Các hình thức trả lương

Một phần của tài liệu KL KT tiền lương và các khoản trích theo lương công ty cổ phần kinh doanh nhà và xây dựng hải dương (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.2 Các hình thức trả lương

Việc tính trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức tiền lương:

1.2.1 Hình thức tiền lương thời gian:

Đây là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dừi ghi chộp thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.

Tiền lương trả theo thời gian chỉ áp dụng cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm; thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ…

Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm tính toán đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại nhược điểm là chưa gắn được tiền lương với kết quả và chất lượng lao động.

1.2.1.1 Trả lương theo thời gian giản đơn:

Đây là hình thức trả lương với đơn giá tiền lương cố định.

+ Tiền lương = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lương.

* Lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương quy định bao gồm: lương theo cấp bậc và phụ cấp tiền lương, áp dụng cho nhân viên ở bộ phận văn phòng.

+ Lương theo cấp bậc = Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc.

* Lương ngày: Áp dụng trong các trường hợp người làm việc không đi làm đầy đủ hoặc làm căn cứ trả lương cho nhân viên trong những ngày đi học, hội họp.

+ Lương ngày = Lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng (26 ngày ).

* Lương giờ: Làm căn cứ tính phụ cấp làm thêm giờ.

+ Lương giờ = Lương ngày / Số giờ làm việc ( 8 giờ ).

1.2.1.2 Trả lương theo thời gian có thưởng:

Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ thưởng trong sản xuất. Hình thức này có tác dụng thúc đẩy công nhân viên tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng áp dụng cho công nhân phụ làm công việc phụ hoặc công nhân chính làm việc ở nơi có độ cơ khí hóa tự động cao.

1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Đây là hình thức trả lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó.

+ Tiền lương = Số lượng sản phẩm, x Đơn giá tiền lương.

công việc hoàn thành

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động.

Để hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần có những điều kiện cơ bản:

+ Phải xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học tạo điều kiện để tính toán đơn giá tiền lương chính xác.

+ Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc: Kết quả hoàn thành mức lao động trong ca làm việc ngoài sự cố gắng của công nhân chính còn do trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc quyết định. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc sẽ hạn chế đến mức tối đa thời gian tổn thất, tạo điều kiện cho công nhân chính hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.

+ Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra. Do tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định và đơn giá, nên để trả lương chính xác cần tổ chức tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và xác định đúng đơn giá.

+ Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động để họ nhận thức rừ trỏch nhiệm khi hưởng lương theo sản phẩm, trỏnh khuynh hướng chạy theo số lượng, không chú ý tới việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động và chất lượng sản phẩm.

1.2.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp:

Áp dụng với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.

+ Tiền lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương đúng quy cách, phẩm chất

1.2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm (lao động của những người này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp mà họ phục vụ) như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm; công nhân bảo dưỡng thiết bị, máy móc. Căn cứ tính lương dựa vào kết quả của lao động trực tiếp.

1.2.2.3 Trả lương theo sản phẩm có thưởng:

Áp dụng dựa trên trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ thưởng (thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng…) và có thể phạt trong trường hợp:

người lao động làm ra sản phẩm hỏng, hao phí vật tư, không đảm bảo ngày công quy định, không hoàn thành kế hoạch được giao.

+ Tiền lương = Tiền lương theo sản phẩm + Tiền thưởng - Tiền phạt trực tiếp (gián tiếp) 1.2.2.4 Trả lương theo sản phẩm lũy tiến:

Tiền lương trả cho người lao động gồm: Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức của họ.

Hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và cường độ lao động đến mức tối đa, do vậy thường áp dụng để trả cho người làm việc trong khâu trọng yếu nhất hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng.

1.2.2.5 Trả lương theo khoán công việc hoặc khoán sản phẩm:

Đây là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức này áp dụng với những công việc giản đơn có tính chất đột xuất (khoán bốc vác; khoán vận chuyển vật liệu, thành phẩm…).

Trả lương theo hình thức này có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảm thời gian công việc, hoàn thành công việc giao khoán.

1.2.3 Một số chế độ khác khi tính lương:

1.2.3.1 Chế độ thưởng:

Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phí lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.

* Đối tượng xét thưởng:

+ Lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên.

+ Có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Mức thưởng: Mức thưởng 1 năm không thấp hơn 1 tháng lương theo nguyên tắc sau:

+ Căn cứ vào kết quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp thể hiện qua năng suất lao động, chất lượng công việc.

+ Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp.

* Các loại tiền thưởng: Tiền thưởng bao gồm tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến).

+ Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thường xuyên): Hình thức này có tính chất lương, đây thực chất là một phần của quỹ lương được tách ra để trả cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng cho một tiêu chí nhất định.

+ Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm: Khoản tiền này được tính trên cơ sở tỷ lệ quy định chung (không quá 40%) và sự chênh lệch giá giữa sản phẩm cấp cao và sản phẩm cấp thấp.

+ Tiền thưởng thi đua (không thường xuyên): Loại tiền thưởng này không thuộc quỹ lương mà được trích từ quỹ khen thưởng, khoản tiền này được trả dưới hình thức phân loại trong một kì (quý, nửa năm, năm).

1.2.3.2 Chế độ phụ cấp:

* Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao, chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp trách nhiệm được tính và trả cùng lương tháng. Đối với doanh nghiệp, phụ cấp này được tính vào đơn giá tiền lương và tính vào chi phí lưu thông.

* Phụ cấp khác: Là các khoản phụ cấp thêm cho người lao động như: làm ngoài giờ, làm thêm…

* Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc tại những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và các đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

1.2.4 Một số trường hợp trả lương đặc biệt:

* Làm thêm ngày: mức lương trả cho người lao động sẽ được tính bằng 150%, 200%, 300% trong các trường hợp:

+ 150%: làm thêm trong ngày thường (người lao động làm vào chủ nhật nhưng họ muốn làm thêm vào một ngày nữa trong tuần), đó chính là ngày làm việc bình thường.

+ 200%: làm thêm trong ngày nghỉ.

+ 300%: làm thêm trong ngày lễ, tết.

* Làm thêm giờ: Được tính từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hoặc 6 giờ sáng. Theo quy định, người lao động được hưởng một khoản phụ cấp làm đêm.

Phụ cấp làm đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm đêm.

* Công nhân làm ra sản phẩm hỏng, không đúng quy cách trong định mức hoặc trong tỷ lệ cho phép được trả lương bình thường.

+ Nếu công nhân làm ra sản phẩm hỏng quá tỷ lệ quy định sẽ không được trả lương và còn phải bồi thường.

+ Nếu công nhân làm ra sản phẩm không đúng quy cách quá tỷ lệ quy định sẽ được trả lương theo phẩm cấp sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu KL KT tiền lương và các khoản trích theo lương công ty cổ phần kinh doanh nhà và xây dựng hải dương (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w