Kết quả đạt được và một số hạn chế .1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn, Hà Tĩnh (Trang 55 - 62)

Về doanh số, dư nợ cho vay:

Dựa trên tình hình về cho vay hộ sản xuất thể hiện ở trên có thể thấy trong những năm qua, hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay đã được duy trì ở mức cao, ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Năm 2011, doanh số cho vay tăng 148 tỷ đồng, tương đương 47,4% so với năm 2010, năm 2012, tốc độ tăng trưởng này là 48 %. Dư nợ cho vay hộ sản xuất trong 3 năm 2010 – 2012 đều đạt mức cao và tăng ổn định qua các năm. Dư nợ cuối năm 2012 đã đạt con số 566.139 triệu đồng. Đây được đánh giá là một kết quả thắng lợi đối với hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn.

Về nợ xấu, nợ quá hạn và vấn đề thu nợ:

Nợ xấu, nợ quá hạn cho vay hộ sản xuât được kiểm soát dưới mức cho phép, và đều thấp hơn tỷ lệ chung của hoạt động cho vay:

Bảng 2.10: Nợ xấu, nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất và cho vay nói chung của ngân hàng trong 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm Nợ xấu Nợ quá hạn

Cho vay hộ

sản xuất Cho vay Cho vay hộ

sản xuất Cho vay

2010 1,01% 1,04% 0,134% 0,15%

2011 1,36% 1,43% 0,17% 0,2%

2012 1,11% 1,19% 0,3% 0,33%

(Nguồn: Phòng Kế hoạh – kinh doanh)

Cho vay hộ sản xuất là hoạt động cho vay tập trung nhiều khoản nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng, tuy nhiên vì khối lượng các khoản vay thường nhỏ, lẻ nên không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất.

Trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất đều thấp hơn tỷ lệ này của hoạt động cho vay nói chung. Năm 2010: tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất là 0,134% và 1,01% trong khi tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của hoạt động cho vay là 0,15% và 1,04%. Trong 2 năm tiếp theo, các chỉ tiêu trên của cho vay hộ sản xuất đều thấp hơn hoạt động cho vay nói chung. Đây là một thành tựu của nỗ lực nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn trong những năm vừa qua.

Về thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất:

Là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại, trong những năm qua, hoạt động cho vay tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn đã thu được nguồn thu nhập lớn từ tiền lãi của các khoản cho vay từ phía khách hàng, trong đó hoạt động cho vay hộ sản xuất là một bộ phận đóng góp phần lớn thu nhập của ngân hàng. Nhờ việc mở rộng doanh số cho vay cũng như quản lý và thu nợ tốt, trong 3 năm qua thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn rất khả quan. Thu nhập tăng qua các năm, lợi nhuận tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.11 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 2011 2012

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất 5.489 12.017 13.145 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 7.599 16.293 18.673

Tỷ trọng 72,23% 73,76% 70,39%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Trong 3 năm qua, lợi nhuận từ hoạt động cho vay hộ sản xuất liên tục tắng với tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2010, cho vay hộ sản xuất mang lại 72.23% lợi nhuận cho ngân hàng, trong 2 năm tiếp theo tỷ trọng này đều có sự biến động nhẹ nhưng đều đạt trên 70%. Có thể thấy đội ngũ cán bộ, nhân viên đã tích cực khai thác thị trường hộ sản xuất, mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng trong suốt 3 năm qua.

2.3.2 Hạn chế

Ngoài những kết quả nêu trên, trong 3 năm qua, hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT chi nhánh Tây Sơn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Về doanh số, dư nợ cho vay:

Thứ nhất, sự tăng trưởng về doanh số, dư nợ cho vay xuất phát từ việc nới lỏng các quy chế chứ chưa thể hiện được cách làm việc hiệu quả của ngân hàng, chưa khai thác được tối đa nhu cầu vốn của hộ sản xuất cũng như chưa đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực vốn của xã hội. Mặc dù những con số nêu trên đã phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay hộ sản xuất, doanh số cho vay cao, dư nợ lớn. Đó là một kết quả tốt về mặt kinh tế nhưng xét về mặt bản chất đó chưa thực sự là thành tựu đáng ghi nhận vì chưa phát huy được hiệu quả xã hội của một hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. Nới lỏng các quy chế cho vay dẫn tới cho vay sai mục đích, không những gây lãng phí nguồn lực của xã hội mà còn gia tăng rủi ro cho chính ngân hàng.

Thứ hai, cơ cấu cho vay chưa cân đối, dư nợ cũng như doanh số cho vay đều tập trung vào cho vay ngắn hạn là chính, điều đó thể hiện sự bấp bênh, thiếu sức mạnh cạnh tranh, chưa thực sự chủ động tích cực đầu tư các dự án dài hạn của mình. Trong 3 năm 2010 – 2012, dư nợ và doanh số cho vay ngắn hạn đều ở mức cao, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, vì chưa vượt qua những lo ngại về rủi ro, khiến nhu cầu vốn về trung dài hạn phải

chấp nhận việc quay vòng, đảo khế liên tục, trong khi nguồn vốn huy động trung, dài hạn luôn sẵn sàng.

Các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn trong 3 năm qua đều được kiểm soát dưới mức cho phép tuy nhiên các con số này lại có xu hướng gia tăng. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu và nợ qua hạn lần lượt là 0,17% và 1,36%, cả hai đều tăng so với năm 2010, năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhẹ nhưng tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh lên 0,3%. Mặc dù vẫn dưới mức 2% nhưng xu hướng tăng này cũng là một điều đáng lo ngại đối với ngân hàng. Ngoài ra, các chi tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn bị bóp méo, chưa thể hiện đúng chất lượng các khoản cho vay. Đứng trước các khoản vay có nguy cơ quá hạn, các cán bộ ngân hàng thường xử lý bằng cách gia hạn nợ cho khách hàng. Việc làm này trong một số trường hợp nhất định có thể giúp khách hàng có thêm cơ hội để hoàn thành nghĩa vụ nợ một cách tốt nhất, song các cán bộ ngân hàng thường có tâm lý trốn tránh trách nhiệm, xử lý các khoản nợ quá hạn một cách máy móc dẫn đến nhiều tổn thất cho ngân hàng.

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại 2.3.3.1 Chủ quan

Hiện nay về cách tổ chức và quy trình nghiệp vụ cho vay đã được các Ngân hàng chú trọng và luôn luôn được nâng cao. Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

+ Chưa xỏc định rừ về đầu tư phỏt triển cỏc dịch vụ ở cỏc vựng kinh tế trọng điểm, chưa coi trọng việc huy động vốn các món nhỏ trong nông thôn, hình thức huy động vốn còn chưa linh hoạt, phù hợp.

+ Một số nơi còn chưa phân tích được thị trường tốt xấu, để có một cách tổ chức hợp lý.

+ Tính chủ động, tích cực của địa phương còn hạn chế, các giải pháp còn trông chờ nhiều vào sự chỉ đạo của Trung ương. Hoặc có hiện tượng những chỉ tiêu nào của Trung ương nhắm thấy không thực hiện được thì bỏ

lơ, không phản hồi, cụ thể như chỉ tiêu tỷ trọng vốn đầu tư trung và dài hạn cho các chi nhánh ngoại thành, hay chỉ tiêu chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào đối với các chi nhánh ở đô thị có sự cạnh tranh cao…

+ Công tác điều tra, cập nhật, phổ cập các thông tin kế hoạch thị trường của toàn hệ thống còn hạn chế, chưa thành nề nếp và phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, đội ngũ nhân sự làm việc tại ngân hàng cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Trong mỗi một tổ chức luôn có những người này người kia, bên cạnh những nhân viên tích cực làm việc, tuân thủ đúng các quy tắc thì cũng có một số ít cán bộ ngân hàng còn thực hiện không đúng quy trình tín dụng dẫn đến cho vay nhiều khoản sai mục đích, thời gian cho vay lớn hơn rất nhiều so với thời gian của dự án. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ đội ngũ nhân sự. Công tác thẩm định sơ sài, chỉ mới kiểm tra các tỷ lệ tài chính mà chưa xem xét các yếu tố khác. Kết quả kiểm tra của thanh tra còn cho thấy một số cán bộ tín dụng còn vụ lợi làm ăn bất chính, cho phép khách hàng đảo nợ nhiều lần. Khi cho vay thì hồ sơ tín dụng không lưu trữ đầy đủ, việc kiểm tra giám sát khách hàng còn làm rất sơ sài, đôi khi kiểm tra nhưng không có văn bản lưu lại, quyết định cho vay còn thiếu căn cứ.

Thứ hai, sự quản lý, giám sát chưa nghiêm của đội ngũ lãnh đạo. Việc đội ngũ nhân viên hoàn thành không tốt nhiệm vụ do năng lực hạn chế hay đạo đức nghề nghiệp chưa tốt dẫn tới những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng một phần cũng do sự giám sát chưa sát sao hoặc cố tình xử lý không nghiêm các trường hợp xảy ra của cán bộ lãnh đạo trong đơn vị.

Điều này dễ tạo ra một tiền lệ xấu trong đơn vị khiến đội ngũ nhân viên ý thức thiếu nghiêm túc về tư tưởng cũng như việc làm, dẫn tới những hạn chế trong hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba, tư tưởng bao che, cảm tính giữa các cán bộ, nhân viên trong đơn vị khiến cho ý thức phê bình và tự phê bình của mỗi cán bộ nhân viên không được phát huy, những hành động sai trái không được phát giác khiến những hạn chế trên không được khắc phục.

Tóm lại, do trình độ và ý thức của một bộ phận cán bộ nhân viên chưa cao bên cạnh sự kiểm tra giám sát còn sơ sài hạn chế. Một số cán bộ còn vì lợi ích trước mắt của mình mà cố ý làm sai, không vượt qua được sự cám dổ trước mắt nên những hạn chế không đáng có vẫn luôn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng.

2.3.3.2 Khách quan

Hương Sơn là địa bàn miền núi, giao thông khó khăn cách trở và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên. Với đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ nông dân, hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng năng nề của các yếu tố thiên nhiên. Hằng năm, người dân trên địa bàn thường xuyên phải hứng chịu những trận thiên tai, lũ lụt gây hậu quả nặng nề về kinh tế cũng như con người. Từ đó, ngân hàng cũng không tránh khỏi những thiệt hại khi khách hàng gặp phải những rủi ro bất khả kháng. Chất lượng tín dụng cũng vì thế mà giảm sút.

Kinh tế của huyện phát triển chậm hơn các huyện khác, các doanh nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ hoặc thu hẹp sản xuất. Kinh tế hộ sản xuất cho vay cũng bị thu hẹp do có nhiều hộ gia đình thu được tiền đền bù giải phóng mặt bằng, do bán đất, không có hướng chuyển hướng kinh doanh mà đưa vào tiêu dùng, nhu cầu vay bị giảm sút.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các ban ngành chính quyền địa phương cũng là một trong những yếu tố gây cản trở cho việc nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Để hoàn thiện hồ sơ vay vốn, khách hàng cần được sự xác

nhận của nhiều cơ quan chính quyền, đặc biệt là các khoản vay lớn. Tuy nhiên, do giao thông khó khăn, điều kiện địa lý cách trở và cơ chế chính sách rườm rà, phức tạp, thậm chí là tiêu cực trong công tác quản lý của các cấp ban ngành địa phương gây mất nhiều thời gian và cản trở quá trình hoàn thiện hồ sơ, chậm cấp tín dụng, gây tổn thất cho khách hàng lẫn ngân hàng. Đây thực sự là những hạn chế không đáng có mà cốt yếu là chế độ quan liêu bao cấp còn chư được loại bỏ, ý chí của các bên liên quan chưa thực sự vì lợi ích chung, đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của cộng đồng, lợi dụng chức quyền để tư lợi riêng gây khó khăn cho những người trong cuộc – khách hàng và ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SƠN – HÀ TĨNH

Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của huyện Hương Sơn nói riêng, để phát triển kinh tế đòi hỏi phải có vốn. Để đáp ứng nhu cầu đó ngân hàng Tây Sơn đang có những nỗ lực, thay đổi trong công tác cho vay để đưa nguồn vốn đến gần với bà con hơn.

Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất nói riêng và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung là mục tiêu mà ngân hàng Tây Sơn đang hướng tới.

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Sơn, Hà Tĩnh (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w