Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn
2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Nghề CTXH tại tỉnh Quảng Ngãi còn mới mẽ, manh nha, chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, cán bộ và nhân dân của tỉnh nhà cũng chưa nhận thức đầy đủ những đặc điểm, giá trị, mục đích, nội dung cũng như tác dụng của nghề CTXH đối với việc nâng cao chính sách xã hội và an sinh xã hội theo chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát tiển nghề công tác xã hội ở tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 nhưng trong thực tế việc tổ chức thực hiện văn bản này còn nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, nguồn lực, cũng như việc bố trí con người để thực hiện kế hoạch của tỉnh.
2.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ công tác xã hội với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh
Tỉnh Quảng Ngãi có 01 Trung tâm Điều dưỡng cho người có công với cách mạng quy mô 60 chổ; hiện đang tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên 16 người có công với cách mạng neo đơn và hàng năm điều dưỡng luân phiên từ 2000 đến 2500 lượt người có công trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, hạ tầng quản lý quản lý đối tượng NCCVCM và thân nhân ở địa phương được thực hiện bằng phương pháp thủ công, phương pháp này có những hạn chế nhất định, cán bộ, công chức làm công tác chính sách ưu đói NCCVCM phải theo dừi, ghi chộp biến động đối tượng trực tiếp vào sổ quản lý nên mất nhiều thời gian, việc ghi chép này nhiều trường hợp không chính xác, sai chính tả, không đầy đủ các yếu tố nội dung dữ liệu thông tin trong hồ sơ nên gây khó khăn trong công tác tra cứu, tốn thời gian và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NCCVCM.
Nhìn chung về cơ sở vật chất là chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ chăm sóc, điều dưỡng, nuôi dưỡng, trợ giúp cho NCCVCM theo chế độ. Đặc biệt là công tác chăm sóc - phục hồi sức khỏe và vui chơi giải trí chưa tạo được những hoạt động phong phú, đa dạng như giao lưu, kết nối, trao đổi, gặp gỡ đồng chí đồng đội cũng như tìm việc kết nối với đơn vị, chiến trường, chiến khu, nhà tù chế độ cũ mà họ đã từng trải qua vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác chính sách và phục vụ người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 2.5. Đội ngũ công chức, cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: Người
TT Tiêu chí Tổng
cộng
Trong đó
Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã
1 Giới tính 227 10 33 184
1.1 Nam 128 2 21 105
1.2 Nữ 99 8 12 79
2 Trình độ học vấn 227 10 33 184
2.1 Lớp 9/12 16 0 1 15
2.2 Lớp 12/12 211 10 32 169
3 Trình độ chuyên môn 227 10 33 184
3.1 Đại học 78 10 25 43
3.2 Cao đẳng 15 0 5 10
3.3 Trung học chuyên nghiệp 117 0 3 114
3.4 Sơ cấp 12 0 0 12
3.5 Chưa qua đào tạo 5 0 0 5
4 Chức danh, chức vụ 227 10 33 184
4.1 Trưởng phòng 6 1 5 0
4.2 Phó trưởng phòng 9 0 9 0
4.3 Công chức 130 2 13 115
4.4 Cán bộ hợp đồng 82 7 6 69
(Nguồn: Sở Lao động – TH&XH quản lý tháng 12/2015)
Qua biểu 2.5 Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác giải quyết chính sách ưu đãi NCCVCM trên địa bàn tỉnh là 227 người. Trong đó, giới tính: nam 128 người, chiếm tỷ lệ 56,38%, nữ 99 người, chiếm tỷ lệ 43,61%.
Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác thực thi chính sách NCCVCM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cơ bản đáp ứng về mặt số lượng. Tuy nhiên, về trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, đó là vẫn còn một số công chức, viên chức, nhân viên làm công tác chính sách chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, số người chưa có trình độ chuyên môn đại học khá cao và đặc biệt vẫn còn một số người chưa qua đào tạo hoặc chỉ là sơ cấp.
Ở cấp xã: toàn tỉnh có 184 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên văn hoá - xã hội được giao trực tiếp làm nhiệm vụ công tác lao động, người có công và xã hội, trong đó: chuyên trách làm công tác chính sách người có công với cách mạng là 115 người, đạt tỷ lệ thấp 62,5%; hợp đồng làm công tác chính sách người có công với cách mạng là 69 người, chiếm tỷ lệ cao 37,5%. Ngoài ra, những xã có số lượng đối tượng đông, địa bàn rộng như các xã Bình Châu, Bình Phú (huyện Bình Sơn), xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành) ngoài công chức văn hoá - xã hội thì Uỷ ban nhân dân xã còn bố trí thêm 01 nhân viên hợp đồng lao động để giúp chính quyền thực hiện chính sách này.
Nhìn chung đội ngũ những người thực hiện chính sách cho NCCVCM như trên thực chất là những người giải quyết chính sách, chưa phải là nhân viên
công tác xã hội. Họ làm công việc của quản lý nhà nước về NCCVCM chưa phải là họ đảm nhận các dịch vụ CTXH. Do đó chất lượng dịch vụ NCCVCM là chưa đáp ứng nhu cầu của NCCVCM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2.3.3. Thực trạng các dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi
Nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các hỗ trợ về 05 dịch vụ: hỗ trợ chăm sóc – phục hồi sức khỏe, tham vấn tâm lý, hỗ trợ sinh kế, dịch vụ hoạt động kết nối, hỗ trợ tiếp cận chính sách qua các lát cắt như đánh giá kết quả đạt được của từng loại hình dịch vụ, đánh giá về nhân viên xã hội thực hiện các loại hình dịch vụ trên. Ngoài ra, để có được các đánh giá khách quan nhất, đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng để thu thập các nhận định của họ về từng loại hình dịch vụ CTXH đã được nhận. Kết quả khảo sât cụ thể sau:
2.3.3.1. Hỗ trợ chăm sóc - phục hồi sức khỏe
Bảng 2.6. Đánh giá kết quả hỗ trợ chăm sóc, phục hồi sức khỏe
S
TT Hỗ trợ đã được nhận Tổng số
Rất
tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Chưa tốt Tỷ lệ
K hiệu quả
Tỷ lệ
1
Chăm sóc tại gia
đình 100 27 27% 25 25% 34 34% 14 14%
2
Điều dưỡng tại gia
đình 100 36 36% 32 32% 23 23% 9 9%
3
Chăm sóc (ở) tại
Trung tâm 100 12 12% 47 47% 34 34% 7 7%
4
Điều dưỡng tại
Trung tâm 100 67 67% 12 12% 13 13% 8 8%
5
Chăm sóc, hỗ trợ
khác(bệnh viện) 100 9 9% 24 24% 32 32% 35 35%
(nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Qua số liệu khảo sát 100 người có công với cách mạng trên địa bàn về kết quả dịch vụ hỗ trợ chăm sóc – phục hồi sức khỏe. Chăm sóc sức
khỏe tại gia đình có 27 người trả lời rất tốt, chiếm 27%; số người trả lời tốt 25 người, chiếm 25%; 34 người trả lời chưa tốt, chiếm 34% và có 14 người trả lời không hiệu quả chiếm 14%. Dịch vụ điều dưỡng tại gia đình:
trả lời rất tốt 36 người, chiếm 36%; tốt 32 người, chiếm 32%; chưa tốt 23 người, chiếm 23%; và không hiệu quả là 9 người, 9%; dịch vụ chăm sóc tại Trung tâm: rất tốt 12 người, 12%; tốt 47 người, 47%; chưa tốt 34 người, 34%; không hiệu quả 7 người, chiếm 9%; Điều dưỡng tại Trung tâm: rất tốt 67 người, 36; tốt 12 người, 12%; chưa tốt 13 người, 13%;
không hiệu quả 8 người, 8%; chăm sóc hỗ trợ khác (như tại bệnh viện) rất tốt 9 người, 9%; tốt 24 người, 24%; chưa tốt 32 người, 32% và chưa có hiệu quả 35 người, 35%. Từ đó cho thấy rằng phần đông người có công với cách mạng đã được tiếp cận với hoạt động chăm sóc – phục hồi sức khỏe với nhiều hình thức, như: chăm sóc tại gia đình, trung tâm và điều dưỡng phục hồi sức khỏe cũng như hỗ trợ chăm sóc tại bệnh viện… Tuy nhiên kết quả cũng chỉ ra rằng các hình thức chăm sóc sức khỏe chưa tốt, thậm chí không hiệu quả còn ở mức cao. Đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tại gia đình và chăm sóc tại Trung tâm còn chưa tốt từ 32 đến 34% có hình thức chăm sóc tại bệnh viện không hiệu quả chiếm 35%.
Bảng 2.7. Đánh giá nhân viên hỗ trợ chăm sóc phục hồi sức khỏe
S
TT Đặc điểm NVXH Tổng
số
Rất phù hợp
Tỷ lệ Phù hợp Tỷ lệ
Ít phù hợp
Tỷ lệ K.
Phù hợp
Tỷ lệ 1 Trình độ CMNV 100 22 22% 24 24% 34 34% 20 20%
2 Kỹ năng 100 15 15% 23 23% 22 22% 40 40%
3 Thái độ 100 45 45% 33 33% 22 22% 0 0%
4 Phương pháp 100 14 14% 19 19% 32 32% 35 35%
5 Đạo đức nghề nghiệp 100 46 46% 23 23% 11 11% 20 20%
(nguồn khảo sát tháng 4 năm 2016)
Đánh giá về nhân viên hỗ trợ chăm sóc – phục hồi sức khỏe cho NCCVCM các tiêu chí về trình độ, kỹ năng, thái độ, phương pháp và đạo đức nghề nghiệp có bản là phù hợp. Tuy nhiên tỷ lệ ít phù hợp và không phù hợp còn ở mức cao. Đặc biệt là trình độ và kỹ năng chăm sóc của nhân viên chưa được đối tượng hài lòng 35-40%.
“Thật sự tôi rất thích được đi điều dưỡng tại Trung tâm vì ở nhà việc ăn uống rất kộm, thể dục ngày tập ngày khụng,chỏn lắm, mệt mừi lắm. Đến Trung tâm điều dưỡng được ăn uống điều độ và được chăm sóc ai trong chúng tôi sức khỏe cũng tốt lên, có người tăng vài ba cân “tóc dài da trắng”, được cho đi tham quan Nhà máy lọc dầu vui lắm và thấy đất nước phát triển ai cũng mừng vui”. (Cô Đinh Thị Xung, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng)
Nhìn chung kết quả các hình thức chăm sóc – phục hồi sức khỏe cho NCCVCM chưa đạt chất lượng như mong muốn, tỷ lệ chưa tốt và không hiệu quả còn ở mức cao; nhân viên hỗ trợ chăm sóc – phục hồi sức khỏe cho người có công các tiêu chí về trình độ, kỹ năng, thái độ, phương pháp và đạo đức nghề nghiệp cơ bản là phù hợp, bên cạnh đó trình độ và kỹ năng chăm sóc của nhân viên chưa được đối tượng hài lòng.
2.3.3.2. Dịch vụ tham vấn- tư vấn tâm lý
Bảng 2.8. Đánh giá kết quả hỗ trợ tham vấn – tư vấn
S
TT Hỗ trợ đã được nhận Tổng sốRất tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Chưa
tốt Tỷ lệ K. hiệu quả Tỷ lệ
1
Tham vấn tư vấn nói
chuyện chuyên đề 100 23 23% 20 20% 35 35% 22 22%
2 Thăm hỏi, trò chuyện 100 15 15% 34 34% 43 43% 8 8%
3 Chia sẻ kỹ năng trợ giúp 100 16 16% 12 12% 23 23% 49 49%
4 Khác 100 2 2% 37 37% 34 34% 27 27%
(Nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Về dịch vụ tham vấn – tư vấn đối với đối tượng NCCVCM, qua khảo sát cho thấy tham vấn – tư vấn nói chuyện chuyên đề như đối thoại, tìm hiểu về chế độ chính sách, hoạt động vãng gia thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ kỹ năng về trợ giúp của bản thân và gia đình NCCVCM và hoạt động khác của tham vấn – tư vấn có nhưng vẫn còn ít, như thỉnh thoảng mới đến nhà để tham vấn – tư vấn chiếm tỷ lệ cao như nói chuyện chuyên đề chiếm 64%;
thậm chí có người trả lời họ không nhận được sự tham vấn, chia sẻ nào ngoài việc phát tiền theo chế độ của nhà nước và tặng quà của chủ tịch nước, chứ không ai thăm hỏi tham vấn về các vấn đề liên quan.
Bảng 2.9. Đánh giá nhân viên hỗ trợ tham vấn – tư vấn
S
TT Đặc điểm NVXH
Tổng Số
Rất tốt Tỷ lệ
Khá
tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ
Chưa tốt Tỷ lệ
1 Trình độ CMNV 100 24 24% 28 28% 22 22% 26 26%
2 Kỹ năng 100 14 14% 25 25% 26 26% 35 35%
3 Thái độ 100 42 42% 32 32% 24 24% 2 2%
4 Phương pháp 100 16 16% 19 19% 32 32% 33 33%
5 Đạo đức nghề nghiệp 100 45 45% 24 24% 12 12% 19 19%
(Nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Về nhân viên hỗ trợ tham vấn – tư vấn đối với NCCVCM theo khảo sát cho thấy rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt chiếm tỷ lệ 26%;
về kỹ năng chưa tốt chiếm 35%; về thái độ nhân viên rất tốt và khá tốt và tốt chiếm tỷ lệ 98%, chưa tốt chiếm 2%, điều đó nói lên thái độ nhân viên là tích cực; về phương pháp chưa tốt đạt 33%; về đạo đức nghề nghiệp chưa tốt là 19%;
Đánh giá về dịch vụ tham vấn – tư vấn đối với đối tượng NCCVCM, nói chuyện chuyên đề về chế độ chính sách, hoạt động vãng gia thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ kỹ năng về trợ giúp vẫn còn ít, như thỉnh thoảng mới đến nhà nói chuyện chuyên đề chiếm 64%; thậm chí có người trả lời họ không nhận được sự tham vấn; về nhân viên hỗ trợ tham vấn – tư vấn đối với NCCVCM theo khảo sát cho thấy rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt.
2.3.3.3. Hỗ trợ sinh kế
Bảng 2.10. Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ sinh kế
S
TT Hỗ trợ đã được nhận Tổng số
Rất
tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Chưa
tốt Tỷ lệ K. hiệu quả Tỷ lệ
1 Hướng dẫn cách làm ăn
10
0 20 20% 23 23% 22 22% 35 35%
2 Hỗ trợ thiết bị làm ăn
10
0 34 34% 15 15% 40 40% 11 11%
3 Hỗ trợ vốn làm ăn
10
0 12 12% 16 16% 24 24% 48 48%
4 Hỗ trợ vay vốn làm ăn
10
0 34 34% 37 37% 13 13% 16 16%
5 Hỗ trợ khác (qL chi tiêu) 10
0 25 25% 14 14% 34 34% 27 27%
(nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Qua số liệu khảo sát cho thấy hỗ trợ sinh kế đối với NCCVCM vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó 2 nội dung cơ bản là hướng dẫn cách làm ăn và hỗ trợ vốn để làm ăn được đánh giá là không hiệu quả lần lượt là 35% và 48%;
Bảng 2.11. Đánh giá về nhân viên hỗ trợ sinh kế
S
TT Đặc điểm NVXH Tổng
số
Rất
tốt Tỷ lệ Khá
tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Chưa
tốt Tỷ lệ
1 Trình độ CMNV 100 27 27% 26 26% 21 21% 26 26%
2 Kỹ năng 100 23 23% 25 25% 26 26% 26 26%
3 Thái độ 100 42 42% 32 32% 24 24% 2 2%
4 Phương pháp 100 18 18% 23 23% 34 34% 25 25%
5 Đạo đức nghề nghiệp 100 56 56% 25 25% 12 12% 7 7%
(nguồn khảo sát tháng 4 năm 2016)
Qua bảng trên cho thấy viên trợ giúp sinh kế còn hạn chế về mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng là 26%, hạn chế về phương pháp là 25%.
Đánh giá kết quả dịch vụ hỗ trợ sinh kế cho NCCVCM đạt những kết quả tốt nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu chưa phù hợp và chưa có hiệu quả;
nhân viên hỗ trợ thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp hỗ trợ là chưa đạt yêu cầu.
2.3.3.4. Dịch vụ hoạt động kết nối
Bảng 2.12. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ kết nối
STT Hỗ trợ đã được nhận Tổng số Có Tỷ lệ Không có Tỷ lệ
1 Được hỏi về kết nối 100 36 36% 64 64%
2 Được kết nối với cơ quan NN 100 46 46% 54 54%
3 Được kết nối với đồng đội 100 32 32% 68 68%
4 Được cùng XD KH kết nối 100 12 12% 88 88%
5 Được hỗ trợ theo nhu cầu K. nối 90 9 10% 81 90%
(Nguồn khảo sát tháng 4/2016)
Có 100 người được hỏi về kết nối có 36 người trả lời có hỗ trợ kết nối, tuy nhiên số người trả lời không có hỗ trợ gì là 64 người, chiếm 64%; được kết nối với cơ quan nhà nước người trả lời có 46% người trả lời không là 54 người chiếm 54%; được kết nối với đồng đội có 32 người trả lời có và 68 người trả lời không chiếm 68%; người được cùng xây dựng kế hoạch kết nối 12 người, tương ứng với 12% và người không có tham gia xây dựng kế hoạch kết nối là 88 người, 88%; và hỗ trợ theo nhu cầu kết nối là 9 người tương ứng với 9% và số người trả lời không có hỗ trợ là 90%.
Bảng 2.13. Đánh giá về nhân viên hỗ trợ kết nối
S
TT Đặc điểm NVXH Tổng
số Rất
tốt Tỷ lệ Khá
tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Chưa tốt
Tỷ lệ
1 Trình độ CMNV 100 16 16% 19 19% 24 24% 41 41%
2 Kỹ năng 105 25 24% 26 25% 30 29% 24 23%
3 Thái độ 100 45 45% 32 32% 22 22% 1 1%
4 Phương pháp 100 13 13% 22 22% 30 30% 35 35%
5 Đạo đức nghề nghiệp 100 60 60% 23 23% 11 11% 6 6%
(nguồn khảo sát tháng 4 năm 2016)
Qua bảng trên cho thấy nhân viên hỗ trợ dịch vụ kết nối về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng và phương pháp còn nhiều hạn chế lần lượt về tỷ lệ người đánh giá chưa tốt là 41%, 23% và 35%;
Nhìn chung dịch vụ hỗ trợ kết nối đối với NCCVCM là rất thấp, có nhiều người chưa được kết nối và chưa được hỏi về kết nối; nhân viên hỗ trợ trình độ, kỹ năng còn nhiều hạn chế.
2.3.3.5. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách
Bảng 2.14. Kết quả tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Đơn vị tính: Người
TT Đối tượng Kết quả điều tra, rà soát
Về thực hiện chế độ ưu đãi Số người chưa được xác nhận Tổng
số
Trong đó Số đối
tượng hưởng đúng
Số đối tượng hưởng chưa
đầy đủ
Số đối tượng hưởng sai
1 Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ 45.445 35.736 9.655 54 404
2 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 186 169 17 - 21
3 Thương binh 19.958 18.942 1,007 9 545
4 Bệnh binh 4.469 3.935 461 73 46
5 Người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm CĐHH 3.084 3.029 49 6 1
6 Người có công GĐCM 6.170 5.707 454 9 378 7 Người HĐCM, HĐKC bị
địch bắt tù, đày
805 8 Thanh niên xung phong 1.065 930 133 2 2.247
9 Tuất từ trần 778 748 15 15 0
Tổng cộng 81.155 69.196 11.791 168 4.447
(Nguồn: Kết quả điều tra, rà soát của Sở Lao động – TB&XH tháng 3/2015) Nhìn vào bảng số liệu 2.14 trên cho thấy qua điều tra, rà soát 09 nhóm đối tượng với tổng số 81.155 trường hợp hưởng các chính sách, chế độ trợ cấp ưu đãi NCCVCM thì có 69.196 người hưởng hưởng đầy đủ chính sách, chế độ ưu đãi, đạt tỷ lệ 85,26%; 11.791 trường hợp hưởng chưa đầy đủ chế độ, chiếm tỷ lệ 14,53% và có 168 người được xác nhận hoặc hưởng sai chính sách, chế độ ưu đãi, chiếm tỷ lệ 0,21%. Kết quả này khẳng định trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước đối với người có công; và việc thực hiện chính sách đối với người có công về cơ bản là đúng đối tượng, đủ chính sách và kịp thời về thời gian.
Qua điều tra, khảo sát cho thấy số kê khai chưa được xác nhận NCCVCM và người tham gia kháng chiến còn tồn đọng ở các địa phương là 4.447 trường hợp. Các trường hợp trên số đông là do chính sách mới được bổ sung, sửa đổi;
do không còn hồ sơ, giấy tờ gốc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng 2.15. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách
S
TT Hỗ trợ đã được nhận Tổng số Có Tỷ lệ Không có Tỷ lệ
1 Được hỏi về rà soát chính sách 100 83 83% 17 17%
2 Được biết chế độ hiện hưởng 100 88 88% 12 12%
3 Được tham gia kê khai bổ sung 100 54 54% 46 46%
4 Tham gia với cơ quan NN 100 34 34% 66 66%
(nguồn khảo sát tháng 4/ 2016)
Dich vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách đối với NCCVCM qua khảo sát 100 người, có 83 người trả lời có hỗ trợ tiếp cận chính sách, chiếm 83% ; 17 người trả lời không có nhận được trợ giúp về rà soát chính sách, 17%; có 88 người được biết về chế độ chính sách mình đang hưởng, chiếm 88%; có 12%
số người chưa hiểu đúng về chế độ chính sách; số người được tham gia kê khai bổ sung 54 người, 54%; số người không được tham gia kê khai bổ sung 46 người, chiếm 46%; có 34 người được tham gia góp ý với cơ quan nhà nước và 66 người chưa được tham gia chiếm 66%.
Bảng 2.16. Đánh giá về nhân viên hỗ trợ tiếp cận chính sách
S
TT Đặc điểm NVXH Tổng
số
Rất
tốt Tỷ lệ Khá
tốt Tỷ lệ Tốt Tỷ lệ Chưa tốt
Tỷ lệ
1 Trình độ CMNV 100 56 56% 32 32% 9 9% 3 3%
2 Kỹ năng 100 34 34% 30 30% 26 26% 10 10%
3 Thái độ 100 59 59% 23 23% 16 16% 2 2%
4 Phương pháp 100 67 67% 21 21% 9 9% 3 3%
5 Đạo đức nghề nghiệp 94 57 61% 22 23% 10 11% 5 5%
(Nguồn khảo sát tháng 4/2016)