XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình sản xuất snack gà nướng tại công ty liên doanh phạm ASSET (Trang 108 - 111)

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU BÁN THÀNH PHẨM VÀ THÀNH PHẨM

III.1. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

Có 2 phương pháp xác định độ ẩm

- Xác định độ ẩm bằng tủ sấy có quạt cưỡng bức (Oven). Đây là phương pháp chính để xác định độ ẩm vì nó cho độ chính xác cao. Do vậy mà phương pháp này được dùng để xác định hệ số hiệu chỉnh của phương pháp đo ẩm nhanh bằng infrared (máy sấy ẩm có đèn: HR83 và KETT).

- Xác định độ ẩm bằng máy sấy ẩm HR83 và KETT.

• Mục đích:

Kiểm tra độ ẩm của bán thành phẩm ssể điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp với yêu cầu đưa ra trước khi chuyển đến các giai đoạn sau.

• Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho phôi sấy 1, phôi sấy 2 và phôi sau chiên.

III.1.1. Xác định độ ẩm có quạt cưỡng bức III.1.1.1 Nguyên tắc

Mẫu sau khi đã được xay nhỏ, mịn, trộn đều, đem sấy ở nhiệt độ 103±20C trong thời gian 4h30’.

III.1.1.2. Dụng cụ

- Tủ sấy có quạt cưỡng bức.

- Cân phân tích có 4 số lẻ.

- Chén nung bằng inox.

- Giấy bạc để đậy chén nung.

- Thìa inox để lấy mẫu.

III.1.1.3. Quy trình

- Mẫu sấy 1, sấy 2 được trộn đều, xay nhỏ trong cối xay còn mẫu sau chiên thì được xay trong máy xay. Các mẫu sau khi xay xong được trộn đều lại 1 lần nữa.

- Tare cân về 0,000 cân và ghi khối lượng của chén nung + nắp chén bằng giấy bạc: W1.

- Lấy nắp ra đặt chén nung đựng mẫu lên cân, tare cân về 0. Cân khối lượng mẫu 0%, ghi:W2.

- Đậy nắp lại và chuyển chén mẫu vào tủ sấy đã ở nhiệt độ cần sấy.

- Sau thời gian 4h30’, chuyển chén mẫu và nắp đậy vào bình hút ẩm. Chờ khoảng 15 hoặc cho đến khi chén nguội ở nhiệt độ phòng thì lấy chén ra để cân.

- Tare cân về 0,000 cân chén mẫu + nắp đậy ghi: W3.

- Nếu thấy có nghi ngờ về kết quả thì tiếp tục sấy thêm 30 phút nữa trong cùng nhiệt độ đến khối lượng không đổi là được.

Chú ý: mẫu sau chiên dùng để làm ẩm, mẫu này cũng để xác định hàm lượng muối và lipid.

III.1.1.4. Công thức tính kết quả

Trong đó:

W1: khối lượng của chén nung và nắp.

W2: khối lượng mẫu

W3: khối lượng của chén + nắp + mẫu sau khi sấy.

III.1.1.5. Ưu nhược điểm của phương pháp a. Ưu điểm

- Cho kết quả có độ chính xác cao

- Là phương pháp trọng tài để làm chuẩn.

- Xác định hệ số hiệu chuẩn.

b. Nhược điểm

Thời gian xác định lâu.

III.1.1.6. Nguyên nhân gây sai số và cách khắc phục.

a. Nguyên nhân gây sai số.

- Các lồng sấy gia nhiệt không đều.

- Đảo trộn mẫu trước và sau khi xay chưa đều.

- Xay mẫu chưa nhỏ.

- Chén nung đang còn dính mẫu của lần sấy trước.

- Trong thời gian quy định sấy là 4h30’ nhưng lượng ẩm chưa được bay hết gây nên sai số dư.

b. Cách khắc phục.

- Thông báo cho người quản lý ở dưới xưởng điều chỉnh nhiệt độ sấy cho đúng quy định.

- Đảo trộn đều mẫu trước khi xay.

- Mẫu phải được xay nhỏ, mịn.

- Chén nung, nắp phải sạch và được sấy cùng nhiệt độ của sấy mẫu trong 30 phút sau đó cân bằng nhiệt trong bình hút ẩm trước khi cân mẫu.

- Phải sấy mẫu đến khối lượng không đổi.

III.1.2. Xác định độ ẩm bằng máy sấy ẩm HR83 và KETT.

Giữa hai máy sấy ẩm HR83 và KETT thì máy HR83 cho kết quả chính xác hơn do vậy mà máy HR83 được sử dụng trong việc xác định độ ẩm của bán thành phẩm nhiều hơn, còn máy KETT chỉ thường sử dụng khi xác định ẩm của bột và đậu phộng khi nhập về.

III.1.2.1. Nguyên tắc.

Mẫu sau khi xay nhỏ, mịn, trộn, đều và tùy theo từng loại mẫu khác nhau mà ta cài đặt chế độ sấy khác nhau.

- Đối với mẫu sấy 1: sấy ở nhiệt độ 1200C trong thời gian 15 phút.

- Đối với mẫu sấy 2: sấy ở nhiệt độ 1200C trong thời gian 10 phút.

- Đối với mẫu sau chiên: sấy ở nhiệt độ 90oC trong thời gian 5 phút.

III.1.2.2. Dụng cụ - Máy sấy ẩm HR83.

- Thìa inox lấy mẫu.

III.1.2.3. Quy trình.

- Các mẫu được trộn đều trước khi xay, mẫu sấy 1 và sấy 2 được xay trong cối xay còn mẫu sau chiên được xay trong máy xay. Sau khi xay xong dùng thìa trộn đều lại một lần nữa.

- Reset để máy xóa kết quả của lần sấy trước.

- Chọn phương pháp để sấy:

+ Sấy 1: chọn phương pháp 01.

+ Sấy 2: chọn phương pháp 02.

+ Sau chiên, sau tẩm: chọn phương pháp 03.

- Nhấn nút O/T để máy trở về 0.0000g.

- Dùng thìa inox để lấy mẫu: đối với mẫu sấy 1 và sấy 2 thì lượng cân là 3g±10%.

- Nhấn nút start để máy bắt đầu đo.

- Đủ thời gian cài đặt sấy máy sẽ báo kêu, hiện két quả của hàm lượng % ẩm trên màn hình.

III.1.2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp.

a. Ưu điểm.

Cho kết quả nhanh.

b. Nhược điểm.

Kết quả không chính xác.

III.1.2.5. Nguyên nhân gây sai số và cách khắc phục.

a. Nguyên nhân gây sai số.

- Đảo trộn và đồng nhất chưa đều.

- Các lồng sấy gia nhiệt không đều.

- Xay mẫu chưa nhỏ.

- Vệ sinh đĩa cân chưa sạch.

- Tần suất dùng máy nhiều gây nóng máy.

- Đĩa cân bị méo do sử dụng nhiều, hoặc đĩa cân bị lệch, máy sẽ không trả về số 0.000g.

b. Cách khắc phục.

- Đảo trộn mẫu đều trược khi và sau khi xay.

- Thông báo cho người quản lý dưới xưởng điều chỉnh gia nhiệt theo đúng quy định.

- Xay mẫu phải nhỏ, mịn.

- Quét sạch hết mẫu của lần sấy trước còn dính trên đĩa cân.

- Chờ máy nguội xuống nhiệt độ 400C thì mới sử dụng tiếp ( thời gian chờ máy nguội rất lâu do vậy mà ta nên làm nguội bằng cách quạt cho máy nhanh nguội).

- Thay đĩa cân mới.

Ghi chú:

- Đối với thiết bị Oven thì mỗi lần làm ẩm cần 2 chén nung, còn thiết bị HR83 thì mỗi lần làm chỉ có một kết quả.

- Các mẫu sau sấy 1 và sấy 2 cũng được tiến hành làm như trên mỗi ngày rồi từ đó tính ra kết quả trung bình hàm lượng ẩm của từng thiết bị trong 1 tháng. Hệ số hiệu chỉnh của mỗi tháng được tính như sau:

HSHC = % ẩm Oven - % ẩm HR83.

Từ các hệ số hiệu chỉnh trên mà mỗi lần khi làm ẩm HR83 phải cộng thêm hoặc trừ bớt đi hệ số hiệu chỉnh để ra kết quả của ẩm cần xác định.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình sản xuất snack gà nướng tại công ty liên doanh phạm ASSET (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w