội giai đoạn 2012 – 2015 mỗi năm 500 người, giai đoạn 2016 – 2020 mỗi năm khoảng 600 – 700 người.
Do công tác truyền thông đối với phát triển nghề CTXH là hết sức quan trọng, có tác động to lớn đến nhận thức, hành động của các cá nhân, tổ chức, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong việc tiếp nhận, hiểu và thực hiện. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác truyền thông, trong thời gian tới, ngoài việc tự trang bị hoặc được đào tạo, bồi dưỡng các nhóm kiến thức về nghề CTXH để khai thác các đề tài cho phong phú và hấp dẫn,
cần tận dụng tối đa ưu thế của internet và các mạng xã hội để lôi kéo các nhà khoa học xã hội, giáo viên, bác sỹ và các nhóm công tác xã hội … vào cuộc để khai thác đề tài, nắm bắt thông tin thực tế từ công tác xã hội.
Giữa cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh và cơ quan truyền thông tiếp tục phối hợp đồng bộ để tuyờn truyền cú hiệu quả, rừ ràng, chớnh xỏc, đỳng mục tiêu và đối tượng. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên bằng nhiều hình thức truyền thông qua Báo Quảng Ngãi, Đài phát thanh, Đài truyền tỉnh Quảng Ngãi (VTQ) tổ chức các chương trình, chuyên mục như: phóng sự, đối thoại, tham vấn, đăng bài phổ biến pháp luật đồng thời nêu những vấn đề xã hội và CTXH để nâng cao hoạt động CTXH và tôn vinh nghề CTXH; sử dụng các hình thức trực quan như băng rôn, khẩu hiệu, áp phít ở những nơi công cộng để cán bộ, nhân dân nhìn thấy và đọc, hiểu biết về nghề CTXH và các dịch vụ CTXH và đối tượng của CTXH. Khai thác lợi thế của internet chúng ta tiếp tục mở các chuyên mục trên trang web của Sở Lao động – TBXH để cán bộ, nhân dân, các nhà hoạt động trong lĩnh vực CTXH truy cập, tiếp cận và tìm kiếm thông tin về nghề CTXH.
Củng cố cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của dịch vụ công tác xã hội Ở cấp tỉnh: Nâng cấp Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng lên thành Trung tâm dịch vụ công tác xã hội có quy mô chăm sóc phục hồi sức khỏe và thực hiện các dịch vụ CTXH cho 200 người CCVCM và làm đầu mối quản lý, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các Trung tâm cấp huyện và thực hiện các dịch vụ CTXH đối với những ca khó do cấp huyện chuyển gởi.
Ở cấp huyện: Thành lập mỗi huyện, thành phố 01 Trung tâm Dịch vụ Công tác xã hội có cơ sở bán trú ít nhất 50 chỗ để kịp thời tiếp nhận, kết nối, chuyển gởi những ca cần trợ giúp khẩn cấp; có đủ điều kiện tổ chức thực hiện các phương pháp CTXH đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng; thu thập - xử lý thông tin của đối tượng và có đủ năng lực thực hiện quy trình quản lý ca.
Nâng cấp hạ tầng thông tin mạng internet để quản lý, cập nhật và quản lý thông tin của đối tượng và giám sát thực hiện công tác chuyên môn, liên kết các tuyến.
3.2.3. Đề xuất mô hình về dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Quảng Ngãi
Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Quảng Ngãi (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tiếp nhận điều dưỡng hàng năm từ 2000 – 2500 lượt người; Trung tâm có 32 cán bộ nhân viên (công chức, viên chức, người lao động hợp đồng). Trong đó có 02 nhân viên CTXH. Nhìn chung Trung tâm hoạt động đạt nhiều kết quả tốt như chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đối tượng là NCCVCM được phục hồi sức khỏe nâng cao thể trạng; với việc tổ chức thực hiện chính sách cho NCCVCM trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã được các cấp. các ngành đánh giá cao về mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong các năm 2010 - 2015. Bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ một số khiếm khuyết như chưa nắm được tâm tư, nguyện vọng và các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội của đối tượng, như: việc chăm lo phục hồi sức khỏe cho NCCVCM không chỉ dừng lại ở vấn đề dinh dưỡng ăn uống đầy đủ dưỡng chất mà còn phải hỗ trợ thuốc chữa bệnh, thuốc bồi bổ sức khỏe và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe, sinh hoạt, giao lưu, tham quan, du lịch.... Các vấn đề cá nhân tâm sinh lý, thương tật, bệnh tật, tuổi già, sự thiếu thốn về tình cảm, neo đơn và mối quan hệ gia đình, người thân, bạn bè., đồng chí, đồng đội... cũng có nhiều diễn biến nhưng Trung tâm chưa lập hồ sơ ca để giải quyết vấn đề. Nhìn nhận về mặt CTXH đây là nhiệm vụ tương đối quan trọng mà Trung tâm cần phải triển khai các hoạt động dịch vụ CTXH nhằm trợ giúp cho đối tượng tạo sự thay đổi và tự giải quyết vấn đề. Qua thực trạng như trên tác giả đề xuất quy trình điều dưỡng phối hợp với quản lý trường hợp cho NCCVCM mạng tại Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Quảng Ngãi. Với đặc điểm, nhu
cầu của NCCVCM tác giả vận dụng tiến trình CTXH “người cao tuổi” cho các trường hợp, như sau:
Quản lý trường hợp hay theo một số tài liệu còn được gọi là quản lý
“case” là một công cụ tiếp cận hỗ trợ đối tượng trong chuyên môn CTXH.
Đây là một quá trình tổ chức các dịch vụ giúp đỡ đối tượng giải quyết khó khăn một cách hiệu quả. Trong quá trình này nhân viên CTXH có nhiệm vụ tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng có thể kết nối với các nguồn lực bên trong (bản thân đối tượng, gia đình đối tượng) và bên ngoài (cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thể, đồng đội…) để đáp ứng tốt nhất cho đối tượng các nhu cầu về thể chất, tâm thần, tâm lý xã hội từ đó giúp họ phục hồi và có khả năng đối phó với các trở ngại có thể xảy ra.
Mục đích là đảm bảo phương pháp tiếp cận theo hướng lấy đối tượng làm trọng tâm. Điều này có nghĩa là tất cả mọi hoạt động trợ giúp đều phải được đặt trên lợi ích đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho đối tượng; Nhằm cung cấp cho đối tượng dịch vụ tổng thể giúp đối tượng có thể giải quyết vấn để ở mọi phương diện từ nhu cầu cơ bản sống còn đến các nhu cầu tình cảm, tâm lý, tinh thần và xã hội; Đảm bảo sự an toàn tối đa cho đối tượng. Quy trình quản lý trường hợp áp dụng cách thức quản lý chặt chẽ từ khi tiếp nhận đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương nhằm đánh giá sự cần thiết phải có can thiệp khẩn cấp đến đánh giá toàn bộ, lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc. Vì vậy đối tượng luôn được đảm bảo an toàn. Nhằm giúp đối tượng có thể tiếp cận đến các dịch vụ chuyên sâu khác thông qua việc kết nối và chuyển tiếp tới các dịch vụ chuyên biệt phù hợp với đối tượng. Tổ chức các hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lý, tìm hiểu vấn đề của đối tượng và gia đình thông qua đánh giá nhu cầu toàn diện của đối tượng; cùng với đối tượng xây dựng kế hoạch nhằm giải quyết tốt nhất các vấn đề đã được đánh giá; Kết nối các nguồn lực sẵn có từ Trung tâm, gia đình và cộng đồng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ. Quản lý trường hợp mang đến cho thân chủ một dịch vụ toàn diện, liên tục, đảm bảo công bằng, dịch vụ chất lượng và đặc biệt, thân chủ được trao
quyền trong suốt tiến trình thực hiện dịch vụ. Nhân viên CTXH trong cung cấp dịch vụ: với nhiệm vụ chính là phát hiện các nhu cầu của thân chủ và giúp thân chủ đáp ứng được các nhu cầu đó.
Tiến trình tác nghiệp gồm có 7 bước, như sau:
Bước 1. Tiếp cận
Tiếp nhận NCCVCM vào Trung tâm Điều dưỡng người có công.
Trong Trung tâm có những hoạt động hỗ trợ và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NCCVCM theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định; mặt khác tổ chức kết nối nguồn lực xã hội để đáp ứng các nhu cầu đi lại, thăm viếng, vui chơi giải trí, bảo vệ sức khỏe... Khi công tác tiếp nhận NCCVCM vào Trung tâm thì nhân viên CTXH tiếp cận NCCVCM là bước đầu tiên chính nhân viên CTXH lại là người tìm đến với thân chủ trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình. Ở bước tiếp cận này nếu nhân viên xã hội tạo được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ thuận tiện hơn.
Trong bước tiếp cận nhân viên CTXH thu thập thông tin về thân chủ để làm cơ sở dữ liệu về thông tin lập sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái.
Bước 2. Xác định vấn đề
Sau khi tiếp cận với thân chủ nhân viên xã hội phải xác định được vấn đề của thân chủ đang gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng giải quyết.
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình trợ giúp, nó đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình và kết quả của nó là sự định hướng cho tất cả các bước tiếp theo bởi nếu nhận diện đúng sẽ dẫn tới cách trợ giúp đúng. Vì thế có thể coi đây là giai đoạn phân tích và thẩm định. Với đặc điểm, nhu cầu của NCCVCM thì xác định vấn đề về sức khỏe, tâm lý, kinh tế, các mối quan hệ tình cảm gia đình...
Bước 3. Thu thập thông tin
Qua nhiều kênh thông tin nhân viên CTXH thu thập các thông tin cơ bản của NCCVCM bằng cách tiếp cận hồ sơ tiếp nhận, danh sách trích
ngang của chính quyền địa phương cung cấp, nếu thông tin nào còn thiếu thì thu thập qua thân chủ, như sau:
- Thu thập các dữ liệu, thông tin cá nhân và thông tin liên quan để tìm hiểu hoàn cảnh và vấn đề.
- Kết hợp ghi chép, lưu giữ những thông tin cần thiết về đối tượng và vấn đề.
Đồng thời cần xem xét một số yếu tố khi nhận diện vấn đề, như:
Tìm hiểu các vấn đề, Xác định các nhu cầu, yếu tố cản trở việc thực hiện nhu cầu của đối tượng, Xác định nguồn hỗ trợ và tiềm năng của đối tượng, Xác định các hạn chế, yếu tố ảnh hưởng có thể phát sinh.
HỒ SƠ QUẢN LÝ CA Thông tin cá nhân
Họ và tên:...Giới tính:...
Ngày tháng năm sinh: 1950 Nơi sinh:
Nơi ở hiện tại:
Trình độ học vấn:
Nghề nghiệp:
Tình trạng sức khỏe thể chất:
Tình trạng sức khỏe tâm thần:
Các vấn đề khác:
Thông tin về gia đình, người thân Chồng/Vợ:……….tuổi………
Bố mẹ, anh chi em ruột:
Thông tin đơn vị và đồng chí đồng đội:....
Sơ đồ phả hệ