Sự ra đời và phát triển của hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở VN (Trang 42 - 45)

Phần B: Quyền Tự Do Ký Kết Hợp Đồng Kinh Tế Trong Cơ Chế Thị Trường

I. Sự ra đời và phát triển của hợp đồng kinh tế

1. Sự ra đời của hợp đồng kinh tế.

Vào thời kỳ sơ khai của lịch sử loài người, con người sống thành từng bầy để cùng nhau chống chọi với thiên nhiên, họ chỉ kiếm những thức ăn có sẵn trong thiên nhiên như : hoa quả, thú rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người dần dần có khả năng nhận biết và cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho chu cầu của mình. Sau đó có sự phân công lao động xã hội giữa trồng trọt và chăn nuôi, đây là sự phân công lao động lần thứ nhất.

Trong lao động và cùng với lao động, con người ngày càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Con người biết chế tạo công cụ lao động để sử dụng làm cho năng suất lao động tăng lên. Trên cơ sở của sự phân công lao động xã hội và tăng năng suất lao động xã hội, đã xuất hiện sản phẩm dư thừa và việc chiếm sản phẩm dư thừa làm của riêng. Sự phân công lao động xã hội giữa những người sản xuất khác nhau và việc chiếm hữu sản phẩm làm của riêng làm nảy sinh một phần tất yếu khách quan là phải có sự trao đổi sản phẩm.

Như vậy, mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hóa là mối quan hệ kinh tế giữa những người chủ hàng hoá được thiết lập trên cơ sở thống nhất ý trí của những người chủ hàng hoá đó mà hình thức của nó là “bản giao kèo”. Quan niệm này trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật tác động vào và “bản giao kèo” trở thành hình thức của nó. Bản giao kèo đó chính là Hợp đồng.

Sự ra đời của hợp đồng gắn liền với sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá.

Do có nhu cầu trao đổi sản phẩm hàng hoá mà người ta phải thoả thuận với nhau về việc trao đổi đó. Sự ra đời củ hợp đồng là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Hợp đồng là hình thức biểu hiện của quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các chủ sở hữu khác nhau. Hợp đồng ra đời do nhu cầu của sự trao đổi sản phẩm hàng hoá nhưng sau đó hợp đồng phát triển ra cả ngoài phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hoá. Người ta có thể thoả thuận với nhau làm một việc gì hay không làm một việc gì thì đó cũng là một sự “giao kèo”, là hợp đồng.

Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì hợp đồng càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt là trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa - một nền kinh tế hàng hoá phát triển ở mức độ cao. Hợp đồng được sử dụng như một công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quan hệ hàng hoá tiền tệ phát sinh trong xã hội. Chế định hợp đồng là một trong những chế định pháp lý quan trọng của Bộ Luật Dân sự, ở một số nước còn có chế định hợp đồng thương mại để điều chỉnh những quan hệ thương mại giữa các thương gia, hợp đồng thương mại được tách ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự.

Đến giữa thế kỷ XX này, khi các Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời và đã xây dựng nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và quản lý toàn bộ nền kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất thì những quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá trong hoạt động sản xuất của nền kinh tế này đã mang một nội dung mới. Cụ thể là những quan hệ đó chỉ hình thành giữa các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa và những quan hệ đó vừa mang yếu tố tổ chức kế hoạch, vừa mang yếu tố tài sản.

Do vậy mà chúng không còn đơn thuần mang tính chất dân sự, chúng được loại ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự và được điều chỉnh bằng nghành Luật mới đó là nghành Luật Kinh tế. Quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá giữa các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa được thể hiện bằng một hình thức pháp lý mới đó là Hợp đồng kinh tế. Như vậy, hợp đồng kinh tế là một loại hợp đồng xuất hiện trong điều kiện một nền kinh tế phát triển có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hay nói cách khác, khái niệm hợp đồng kinh tế chỉ xuất hiện từ khi có nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

2.Quá trình phát triển của hợp đồng kinh tế ở Việt Nam.

Mỗi một mô hình kinh tế, mỗi một cơ chế kinh tế đều có một kiểu pháp luật hợp đồng kinh tế của mình. Tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định tính chất của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế. Lịch sử phát triển phỏp luật hợp đồng kinh tế ở nước ta đó chứng minh rừ mối liờn hệ phụ thuộc của pháp luật hợp đồng kinh tế vào cơ chế kinh tế.

Thứ nhất: pháp luật về hợp đồng kinh tế trong thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954 – 1959)

Sau cuộc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn và bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Trong thời kỳ này, nền kinh tế còn bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Hoạt động của các

doanh nghiệp Nhà nước đan xen với các hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân trong một mạng lưới rất phức tạp. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh doanh kèm theo Nghị định số 733/TTg ngày 10/04/1956. Điều lệ tạm thời quy định mối quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể “ bất cứ là quốc doanh, hợp tác xã, công tư hợp doanh hay tư doanh,bất cứ là người Việt Nam hay ngoại kiều kinh doanh trên đất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.

Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế đã giúp cho việc sử dụng được những khả năng nhất định của thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp phần hạn chế mặt tiêu cực của thành phần kinh tế này, hướng tới việc cải tạo nó theo kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai: Pháp luật hợp đồng kinh tế trong thời kỳ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1960-1974) .

Đến cuối những năm 1959, đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta đã có những thay đổi cơ bản. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân đã căn bản hoàn thành. Kinh tế tư bản tư nhân được thay thế bằng tư bản Nhà nước dưới hình thức công tư hợp doanh, phạm vi của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được mở rộng. Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế kế hoạch, đòi hỏi mọi hoạt động kinh tế phải chịu sự điều tiết của kế hoạch Nhà nước. Sự thay đổi của cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Ngày 04/01/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định 04/TTg ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế. Điều lệ này quy định một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước nhằm thực hiện kế hoạch Nhà nước và các nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế.

Thứ ba: Pháp luật về hợp đồng kinh tế trong thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế năm (1975-1988).

Đầu thập kỷ 70 công cuộc quản lý kinh tế được cải tiến mạnh mẽ theo phương hướng của các Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra là “ xoá bỏ lối quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý kinh tế theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa”. Chủ trương đó đòi hỏi việc quản lý kinh tế phải thực hiện triệt để nguyên tắc hạch toán kinh tế, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh đồng thời tăng cường trách nhiệm của các đơn vị kinh tế, cải tiến kế hoạch hoá, cho phép các đơn vị kinh tế cơ sở đặt các quan hệ kinh tế với nhau

để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch từ dưới lên, mạnh dạn phân cấp quản lý, tăng thêm quyền chủ động, sáng tạo của các ngành, các cấp, các cơ sở…Nhận thấy Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định số 04/TTg tỏ ra không còn phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới. Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 54/CP ngày 10/03/1975 ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Điều lệ này đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của 15 năm công tác hợp đồng kinh tế, hệ thống lại các quy định đã có, bãi bỏ quy định không còn thích hợp, bổ sung nhiều quy định mới và là Điều lệ chính thức đầu tiên về hợp đồng kinh tế.

Thứ tư: Pháp luật hợp đồng kinh tế trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1989 đến nay):

Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã quyết định chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng chế độ mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế mới coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng quan trọng, coi trọng việc sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tiếp cận nhu cầu của thị trường. Cơ chế quản lý kinh tế mới đòi hỏi phải đổi mới pháp luật hợp đồng kinh tế, đòi hỏi chế độ hợp đồng kinh tế phải quy định có căn cứ khoa học về nội dung và bằng một hình thức văn bản cao hơn các hình thức văn bản hiện hành. Do đó, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 25/09/1989 đã ra đời. Pháp lệnh gồm: 5 chương, 45 điều quy định một cách hệ thống chế độ hợp đồng kinh tế với tư tưởng chỉ đạo là tôn trọng quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh và đề cao trách nhiệm của các đơn vị kinh tế trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. Khái niệm hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Quyền tự do kinh doanh trong thành lập doanh nghiệp và quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở VN (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w