Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho công ty cổ phần xăng dầu dầu khí thanh hóa (Trang 48 - 52)

2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Thời gian lao động là yếu tố phản ánh trực tiếp đến năng suất lao động. Để nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận Công ty cần phải phân tích việc sử dụng thời gian lao động sao cho phù hợp với công việc.

Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động để biết được thời gian lao động bị tổn thất hay hiệu quả như thế nào để từ đó tính được số nhân công cần thiết và năng suất lao động của công nhân. Để đánh giá tiềm năng sử dụng lao động, tính hợp lý của chế độ công tác và ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến hoạt động kinh doanh ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.

Bảng số liệu 2-15 cho ta thấy năm 2012 tổng số công nhân viên trong danh sách tăng 15 người tương ứng với tăng 22,38%. Đây cũng là nguyên nhân làm cho số ngày công làm việc thực tế trong năm tăng lên là 22,39% so với năm 2011.

Năm 2012 số ngày công có hiệu quả tăng 3.661 ngày, tương ứng tăng 21,43%

so với năm 2011. Nguyên nhân là do số lượng lao động tăng và số ngày công làm việc thực tế tăng cao.

Số ngày công có hiệu quả tăng cũng làm cho số giờ công có hiệu quả năm 2012 tăng lên so với năm 2011. Cụ thể tăng 29.898 giờ tương ứng với tăng 23,03%.

Số giờ làm việc bình quân của 1 công nhân/ ngày năm 2012 cũng có sự tăng lên.

So với năm 2011 tăng 0,1 giờ, tương ứng tăng 1,32% .

Số giờ làm việc cả năm của 1 công nhân năm 2012 cũng tăng lên 10,1 giờ, tương ứng tăng 0,52% so với năm 2011 và giảm 64,3 giờ, tương ứng giảm 3,20 % so với kế hoạch năm.

Ta có:

- Số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày thực tế là:

(258 – 253) x 82 = 410 (ngày công) - Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày:

(7,8 – 7,7) x 20.746 = 2.074,6 (giờ công) - Tổng số giờ công thiệt hại bởi hai nguyên nhân trên là:

7,8 x 410+ 2074,6= 5.272,6 (giờ công) Wh : Năng suất lao động giờ của công nhân

Wh= 859.116.130.267 = 5.378.074 đồng/giờ 159.744,2

Ta có thể xác định một cách tương đối tổn thất này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Mức lãng phí = Tổng số giờ thiệt hại x Wh

= 5.272,6 x 5.378.074 = 28.356.432.970 đồng

Nguyên nhân vắng mặt, ngừng việc trọn ngày và không trọn ngày của CBCNV đã làm tổn thất 28.356.432.970 đồng, một số tiền tương đối lớn. Vì vậy việc giám sát theo dừi thời gian làm việc, thực hiện chế độ thưởng, kỷ luật đối với CBCNV và xõy dựng một định mức lao động phù hợp là rất cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả làm việc, tránh lãng phí, đặc biệt là lãng phí thời gian.

Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Bảng 2-15

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011

năm 2012 TH2012/TH2011 TH2012/KH201 2

Kế hoạch Thực hiện +/- % +/- %

Tổng số CNV trong danh

sách Người 67 80 82 15 122,38 2 102,50

Tổng số ngày công theo lịch ngày 24.455 29.200 29.930 5.475 122,39 730 102,50 Tổng số ngày công có hiệu

quả ngày 17.085 20.640 20.746 3.661 121,43 106 100,51

Tổng số giờ công có hiệu

quả giờ 129.846 160.992 159.744,2 29.898 123,03 -1248 99,22

Số ngày làm việc bình quân

của 1CN năm ngày 255 258 253 -2 99,21 -5 98,06

Số giờ làm việc BQ của

1CN ngày giờ 7,6 7,8 7,7 0,1 101,32 -0,1 98,71

Số giờ làm việc cả năm của

1 CN giờ 1.938 2.012,4 1.948,1 10,1 100,52 -64,3 96,80

2.4.4. Phân tích năng suất lao động.

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiờu phản ỏnh rừ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động, là số lượng sản phẩm hay khối lượng công tác thực hiện trong một đơn vị thời gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm, có thể thực hiện bởi một công nhân hoặc một nhóm công nhân làm việc trong những điều kiện vê tổ chức sản xuất, tổ chức lao động nhất định.

Phân tích năng suất dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu để tăng năng suất, coi là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế tạo ra tích lũy và cải thiện đời sống. Tùy vào đặc điểm từng đơn vị sản xuất, ta phân tích năng suất lao động theo các chỉ tiêu khác nhau. Đối với công ty PV Oil Thanh Hóa ta lựa chọn việc phân tích năng suất lao động theo chỉ tiêu: NSLĐ bình quân của mỗi CBCNV/năm.

Tuy nhiên Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thanh Hóa là công ty về thương mại nên ở đây chỉ tính năng suất lao động theo giá trị. Số liệu được thể hiện trong bảng 2.16.

NSLĐ (giá trị) = Tổng doanh thu (Tr.đ/người – năm) (2.15) Tổng số

CBCNV

Bảng phân tích năng suất lao động

Bảng 2-16 STT Chỉ tiêu ĐVT TH2011 2012 TH 12/ TH11 TH 12/ KH 12

KH TH + % + %

2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 755,896 778,374 859,116 103,220 113,65 80,742 110,37

3 Tổng số CBCNV Người 67 80 82 15 122,38 2 102,50

4 NSLĐ (giá trị) Trđ/ng.N 11.282 9.729 10.477 -805 92,86 748 107,68 Năm 2012 năng suất lao động theo giá trị giảm xuống còn 10.477 tr/ng-năm, tương ứng giảm 7,14% so với năm 2011, tuy nhiên lại tăng 7,68% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, có thể thấy được năng suất lao động giảm vì mức sản lượng giảm, doanh thu tăng ít trong khi đó số cán bộ công nhân viên trong công ty lại tăng lên nhiều, vì thế công ty cần có chính sách phù hợp để tăng năng suất lao động như đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ cho nhân viên trong công ty…

2.4.5. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương.

Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động của người lao động dùng để trả cho người lao động nhằm bù đắp lại những hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra và tái sản xuất sức lao động. Công tác trả lương tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao vì tiền lương là đòn bẩy kinh tế, tăng sản lượng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Mặt khác, tiền lương đảm bảo thu nhập cho người lao động tái sản xuất sức lao động và nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên (CBCNV)

Nguồn hình thành quỹ lương công ty từ các nguồn sau:

- Quỹ lương được xác định trên đơn giá tiền lương do hội đồng quản trị giao.

- Quỹ lương được dự phòng từ năm trước chuyển sang - Quỹ tiền lương khác theo chế độ

Để đảm bảo phân phối và sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương hàng tháng, tổng giám đốc quyết định phân chia tổng quỹ lương theo các quỹ sau:

- Quỹ lương chi trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên theo lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán (bao gồm cả lương bổ sung nếu có) ít nhất bằng 71%

tổng quỹ lương.

- Trích không quá 10% quỹ tiền lương để lập quỹ khen thưởng từ quỹ lương - Trích không quá 2% quỹ tiền lương để lập quỹ khuyến khích và thu hút lao động giỏi.

- Trích không quá 17% quỹ tiền lương để lập quỹ dự phòng cho năm sau.

Để nhỡn nhận rừ vấn đề này cần phõn tớch tỡnh hỡnh sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân của Công ty.

Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân Bảng 2-17 ST

T Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012

TH2012/TH201

1 TH2012/KH2012

KH TH +/- % +/- %

1

Tổng số

CBCNV Người 67 80 82 15 122,00 2 102,5

2

Tổng quỹ lư-

ơng năm Tr.đ

5.91 9

6.88 8

6.91

2 993 116,77 24 100,34

3 Tổng thu nhập Tr.đ

6.22 0

7.18 3

7.47

8 1.258 120,22 295 104,10 4

Tiền lương bình quân

Tr.đ/ng-

th 7,3 7,1 7 -0,3 95,90 -0,1 98,59

5

Thu nhập bình quân

Tr.đ/ng-

th 7,7 7,4 7,5 -0,2 97,40 0,1 101,35

Tổng quỹ lương năm 2012 tăng 24 triệu đồng tương ứng tăng 0,34% so với kế hoạch do số lao động tăng 2 người so với kế hoạch và tăng 993 triệu đồng so với năm 2011 do số nhân viên tăng 15 người. Ngoài tổng quỹ lương công ty còn hình thành các nguồn tiền thưởng để tăng thêm thu nhập và động viên người lao động vì vậy thu nhập bình quân của công nhân viên tăng hơn so với tiền lương bình quân.

Cụ thể năm 2012 thu nhập bỡnh quõn là 7,5 Tr.đ/ng-th giảm 0,2Tr.đ/ng-th, tương ứng giảm 2,60% và tăng 1,35% so với kế hoạch đề ra vì công ty có nhiều khoản thưởng hơn so với kế hoạch. Do năm 2012 lợi nhuận của công ty không cao bằng năm 2011 nên có sự thay đổi về thu nhập bình quân.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho công ty cổ phần xăng dầu dầu khí thanh hóa (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w