2.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất
Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn tong 3 năm qua đã có nhữn chuyển biến tích cực, cụ thể được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình cho vay hộ sản xuất trong qua ba năm 2010 – 2012 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/201
0
2012/2011 Dư nợ đầu năm 239.418 304.822 430.427
Doanh số cho vay
trong kỳ 312.289 460.313 681.101 147,4% 148%
Doanh số thu nợ
trong kỳ 246.885 334.708 545.389 135,6% 162,9%
Dư nợ cuối kỳ 304.822 430.427 566.139
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo
& PTNT Tây Sơn năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng số liệu 2.5 ở trên cho thấy trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn qua 3 năm đạt kết quả khá tốt. Doanh số cho vay và mức dư nợ của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm. Đầu năm 2010, dư nợ là hơn 239 tỷ đồng. Trong năm 2010 ngân hàng thực hiện cho vay 312.289 triệu đồng và thu về 246.885 triệu đồng. Trong hai năm còn lại, doanh số cho vay đều tăng một cách đáng kể. Năm 2011 là 460.313 triệu đồng, và năm 2012 là 681.101 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cao, năm 2011 tăng 47,4% so với năm 2010, năm 2012 tốc độ này là 48%, tương đối ổn định. Doanh số thu nợ cũng bắt kịp tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, năm 2011, doanh số thu nợ đạt tốc độ tăng trưởng 35,6 %, thấp hơn tốc độ tăng doanh số cho vay nhưng đến năm 2012 thì lại vượt trội hơn với tốc độ 62,9% so với 2011.
Các dự án kinh doanh của hộ sản xuất thường có thời hạn ngắn, quay vòng trong năm nên cơ cấu theo thời hạn vay của cho vay hộ sản xuất cũng có nét đặc thù:
Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay hộ sản xuất theo thời hạn vay
Đơn vị: triệu đồng
2010 2011 2012
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Ngắn
hạn 224.848 72,0% 354.441 77% 566.676 83,2%
Trung,
dài hạn 87. 440 28,0% 105.872 23% 114.425 16,8%
Có thể thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, điều này được giải thích bởi đặc điểm cho vay hộ sản xuất gắn với đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất và đặc thù kinh tế vùng. Các đối tượng kinh doanh chủ yếu là các loại cây trồng, vật nuôi nên thời hạn của dự án thường ngắn, nên thời gian hoàn vốn nhanh. Đồng thời có thể thấy trong 3 năm qua cơ cấu theo thời hạn của cho vay hộ sản xuất tiếp tục chuyển biến chậm, tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm nhẹ nhẹ: tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2012 là 16,8%, giảm 6,2%% so với năm 2011 và giảm 11,2% so với năm 2010. Gần đây, hoạt động kinh tế ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh đã trở nên phong phú và đa dạng hơn, trồng rừng phát triển, các loại cây nguyên liệu như keo, cọ dầu,... đang ngày càng phổ biến, các cây lâu năm như cao su mới xuất hiện và đang được thử nghiệm trên nhiều diện tích. Vì vậy, trong tương lai nhu cầu về vốn trung, dài hạn ngày càng tăng, cùng với định hướng phát triển cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, cơ cấu theo thời hạn của cho vay hộ sản xuất được dự đoán sẽ chuyển dịch một cách có định hướng trong những tiếp theo.
Đây là những thành công lớn của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực cho vay hộ sản xuất. Thành công đó, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh còn phải kể đến một
yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế. Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế huyện Hương Sơn cũng như Tĩnh Hà Tĩnh có những bước phát triển tiến bộ đáng kể, kinh tế mở mang, đời sống nhân dân được cải thiện, đó là những nhân tố tích cực giúp cho hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn nói riêng đạt kết quả cao.
Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn hoạt động tín dụng theo cơ chế khoán tài chính, chi phí phải tự cân đối các chi phí đầu vào và đầu ra để đảm bảo có lãi. Cơ chế này khiến cho lãi suất cho vay của chi nhánh không những cao hơn với các NHTM khác mà mức lãi suất đó còn kém tính linh hoạt, điều đó ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh .
Hệ thống NHNo & PTNT trong cả nước từ trước đến nay hoạt động tín dụng vẫn mang tính chuyên doanh theo lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ nhỏ, điều này thể hiện rừ trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Trên địa bàn huyện Hương Sơn sản xuất nông nghiệp là phổ biến do vậy dư nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp. Khác với những NHTM khác hoạt động trên cùng địa bàn, theo chiến lược tín dụng của chi nhánh đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu là hộ gia đình cá thể.
Việc lựa chọn chiến lược này trước hết phù hợp chỉ đạo chung của ngân hàng cấp trên, phù hợp với thực trạng kinh tế của địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh và quan trọng hơn phù hợp với trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng chi nhánh.
2.2.2 Dư nợ cho vay hộ sản xuất
Dư nợ cho vay hộ sản xuất đầu kỳ và cuối kỳ trong 3 năm từ 2010 đến 2012 được thể hiện trong bảng 2.5. Dư nợ đầu năm 2010 là 239.418 triệu đồng, cuối năm là 304.822 triệu đồng. Chênh lệch đầu kỳ và cuối kỳ không cao nhưng nguyên nhân không phải xuất phát từ việc hoạt động cho vay hộ
sản xuất không tốt mà do trong năm 2010 có nhiều hợp đồng tín dụng được thanh lý, thu hồi hết nợ nên dự nợ cuối kỳ không cao. Hai năm tiếp theo dư nợ tăng cao, cùng với doanh số cho vay lớn, và doanh số thu nợ luôn theo sát.
Dư nợ cuối năm 2012 đạt 566.139 triệu đồng, tăng gần 262 tỷ đồng so với năm 2011. Về cơ cấu, dư nợ cho vay hộ sản xuất theo thời hạn được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.7: cơ cấu cho vay hộ sản xuất theo thời hạn trong 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ hộ sản xuất 239.418 304.822 430.427
- Ngắn hạn 186.565 77,92% 254.519 83,5% 359.591 83,54%
- Trung hạn và dài hạn 52.853 22,08% 50.303 16,5% 70.836 16,46%
(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn) Qua số liệu bảng trên ta thấy: Hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn là cấp vốn lưu động, vốn quay vòng cho các hộ sản xuất kinh doanh cá thể ngắn hạn, năm 2010 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 77,92%, năm 2011: 83,5%, năm 2012: 83,54% so với tổng dư nợ, phần dư nợ trung hạn và dài hạn tập trung chủ yếu ở một số hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải, và những hộ vay đời sống chiếm tỷ trọng 22,08% (năm 2010), 16,5% (năm 2011), 16,46% (năm 2012), các hoạt động cho vay dài hạn đầu tư vào các công trình hạng mục có giá trị cao hầu như chưa có.
2.2.3 Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng dư nợ cho vay
Cho vay hộ sản xuất là hoạt động cho vay chủ yếu của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn nói riêng. Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng dư nợ cho vay phản ánh hiệu quả cho vay hộ sản xuất trên phương diện quy mô. Trong những năm qua, cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NN&PTNT đã thể hiện vai trò mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Quan sát biểu đồ trên có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất trong tổng dư nợ cho vay của NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn trong 3 năm qua đều rất lớn. Năm 2010, tỷ trọng này là 82,54%, năm 2011 giảm nhẹ xuống còn 81,47% nhưng đến năm 2012 thì tăng đột biến lên 88,05%.
2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn
Nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng NHNo &PTNT Tây Sơn tập trung vào cho vay hộ sản xuất. Sau đây là tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của cho vay hộ sản xuất trong 3 năm vừa qua:
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm
2012 2011/2010 2012/2011 Tổng dư nợ hộ
sản xuất 239.418 304.822 430.427 Nợ quá hạn 2.421 4.140 4.770
Tỷ lệ nợ quá hạn 1,01% 1,36% 1,11% 134,6% 81,62%
Nợ xấu 320 520 1.280
Tỷ lệ nợ xấu 0,134% 0,17% 0,30% 126,87% 176,47%
(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn trong những năm vừa qua đều được kiểm soát ở dưới mức 2%. Qua 3 năm, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn biến động không nhiều: năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 0,134%, nợ quá hạn 1,01%, năm 2011 các tỷ lệ này đều tăng nhẹ với tốc độ lần lượt là 26,87% và 34,6% Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn (76,47%) lên mức 0,3% còn tỷ lệ nợ quá hạn thì giảm nhẹ xuống còn 1,11%
Về thu nợ và nợ quá hạn:
Hộ nông dân trả nợ tốt, nợ quá hạn qua các năm cũng chủ yếu là từ các khoản cho vay ngắn hạn, năm 2010 nợ quá hạn 1,01%, năm 2011 nợ quá hạn 1,36%, năm 2012 nợ quá hạn 1,11% so với tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất.
Nợ quá hạn và nợ xấu nằm trong tỷ lệ an toàn vốn. Để làm được điều đó chi nhánh đã có những giải pháp tháo gỡ và định hướng tốt trong lựa chọn khách hàng nên qua các năm nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điều này chứng tỏ chất
lượng tín dụng ở chi nhánh là tốt và chi nhánh cũng có những bước đi định hướng đúng đắn về công tác khách hàng.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm vừa qua thấp là do nhiều lý do:
- Do dư nợ hộ sản xuất tăng cao và liên tục qua các năm (từ năm 2010:
239.418 triệu đồng, lên đến 430.427 triệu đồng năm 2012) điều nàylàm tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp ( = nợ quá hạn / tổng dư nợ )
- Một số khách hàng khi đến hạn trả nợ được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Việc gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ có ưu điểm là tạo điều kiện cho khách hàng không phải lập lại hồ sơ, nhưng chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn, vì đa phần các khoản nợ được gia hạn là những khoản nợ có mức độ rủi ro cao và khi có vấn đề mới được quan tâm giải quyết. Vì vậy đòi hỏi các cán bộ tại chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa tăng cường công tác thu nợ đảm bảo khả năng thanh khoản và giảm bớt rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
Trong tổng dư nợ đã xử lý tại chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sơn phần lớn là những hộ đã xử lý tài sản, hiện không còn khả năng thu. Hàng quý đã tiến hành phân tích nợ, giao chỉ tiêu thu nợ tới từng cán bộ tín dụng, tìm mọi biện pháp tận thu để tăng thu nhập cho đơn vị và răn đe những hộ hiện đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nên tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức an toàn.
+ Hệ thống NHNo & PTNT trong cả nước nói chung, chi nhánh NHNo
& PTNT Tây Sơn nói riêng từ trước đến nay hoạt động tín dụng vẫn mang tính chuyên doanh theo lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trên địa bàn huyện Hương Sơn sản xuất nông nghiệp là phổ biến, hộ nông nghiệp chiếm tới 85%, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng các cây lương thực như lúa, lạc ngô và chăn nuôi trâu bò, hươu.thủy hải sản chưa phát triển, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường nên sản phẩm sản xuất ra từ nông, lâm ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu thụ thấp, kèm theo là thời tiết, dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
+ Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm của hộ sản xuất: Trong quan hệ tín dụng ngân hàng thường đưa ra có tài sản đảm bảo bằng các hình thức thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Điều kiện tối thiểu về quy mô tín dụng chỉ bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. Nhưng hộ sản xuất trên địa bàn huyện Hương Sơn thiếu vốn để sản xuất, tài sản đảm bảo giá trị thấp không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, nên việc cho vay vốn đối với hộ sản xuất chủ yếu là tín chấp thông qua tổ vay vốn, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNN&PTNT Tây Sơn.
- Về phía chi nhánh NHNN&PTNT Tây Sơn:
+ Chiến lược kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT Tây Sơn là tập trung đẩy mạnh huy động vốn bằng cách đa dạng các hình thức huy động, mở rộng mạng lưới giao dịch. Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn nhu cầu về vốn, áp dụng phương thức cho vay thuận tiện, nên công tác huy động vốn không ngừng được nâng lên qua các năm, mức dư nợ cho vay cũng không ngừng được tăng trưởng, nên chất lượng tín dụng được đảm bảo hơn.
+ Chất lượng của công tác thẩm định dự án: Chi nhánh NHNN&PTNT Tây Sơn thường xuyên tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra trước và trong khi cho vay nên mức dư nợ cho vay hàng năm liên tục tăng cao, công tác thu nợ được đảm bảo. Tuy nhiên công tác thẩm định cho vay chỉ mới quan tâm đến khía cạnh tài chính và tài sản đảm bảo tiền vay, chưa xem xét đầy đủ đến các yếu tố khác, điều đó ảnh hưởng đến tăng trưởng mức dư nợ cho vay và cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
2.2.5 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất
Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tuy là một bộ phận khó tách rời trong chỉ tiêu lợi nhuận nói chung của ngân hàng nhưng sau đây là những số liệu phản ánh một cách tương đối về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn.
Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Thu nhập 37.186 64.265 78.249
Chi phí 31.697 52.248 65.104
Chi phí hoạt động tín dụng 25.404 44.848 55.442 Chi phí ngoài tín dụng khác 6.293 7.400 9.662
Lợi nhuận 5.489 12.017 13.145
(Nguồn: phòng Kế hoạch kinh doanh) Quan sát bảng 2.9 có thể thấy thu nhập từ cho vay hộ sản xuất trong 3 năm qua có sự thay đổi đáng kể: năm 2010 thu nhập từ hoạt động này là 37.186 triệu đồng nhưng đến năm 2011 con số này là 64.265 triệu đồng, tăng đến 72,82%. Năm 2012, thu nhập từ cho vay hộ sản xuất vẫn tăng với 78.249 triệu đồng, tăng 21,76% so với 2011. Điều này cho thấy quy mô cho vay hộ sản xuất đã được mở rộng. việc thu nợ được hoàn thành tốt. Về lợi nhuận, nhờ sự tăng doanh thu mà 3 năm qua ngân hàng cũng gặt hái được không ít lợi nhuận. Năm 2010, lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng là 5.489 triệu đồng, năm 2011, lợi nhận tăng lến đáng kể với 12.017 triệu đồng. Có thể nói đây là một bước tăng trưởng đáng kinh ngạc với trong vòng 1 năm, lợi nhuận tăng 6.528 triệu đồng, tương đương 119%. Năm 2012, tuy tốc độ tăng trưởng có hơi chậm hơn, nhưng hoạt động ho vay hộ sản xuất cũng mang lại cho ngân hàng lợi nhuận khá cao: 13.145 triệu đồng.
2.3 Kết quả đạt được và một số hạn chế