Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu KL KT tiền lương và các khoản trích theo lương công ty cổ phần kinh doanh nhà và xây dựng hải dương (Trang 99 - 103)

3.3.1 Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép:

- Công ty nên tiến hành trích lập quỹ lương để dễ chi trả lương cho người lao động, tránh trường hợp trong tháng công ty không nhận thầu các công trình.

giữa các kỳ hạch toán tăng, giảm đột ngột gây biến động đến hiệu quả sản xuất, do vậy kế toán công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:

Tỷ lệ ∑ Tiền lương nghỉ phép trong năm của công nhân sản xuất

trích = x 100%

trước ∑ Tiền lương chính theo kế hoạch trong năm của công nhân sản xuất - Sổ sách kế toán tiền lương

+ Sổ kế toỏn chi tiết TK338 được lập thành 4 sổ để theo dừi chi tiết từng đối tượng đã trích.

+ Sổ chi tiết TK 334 được tỏch ra theo từng loại đối tượng để theo dừi và hạch toán.

- Tiến hành trích các khoản tiền lương nghỉ phép cho nhân viên để đảm bảo đời sống cho nhân viên và giúp cho công ty tránh được những khoản phát sinh đột biến làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.2 Xây dựng các quy định:

Công ty phải xây dựng đồng bộ các quy định nội bộ để khi triển khai công tác tiền lương, các cơ quan chức năng và các đơn vị chủ động thực hiện, tránh vi phạm các quy định về công tác quản lý:

+ Quy định quản lý lao động.

+ Quy định về quản lý và giám sát chất lượng thi công công trình.

+ Quy định quản lý vật tư, thiết bị.

+ Quy định về lương, thưởng.

+ Xây dựng bộ đơn giá chuẩn về công nhân và thiết bị dựa theo công văn của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương.

3.3.3 Về phương pháp tính lương:

Để việc chia lương có hiệu quả và khắc phục những tồn tại. Công ty nên lập bảng hệ số đánh giá chất lượng công tác cho công nhân trực tiếp sản xuất theo nhóm, tổ, đội như sau:

TT Phân loại Số công Kết quả lao động đạt được Hệ số

1 A 20-26 Vượt định mức lao động, có tinh thần trách nhiệm 1,5

2 B 15-20 Hoàn thành định mức đề ra 1,2

3 C 15 trở xuống Năng suất lao động kém, còn đi làm muộn 1 Công thức tính:

Lương tháng = Lương ngày x Số công x Hệ số chất lượng.

Trong đó:

Hệ số chất lượng:

- Làm vượt định mức nhân với 1,5.

- Làm hoàn thành định mức đề ra nhân với 1,2.

- Năng suất lao động kém (từ 15 trở xuống) nhân với 1.

3.3.4 Quản lý tiền lương của người lao động:

- Quản lý lao động cho phù hợp với nội dung quy trình công nghệ để tận dụng triệt để khả năng lao động và phân phối tiền lương theo hiệu quả đóng góp lao động của công ty.

- Công nhân viên trong công ty được phân thành 2 loại là: công nhân viên trong danh sách và công nhân viên hợp đồng (cả hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn), cho nên dẫn đến việc quản lý lao động đôi khi còn chưa chặt chẽ. Và để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán công ty cần phải tiến hành phân loại lao động và xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Công ty có thể áp dụng việc phân loại lao động theo các tiêu thức sau:

+ Phân loại theo thời gian lao động:

Công ty có thể chia lao động thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn) và lao động tạm thời. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, nó giúp công ty xác định chính

+ Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất:

Công ty có thể phân loại thành lao động trực tiếp sản xuất như: cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng máy móc, công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện lao vụ, dịch vụ. Những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu...).

Và phân loại thành lao động gián tiếp sản xuất như: nhân viên kỹ thuật, nhân viên hướng dẫn kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế....

Cách phân loại này giúp cho công ty đánh giá được tính hợp lý của lao động, từ đó có biện pháp tổ chức bố trí lao động cho phù hợp.

+ Phân loại theo chức năng của lao động:

• Lao động thực hiện chức năng sản xuất.

• Lao động thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tiếp thị, nghiên cứu thị trường.

• Lao động thực hiện chức năng quản lý.

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

3.3.5 Hạch toán các khoản trích theo lương:

Đối với bảo hiểm y tế ngoài “Bảng thanh toán lương” công ty cần có thêm chứng từ phản ánh sự chi trả bảo hiểm y tế mà người lao động nhận được. Có như vậy việc hạch toán các khoản trích theo lương mới đảm bảo sự chính xác và tạo điều kiện cho cỏc cơ quan chức năng dễ theo dừi và kiểm tra.

Ngoài ra, công ty cần phải tăng cường giám sát, kiểm tra người lao động để tránh trường hợp lao động nghỉ vài giờ vẫn được chấm công. Đồng thời cũng giám sát chặt chẽ các chứng từ như: phiếu xác nhận làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.

3.3.6 Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực:

Hiện nay, công tác tuyển chọn nguồn nhân lực của công ty tương đối hợp lý và đúng với chế độ, chính sách. Tuy nhiên để công tác này có hiệu quả hơn nữa công ty nên:

+ Xỏc định rừ những yờu cầu về trỡnh độ của người lao động đối với tất cả cụng việc.

+ Việc tuyển chọn nhân lực của công ty không nên quá tập trung vào việc xem xét bằng cấp hay sự giới thiệu của người khác. Mà công ty nên tập trung vào quá trình phỏng vấn, thử việc.

Để công tác kế toán tại công ty ngày càng hoàn thiện hơn, các nhân viên làm việc phải hiểu rừ về cụng tỏc kế toỏn và kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong cụng tác hạch toán kế toán cho phù hợp với quy định của Nhà nước và công tác quản lý kinh doanh.

Một phần của tài liệu KL KT tiền lương và các khoản trích theo lương công ty cổ phần kinh doanh nhà và xây dựng hải dương (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w