Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt chất lượng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho công ty cổ phần xăng dầu dầu khí thanh hóa (Trang 45 - 48)

2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

2.4.2. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động

2.4.2.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt chất lượng

Bên cạnh yếu tố số lượng, chất lượng của lao động cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty. Để phân tích chất lượng của lao động ta phân tích các chỉ tiêu: trình độ, học vấn, độ tuổi, giới tính...

* Phân tích chất lượng lao động qua trình độ

Ngành dầu khí nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dầu khí nói riêng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn công nghệ hiện đại nên lao động làm việc trong ngành đòi hỏi có trình độ cao, chuyên môn giỏi có nhiều kinh nghiệm.

Chính vì lẽ đó trong thời gian trở lại đây, công ty luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo. Với mục đích đào tạo nguồn nhân lực trưởng thành hơn cả lượng và chất trong chuyên môn, nghiệp vụ. Công ty rất khắt khe khi tuyển thêm lao động và từng bước triển khai kế hoạch đào tạo của minh, đã tích cực trong việc đào tạo tại chỗ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên, cử các cán bộ tham gia nghiệp vụ do Tổng công ty tổ chức, và cử đi đào tạo ở nước ngoài. Trình độ cán bộ công nhân viên trong năm 2012 được phân tích qua bảng 2-13.

Bảng phân tích trình độ lao động của PV Oil Thanh Hóa năm 2012 ĐVT: Người Bảng 2-13

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh TH12/11 TH Tỷ trọng

(%) TH Tỷ trọng

(%) +/- %

1.Trên đại học 2 2,98 3 3,66 1 150

2. Đại học, cao đẳng 35 41,79 42 51,22 7 120

3. Trung cấp 10 25,37 15 18,29 5 150

4. Sơ cấp nghề xăng

dầu 20 29,85 22 26,83 2 110

Tổng số 67 100 82 100 15 122,39

Qua số liệu bảng trên cho thấy chất lượng lao động của PV Oil Thanh Hóa là tương đối cao. So với năm 2011 số lượng lao động đã tăng 15 người tương ứng tăng 22,39%. Trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 42 người, chiếm 51,22 % tổng cán bộ công nhân viên năm 2012. Số lượng lao động có trình độ trên đại học (thạc sỹ) là 3 người, chiếm 3,66% tổng số lao động, tăng 1 người so với năm 2011. Thạc sĩ là Giám đốc và các phó Giám đốc Số lượng đại học, cao đẳng này chủ yếu là cấp quản lý và nhân viên các phòng ban.

Trung cấp tăng 5 người, tương ứng tăng 50%. Với tỷ lệ trình độ cán bộ cao như vậy công ty sẽ có rất nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, lập kế hoạch. Còn lại là lao động trung cấp, sơ cấp nghề xăng dầu những lao động này chủ yếu thực hiện ở khâu bán hàng và marketing lần lượt là 15 người và 22 người chiếm 18,29% và 26,83%.

Như vậy số lượng lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng ngày càng tăng về mặt số lượng. Thực tế đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh xăng dầu trong và ngoài nước, nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ quản lý với các công ty kinh doanh dầu khí trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên trước mắt công ty phải đào tạo nhiều hơn nữa cán bộ công nhân viên có đủ trình độ chuyên môn ngoại ngữ và làm việc trong điều kiện áp lực cạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty vẫn cần tuyển dụng những lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động sẵn có nhằm phát huy tối đa những khả năng phục vụ cho việc tiếp cận nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

* Phân tích chất lượng lao động theo độ tuổi

Bảng phân tích lao động theo độ tuổi

Bảng 2-14

STT Độ tuổi Số người %

1 <30 34 41,46

2 31 - 45 40 48,78

3 46 - 55 6 7,31

4 >55 2 2,43

Tổng 82 100,00

Lao động từ 31-45 là 40 người, chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty. Đây là lực lượng lao động vừa có sức khỏe vừa có kinh nghiệm trong công việc lại chiếm tỷ trọng lớn, họ đã góp phần vào sự thúc đẩy phát triển của công ty.

Lực lượng cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 41,46% chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng số lao động trong công ty. Tuy rằng lực lượng lao động trẻ này còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhưng đây là lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe tốt, năng động và có khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Ở độ tuổi từ 46-55 tuổi có 6 người chiếm 7,37% trong tổng số lao động, lực lượng lao động này chiếm tỷ trọng nhỏ trong lực lượng toàn công ty. Đây là số lao động giàu kinh nghiệm và chủ yếu làm ở bộ phận quản lý.

Nhìn chung, qua phân tích trên ta thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là có kinh nghiệm và tuổi đời trẻ, đây là điều kiện thuận lợi để công ty có khả năng phát triển tốt hơn.

Ta tính độ tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty theo phương pháp tính số bình quân gia quyền:

2

min

max X

X = X + (2.14)

Công thức này có ý nghĩa lượng biến thiên thực hiện được phân bố theo khoảng thì số bình quân cộng giá trị trung tâm khoảng

X = 20+30 = 25

2

X = 31+45 = 38

2

X = 46+55 = 50,5

2

X = 55+60

= 57,5 2

Ta có hệ số tuổi bình quân theo phương pháp gia quyền.

T = 25 x 34 + 38 x 40 + 50,5 x 6 +2 x 57,5 = 34 tuổi 82

Có thể nói rằng PV Oil Thanh Hóa có một đội ngũ lao động trẻ năng động có độ tuổi lao động bình quân là 34 được dẫn dắt bởi người quản lý giàu kinh nghiệm.

Đây cũng chính là điều kiện để công ty phát triển tốt.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho công ty cổ phần xăng dầu dầu khí thanh hóa (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w