HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình sản xuất snack gà nướng tại công ty liên doanh phạm ASSET (Trang 91)

I. 4.6 Bột ngọt

V.2.HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY

V.2.1. Các máy móc và thiết bị của hệ thống.

Bảng 32: Bảng liệt kê máy và thiết bị của hệ thống

STT Tên máy hoặc thiết bị Quy cách Số lượng Ghi chú 1 Bồn phản ứng V = 10m3 04 Hiếu khí 2 Bơm nước thải Q = 5m3/h

N = 0.75KW

04 Bơm chìm 3 Máy thổi khí Q = 5m3/h 04 -

4 Hệ thống đường ống dẫn khí, nước thải và các van liên quan - - - 5 Hệ thống điều khiển và dây - 01 - 6 Song chắn rác - - -

V.2.2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống xử lý nước thải

V.2.3. Nguyên lý hoạt động

Đây là hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp lên men hiếu khí hoạt động từng mẻ nối tiếp (SBR). Sử dụng phế phẩm vi sinh B560 HV của công ty Bio-Sytem International Inc. (USA).

Nước thải của nhà máy đi theo ống số (8), bị đập (10) ngăn lại, do đó sẽ chảy vào các hố (1), (2), (3). Các hố chứa nước thải (1), (2), (3) được xây ngầm dưới mặt đất và được thông với nhau. Bơm (7) sẽ bơm nước thải từ hố (1) lên bồn xử lý nước thải.

Bồn xử lý nước thải là một bồn hình trụ, bên trong được cấy sẵn một lượng chế phẩm vi sinh B560 HV. Máy nén khí (6) tạo ra khí nén sục vào bồn xử lý nước thải, tạo ra một môi trường hiếu khí trong thời gian trước và sau khi xử lý xong, để lắng nước. Chế phẩm vi sinh sẽ lắng xuống đáy bồn, nước thải xử lý sẽ được tháo ra qua van (9).

V.2.4. Quy trình vận hành V.2.4.1. Kiểm tra

- Nguồn điện cung cấp.

- Tình trạng của bồn phản ứng, đường ống dẫn khí, nước (độ kín, van,…). - Song chắn rác (độ thông thoáng).

- Tình trạng hoạt động của máy bơm, máy thổi khí (độ rung, tiếng ồn của bạc đạn, nhớt của máy thổi khí).

- Chất lượng nước thải từ công đoạn nấu (nếu chứa phôi nhiều, bột hoặc dầu nhớt phải báo ngay cho quản đốc phân xưởng Pallet).

V.2.4.2. Vận hành

- Bơm nước thải từ hố gas vào bồn phản ứng theo từng đợt (tùy thuộc vào lượng nước thải ra từ công đoạn nấu).

- Máy thổi khí hoạt động từ 2h-3h tự động tắt 30 phút sau đó lại tiếp tục chạy với chu trình trên. Tuyệt đối không được tắt máy thổi khí bằng tay.

- Nếu hệ thống và men vi sinh hoạt động ổn định, tùy thuộc vào chất lượng nước thải trong bồn phản ứng, theo cảm quan nếu thấy nước chuyển sang màu nâu vàng (nước thải mới bơm vào có màu trắng đục) lấy mẫu nước để lắng, quan sát nếu thấy phần nước bên trên tương đối trong, bùn hoạt tính lắng ở dưới có màu vàng thì có thể tắt máy thổi khí, để lắng bùn khoảng 1h và mở van xả bỏ phần nước phía trên bồn phản ứng ra ngoài.

- Sau đó khóa van xả, tiếp tục bơm nước vào, mở máy thổi khí, bắt đầu lại quy trình.

- Theo thời gian, lượng bùn hoạt tính (sinh khối) trong bồn phản ứng có thể tăng lên về mặt khối lượng. Trong đó, có một phần bị thoái hóa, cần phải xả bỏ bớt và thêm men mới vào.

- Tùy thuộc vào lượng nước thải thực tế mà điều chỉnh các thông số cho phù hợp:

+ Thời gian của chu trình xử lý. + Lượng xả bỏ sinh khối định kỳ. + Khối lượng men cần thêm vào.

+ Thời gian lắng: 1h. + Thời gian xả nước: 1h.

+ Số mẻ xử lý trong 1 ngày: 2 mẻ.

V.2.5. Chế phẩm vi sinh sử dụng

Nhà máy sử dụng chế phẩm vi sinh B560 HV của côgn ty Bio – System International Inc.(USD). Sản phẩm vi sinh này bao gồm hệ vi sinhvật ( hơn 14 chủng vi sinh) đã được chọn lọc, làm cho thích nghi và có tốc độ nhân sinh khối lớn, đặc biệt thích nghi cao cho mục đích xử lý nước thải ngành thực phẩm.

V.2.5.1. Lợi ích của B560

- Giúp thiết lập hệ vi sinh vật trong hệ thống mới.

- Nâng cao chất lượng nước thải đầu ra, tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giảm mùi và ngăn tạo bọt.

- Giảm BOD, COD, TSS.

- Tăng hiệu quả lắng, giảm ảnh hưởng của hệ thống khi bị quá tải và bị sốc của chất thải.

- Giảm phát sinh bùn.

- Giảm chi phí tiêu thụ hóa chất.

- Ngăn cản hình thành các “filaments” – các vi khuẩn hình sợi, là nguyên nhân gây “nổi bọt”, “nổi bùn” trong hệ thống.

V.2.5.2. Liều lượng sử dụng

- Giai đoạn nuôi cấy ban đầu (20 ngày):

Cấy cho bể hiếu khí, sử dụng B560 HV (Q = 5m3/day, COD = 500mg/l), khử mùi và giảm COD, BOD, TSS.

Tổng lượng vi sinh sử dụng cho bể hiếu khí trong 20 ngày đầu nuôi cấy là 0.3 kg BOD

- Giai đoạn duy trì hệ thống (ngày 21 trở đi): B560 HV = 5gr/day

PHẦN 3: PHÂN TÍCH – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRONG QUY

CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU – LƯU MẪU Tên sản phẩm: Snack Gà nướng

Bộ phận kiểm tra: Phòng thí nghiệm (QC) I.1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Mục đích:

Lấy mẫu là một quá trình lấy mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm nhằm xác định phẩm chất qua 3 quá trình: cảm quan, hóa lý và vi sinh.

Ý nghĩa:

Quyết định kết quả phân tích.

I.1.1. Đối với nguyên vật liệu.

I.1.1.1. Bột mì, tinh bột, đường, muối.

- Lấy mẫu từ các bao đựng bột, đường, muối bằng xiêm lấy mẫu. Trước khi đặt xiêm vào bao thì xiêm phải được làm sạch. Đặt xiêm theo hướng vào phần giữa của bao và hướng từ dưới lên trên, máy xiêm úp xuống sau đó phải xoay xiêm 1800 rồi rút ra.

- Đối với những bao không xiêm được thì lấy mẫu bằng cách mở miệng bao. - Tùy theo số lượng trong lô hàng mà lượng bao được lấy mẫu được quy định trong bảng sau:

Số bao trong lô hàng Số bao được lấy mẫu Nhỏ hơn 5 Tất cả

Từ 6 ÷ 100 Không ít hơn 5 Lớn hơn 100 Không ít hơn 5%

Dùng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để tìm bao được chỉ định, lấy mẫu và xiêm các bao đã được chỉ định. Lấy mẫu vào khay inox khoảng 3 kg và trộn đều. Sau đó dàn đều lên khay hình vuông rồi chia hình vuông theo đường chéo thành 4 phần, lấy 2 phần đối diện sau đó trộn đều và tiếp tục lặp lại quá trình chia mẫu như trên cho đến khi lượng mẫu khoảng 300 ÷ 500 g rồi chia làm 2 mẫu, 1 mẫu đem thử nghiệm còn 1 mẫu đem lưu.

- Tần suất lấy mẫu: mỗi khi hàng nhập về.

I.1.1.2. Dầu thực vật Olein

- Dùng đũa thủy tinh khuấy trộn đều và chia thành 2 phàn bằng nhau, 1 phần dùng để làm thí nghiệm, còn 1 phần để lưu mẫu.

- Tần suất lấy mẫu: mỗi khi hàng nhập về.

I.1.2. Đối với bánh bán thành phẩm và thành phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Xác định độ ẩm

 Xác định độ ẩm có quạt cưỡng bức Nguyên tắc

- Mẫu sau khi được xay nhỏ, mịn, trộn đều, đem sấy ở nhiệt độ 103 ± 20C trong thời gian 4h30’.

 Xác định độ ẩm bằng máy sấy ẩm HR83 và KETT Nguyên tắc:

- Mẫu sau khi xay nhỏ, mịn, trộn đều và tùy theo từng loại mẫu khác nhau mà ta cài đặt chế độ sấy khác nhau.

- Đối với mẫu sấy 1: sấy ở nhiệt độ 1200C trong thời gian 15 phút - Đối với mẫu sấy 2: sấy ở nhiệt độ 1200C trong thời gian 10 phút - Đối với mẫu sau khi rang: sấy ở nhiệt độ 900trong thời gian 5 phút.

 Xác định tỉ khối Nguyên tắc:

- Mẫu bánh được lấy trực tiếp từ băng tải rồi đem cân khối lượng trên cân điện tử, dùng tấm gạt để gạt bánh cho bằng. Sau đó đọc kết quả từ thước đo.

 Xác định hàm lượng muối Nguyên tắc:

- Mẫu bánh sau khi đã được xay nhỏ và trộn đều, rồi hòa tan bằng dung dịch H2SO4 0.02N. Sau đó dùng máy chuẩn độ điện thế MetterDL55 với sự có mặt của chất chuẩn AgNO3 0.1N để xác định hàm lượng muối có trong mẫu.

Phương trình phản ứng:

NaCl + AgNO3 H2SO4 NaNO3 + AgCl (màu trắng)

 Xác định hàm lượng dầu bằng phương pháp Soxhlet Nguyên tắc:

- Lipid có trong mẫu bánh được tách ra bằng dung môi petroleum ether nhờ hệ thống trích ly tự động soxhlet. Lượng lipid thu được đem sấy và cân. Từ đó ta tính ra được hàm lượng lipid có trong mẫu.

I.1.3. Kiểm tra khối lượng , hàm lượng không khí, quy cách đóng gói của bao thành phẩm.

 Kiểm tra khối lượng Nguyên tắc:

Bao thành phẩm được lấy từ mỗi máy và kiểm tra bằng cân phân tích

 Kiểm tra hàm lượng không khí có trong bao thành phẩm Nguyên tắc:

Bao thành phẩm được lấy từ mỗi máy và dùng thước cặp Miyutoyo để kiểm tra.

 Kiểm tra quy cách đóng gói của bao thành phẩm Nguyên tắc:

Bao thành phẩm được lấy từ mỗi máy sau đó quan sát bằng mắt thường và dùng thau nước sạch để kiểm tra độ kín của bao.

I.1.4. Hình thức kiểm tra I.1.4.1 Phôi sấy 1

- Chờ nhiệt độ nguội đến 400C. Khi phôi đang chảy xuống băng tải rồi dùng hộp nhựa hứng mẫu, sau 1÷3 phút lại lấy mẫu lần nữa. Cứ tiếp tục làm như thế khoảng 4÷5 lần, lượng mẫu hứng được từ 150÷200g, trộn đều mẫu rồi đem xay khoảng 100g.

- Tần suất lấy mẫu: khi sấy phôi được 2h30 phút.

I.1.4.2 Phôi sấy 2

- Mở nắp ngoài của máy sấy, chờ cho lồng quay đến nút (mở-đóng) của lồng sấy rồi dùng hộp nhựa đựng mẫu lấy mẫu ở 2 ngăn liên tiếp nhau (trong mỗi lồng sấy thì có 4 ngăn) khoảng một lượng 150÷200g, trộn đều mẫu rồi đem xay khoảng 100g.

- Tần suất lấy mẫu: khi sấy phôi được 6h.

I.1.4.3 Mẫu bánh sau rang và sau tẩm a. Sau rang:

- Dùng ca nhựa khô, sạch (>5l), có nắp đậy (vì mẫu này dùng để làm ẩm), hứng mẫu khi mẫu đã được rang xong, qua máy ly tâm để ráo dầu và chạy xuống băng tải.

- Tần suất lấy mẫu: mỗi giờ lấy 1 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Sau tẩm:

- Dùng ca nhựa khô, sạch (>5l), có quai sách hứng mẫu bánh ở ngay lồng quay sau khi đã tẩm gia vị

- Tần suất lấy mẫu: mỗi giờ lấy 1 lần.

I.1.4.4. Hàm lượng muối và béo trong bánh a. Hàm lượng muối

- Khi xác định hàm lượng muối thì ta lấy mẫu trực tiếp từ băng tải sau khi bánh mới chiên xong (sau chiên) và sau khi tẩm gia vị (sau tẩm).

- Tần suất thực hiện:

+ Đối với bánh sau chiên: sau 1h làm 1 lần

+ Đối với bánh sau tẩm: sau 1h làm 1 lần

b. Hàm lượng béo:

- Mẫu dùng để xác định hàm lượng béo được lấy từ mẫu dùng để xác định muối. - Tần suất thực hiện: Mỗi ngày chỉ xác định hàm lượng béo một lần vào đầu ca.

I.1.4.5 Phôi trước khi đóng gói

- Kiểm tra tại băng chuyền: QC quan sát chỉ tiêu hình dạng, màu sắc, nếm thử mùi vị, độ chín, độ giòn phôi.

- Kiểm tra tại phòng thí nghiệm: QC lấy mẫu đựng đựng trong hộp và đem về phòng thí nghiệm kiểm tra chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, độ ẩm phôi.

I.1.4.6 Phôi đã đóng gói

- Xuống trực tiếp phòng đóng gói để lấy mẫu.

- Lấy mỗi máy là 2 gói nếu có 2 máy đang đóng gói. - Lấy 4 gói nếu chỉ có 1 máy đang đóng gói.

- Tần suất lấy mẫu: sau 4h lấy 1 lần.

I.2. PHƯƠNG PHÁP LƯU MẪU I.2.1. Bột mì, tinh bột, muối, đường.

- Khối lượng mẫu lưu: 150÷300g. - Lưu mẫu vào bao ni lông màu trắng.

- Ghi phiếu lưu mẫu: nơi sản xuất của nguyên liệu, tên của mặt hàng, ngày giờ kiểm, tên người kiểm rồi bỏ tờ phiếu này vào trong gói chứa bột mẫu lưu.

- Lưu mẫu trong tủ lưu.

- Thời gian lưu: khoảng 1 tháng, sau khi đã sản xuất hết nguyên vật liệu nhập về.

I.2.2 Dầu

- Khối lượng lưu khoảng: 150 ÷ 300 g.

- Lưu vào chai bằng nhựa, có nút đậy kín hoặc trong bao nilon màu trắng.

- Ghi phiếu lưu mẫu: nơi sản xuất của nguyên liệu, tên của loại dầu, ngày giờ kiểm, tên người kiểm sau đó sau đó gián tờ phiếu này ở bên ngoài chai.

- Lưu mẫu trong tủ lưu

- Thời gian lưu mẫu: khoảng 1 tháng, sau khi đã sản xuất hết nguyên liệu nhập về.

I.2.3 Phôi sấy và bánh sau rang tẩm

- Các mẫu này không cần lưu vì chỉ làm trong ngày, trong ca. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu làm chưa kịp có thể đựng mẫu trong hủ nhựa có nắp đậy, kín rồi ghi ký hiệu tên của từng loại và thời gian lấy mẫu.

I.2.4 Bánh đã đóng gói

- Số lượng lưu tùy thuộc vào sự hoạt động của máy mà lưu mẫu nhiều hay ít, cứ một máy đóng gói thì lấy hai mẫu để lưu.

- Ghi phiếu mẫu: tên sản phẩm, số máy đóng gói, tên người đóng gói, ngày giờ lấy mẫu lưu, tên người lấy mẫu.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU NGUYÊN VẬT LIỆU

• Mục đích của việc thử nghiệm: là thống nhất yêu cầu kỹ thuật, kiểm tra thử nghiệm để đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu nhập vào.

• Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các nguyên vật liệu nhập vào

II.1. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM CỦA BỘT MÌ VÀ TINH BỘT II.1.1. Nguyên tắc

Ẩm có trong mẫu được làm bay hơi nước bằng máy sấy ẩm Kett ở nhiệt độ 1350C trong thời gian 30 phút. Sau khi sấy xong máy sẽ tự động hiện lên hàm lượng ẩm cần xác định. II.1.2. Dụng cụ - Khay inox - Xiêm inox - Máy Kett - Muỗng inox II.1.3. Quy trình

- Reset kết quả của lần sấy trước để máy tare về 0.00g. - Trộn đều mẫu.

- Dùng thìa inox để lấy mẫu.

- Khi máy hiện lên điều kiện sấy thì đưa mẫu vào.

- Cân đủ 5.00±0.02g rồi nhấn nút start để máy tự động sấy.

- Đủ thời gian sấy 30 phút máy sẽ báo hiệu sấy xong. Trên màn hình của máy sẽ hiện lên kết quả cần xác định.

II.1.4. Ưu và nhược điểm của máy Kett II.1.4.1. Ưu điểm

- Nhanh - Dễ sử dụng

II.1.4.2. Nhược điểm

Kết quả không chính xác.

II.1.5. Nguyên nhân sai số và cách khắc phục II.1.5.1. Nguyên nhân

- Dụng cụ lấy mẫu không được sạch và khô. - Để mẫu ngoài không khí sẽ làm tăng độ ẩm - Máy hoạt động nhiều nên bị nóng.

II.1.5.2. Cách khắc phục

- Lấy mẫu về phải làm ngay hoặc đựng trong bao, tủ kín. - Chờ máy nguội rồi tiến hành làm.

II.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA BỘT MÌ VÀ TINH BỘT

• Mục đích: xác định độ chua, nhằm đánh giá mức độ chế biến và bảo quản của bột.

• Phạm vi áp dụng: áp dụng cho bột mì, tinh bột, bột nếp, bột ngô…

II.2.1. Nguyên tắc

Mẫu bột được cân vào bình tam giác và hòa tan bột bằng nước cất. Sau đó chuẩn bằng dung dịch NaOH 0.1N với sự có mặt của chỉ thị phenolphtalein 1%. Điểm tương đương nhận được khi dung dịch có màu hồng.

II.2.2. Dụng cụ

- Thìa inox - Bình tam giác. - Đũa thủy tinh. - Bình tia - Cân phân tích số lẻ. - Buret 25ml, vạch chia 0.1ml. II.2.3. Hoá chất. - Dung dịch NaOH 0.1N. - Chỉ thị phenolphtalein 1%. - Nước cất. II.2.4. Quy trình

- Cân 1.00g mẫu bột vào bình nón sạch, tránh để bột dính lên thành bình nón. - Hòa tan khoảng 40ml nước cất vào mẫu bột. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dùng đũa thủy tinh khuấy cho bột tan.

- Dùng bình tia tráng đũa và xung quanh thành bình khoảng 1ml nước cất. - Cho vào bình nón 4÷5 giọt chỉ thị PP 1%.

- Tiến hành chuẩn bằng dung dịch NaOH 0.1N vào bình nón đến khi dung dịch chuyển thành màu hồng. Ghi thể tích của NaOH 0.1N tiêu tốn Vml.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình sản xuất snack gà nướng tại công ty liên doanh phạm ASSET (Trang 91)