Điều kiện về tư cách thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở VN (Trang 23 - 27)

III. Quyền tự do kinh doanh trước và sau khi có Luật doanh nghiệp

2. Quyền tự do trong thành lập doanh nghiệp

2.1. Những điều kiện cơ bản khi thành lập doanh nghiệp

2.1.4. Điều kiện về tư cách thành lập doanh nghiệp

Pháp luật quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp cũng như quyền góp vốn vào thành lập doanh nghiệp nhằm thu lợi trừ những trường hợp bị cấm.

Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 12/12/1990 quy định:

Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. Và những trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tư nhân đó là: Người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án tù mà chưa được xoá án, viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, các sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

Và những truờng hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp được cụ thể tại Điều 2 Quy định của Hội đồng bộ trưởng cụ thể hóa một số điều trong Luật doanh nghiệp tư nhân (Ban hành kèm theo Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/07/1991 của Hội đồng bộ trưởng) bao gồm:

-Cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước;

-Những người đang giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyền các cấp theo chế độ bầu cử;

-Cán bộ quản lý các Liên hiệp xí nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh;

-Sĩ quan tại ngũ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam.

Còn theo Luật công ty ngày 12/12/1990 thì:

Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội có quyền góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định của Luật này. Những trường hợp bị cấm góp vốn, tham gia thành lập và quản lý công ty gồm:

-Nghiêm cấm Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào công ty hoặc tham gia thành lập công ty nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Viên chức trong bộ máy Nhà nước, sĩ quan tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân không được phép tham gia thành lập hoặc quản lý công ty.

-Người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án tù mà chưa được xoá án, thì không được phép tham gia thành lập hoặc quản lý công ty.

Những trường hợp trên đã được quy định chi tiết Tại Điều 3 quy định của Hội đồng bộ trưởng cụ thể hoá một số điều trong Luật công ty (Ban hành kèm theo Nghị định số 222-HĐBT ngày 23/07/1991 của Hội đồng bộ trưởng) như sau:

"Những đối tượng sau đây không được thành lập hoặc tham gia quản lý công ty:

-Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước theo Nghị định của Hội động bộ trưởng về công chức Nhà nước số 169-HĐBT ngày 25/05/1991.

-Những người đang giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyền các cấp theo chế độ bầu cử.

-Các cán bộ quản lý các liên hiệp xí nghiệp và xí nghiệp quốc doanh.

-Sĩ quan tại ngũ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam."

Tuy nhiờn, Luật doanh nghiệp tư nhõn và Luật cụng ty chưa phõn định rừ ba hành vi góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp, tài sản nào là tài sản của Nhà nước và công quỹ cũng chưa quy định cụ thể.

Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999 đã khắc phục được những hạn chế này. Theo quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định của Chính phủ số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp thì:

Thứ nhất: Mọi tổ không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luât doanh nghiệp.

Thứ hai: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Thứ ba: Những người không được quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

Một là: Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Tài sản của nhà nước và công quỹ gồm:

-Tài sản mua sắm bằng vốn ngân sách Nhà nước;

-Kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước;

-Đất được sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

-Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và kinh phí nói trên.

Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng lợi nhuận thu được từ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

-Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ của cơ quan, đơn vị;

-Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách;

-Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cán bộ cơ quan đơn vị.

Hai là: Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.

Ba là: Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

Bốn là: Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Năm là: Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.

Sáu là: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.

Bảy là: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp.

Tám là: Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

Thứ tư: Người có quyền góp vốn vào công ty bao gồm:

Một là: Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, trừ những trường hợp sau đây:

-Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

-Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Hai là: Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Các quy định trên của Luật doanh nghiệp đã tạo ra khả năng mở rộng cho nhiều đối tượng có thể đầu tư để thành lập doanh nghiệp và đó cũng chính là biểu hiện cụ thể của quyền tự do kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở VN (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w