Để cải thiện những hạn chế còn tồn tại, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để từng bước nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất, xuất phát từ những nguyên nhân của hạn chế nêu trên có thể đề xuất những giải pháp sau đây:
3.2.1 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên, xây dựng chiến lược đầu tư và sử dụng cán bộ.
Con người là nguồn lực quan trọng của xã hội, là yếu tố kiến tạo nên sức mạnh cho mọi tổ chức. Và ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiệu quả cho vay hộ sản xuất trong ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Sơn sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo bài bản tuy nhiên, cũng chính vì vậy và kinh nghiệm làm việc còn chưa cao, áp dụng kiến thức đào tạo chưa linh hoạt, mặt khác việc lựa chọn cán bộ ngân hàng còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều trường hợp cán bộ ngân hàng đưa con em của mình vào ngân hàng trong khi trình độ của những người này không đáp ứng yêu cầu của công việc. Thái độ làm việc của một số cán bộ nhân viên còn chưa có tinh thần trách nhiệm, vẫn còn tình trạng gây khó
khăn cho khách hàng. Mặt khác, đối tượng của loại hình cho vay này lại là các hộ sản xuất, kinh doanh, trình độ hiểu biết không cao nên thái độ kém nhiệt tình, chu đáo của nhân viên sẽ khiến họ e ngại khi đến làm việc với ngân hàng. Bên cạnh đó nhân viên ngân hàng còn có nhiều quyết định không đúng khi làm việc gây thiệt hại không chỉ cho khách hàng mà còn cho cả ngân hàng, trình độ còn hạn chế là một nguyên nhân trực tiếp làm cho chất lượng tín dụng xấu đi. Do vậy NHNo&PTNT Tây Sơn cần phải quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Cùng với việc đào tạo sâu về nghiệp vụ, thì cũng cần đào tạo thêm về tin học, ngoại ngữ và quan tâm thêm về tăng cường lý luận chính trị, kiến thức về kinh tế, pháp luật, tạo tác phong, lối sống, phong cách giao tiếp để xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng toàn diện. Đồng thời với việc đào tạo mới và đào tạo lại thì cần phải quân tâm đến việc tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực tâm huyết với ngành nghề để từng bước chuẩn hoá cán bộ theo chủ trương của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tronmg thời kì mới. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đên công tác quy hoạch sắp xếp bố trí cán bộ làm sao cho họ phát huy được hết năng lực của mình, giao đúng người đúng việc.
Xuất phát từ con người và vì con người, quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng không thể tách rời với sự cống hiến của CBCNV do vậy chi nhánh cần phải có những chính sách thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ nhân viên, khen thưởng thích đáng với những cán bộ hoàn thành tốt công việc của mình được giao đồng thời cũng cần phải có chế độ xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ tín dụng vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Như vậy trong quá trình hoạt động sẽ hạn chế bớt được những rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng, tình hình nợ quá hạn sẻ giảm xuống, chất lượng tín dụng được nâng cao
3.2.2 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất , cải tiến công nghệ ngân hàng
Việc phát triển cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ ngân hàng và đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động của ngân hàng. Với cơ sở tiên tiến, công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng tiếp cận hơn với khách hàng, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và thông tin quả lý khách hàng.Mặc dù đã được trang bị cơ sở vật chất khá tốt, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Việc thực hiện các quy trình thẩm định, thu thập thông tin khách hàng chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thủ công là chính. Bên cạnh đó việc lưu trữ thông tin trên văn bản bằng giấy ẩn chứa nhiều rủi ro, nó có thể dễ bị hỏng, mất khi cần xem lại thì rất khó tìm. Hiện nay việc dữ liệu hoá các tài liệu thành các file văn bản là một xu thế mới, với việc dữ liệu hoá này thì việc lưu trữ các file sẽ dễ dàng hơn, việc tìm kiếm tài liệu cũng thuận tiện hơn.
NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn đầu của dự án hiện đại hoá ngân hàng. Tuy nhiên là một chi nhánh cấp hoạt động tại một huyện biên giới thuộc dạng nghèo trong cả nước nên cơ sở vật chất công nghệ của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, muốn tồn tại và phát triển chi nhánh cần phải có những định hướng, kế hoạch nhắm đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ của mình. Với công nghệ mới không chỉ giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ nhanh hơn mà còn chính xác hơn. Mặt khác với công nghệ hiện đại thì việc quản lý hồ sơ khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh đó khi có công nghệ hiện đại thì khách hàng đến giao dịch sẽ có cảm giác an tâm tin tưởng hơn, tạo môi trường làm việc hiện đại chuyên nghiệp như vậy sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Phạm vi hoạt động của ngân hàng là khá lớn nhưng hệ thống chi nhánh thì còn có giới hạn nên việc
tiếp xúc thường xuyên với khách hàng còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng.
3.2.3 Đưa vào áp dụng và ngày càng hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo&
PTNT Việt Nam là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi tuỳ theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm dựa vào các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính sẵn có của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Hiện nay việc xét duyệt cho vay tại chi nhánh chủ yếu vẫn là dựa vào phán đoán là chính cho vay dựa vào mối quan hệ, uy tín của khách hàng là chính, việc thẩm định tài chính khách hàng thường tiến hành không được khoa học, trong khi tiến hành thẩm định còn gặp nhiều sai lầm do, làm cho rủi ro của khoản tín dụng tăng lên và cán bộ ngân hàng thường không đánh giá được những rủi ro có thể xẩy ra trong tương lai đối với các khoản tín dụng này, nhiều cán bộ ngân hàng còn chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo mà cho vay chứ không quan tâm đến tình hình tài chính, môi trường hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của người đi vay. Do vậy để hạn chế rủi ro và mở rộng hoạt động tín dụng chi nhánh cần nhanh chóng áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Với hệ thống này việc cấp tín dụng sẻ chính xác hơn, nhanh chóng hơn. Nó sẽ giúp cán bộ tín dụng xác định chính xác hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay và mức lãi suất phù hợp áp dụng cho khách hàng đồng
thời việc giám sát đánh giá khách hàng được tốt hơn. Mặt khác với quá trình xếp hạng khách hàng sẻ cho thấy mức độ rủi ro của khách hàng từ đó có thể lường trước những rủi ro có thể gặp trong quá trình cấp khoản tín dụng từ đó có thể có những quyết định kip thời. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này vào cấp tín dụng cũng phải đồng thời tiến hành các khâu thẩm đinh khác tránh tình trạng khách hàng cấp thông tin sai sự thật.
3.2.4 Tranh thủ, Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội như: Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…NHNN&PTNT Tây Sơn là ngân hàng thương mại nhưng hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ luôn gắn chặt với nhiệm vụ hỗ trợ về tư vấn cho nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, ổn định nông thôn. Do đó ngân hàng luôn tranh thủ và được chính quyền các cấp quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay, thu nợ an toàn, đúng hạn. Ngân hàng phối hợp với các tổ chức hội để tổ vay vốn, để hỗ trợ giám sát nhau trong thẩm định, giải ngân, thu nợ và tiết kiệm được nhiều bước của ngân hàng, giảm phiền phức và tốn kém cho người dân.
Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan, tổ chức như trường học bệnh viện, cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh...nhằm tạo ra kênh dẫn vốn thuận tiện, phát triển loại hình tín dụng đời sống phục vụ cán bộ công nhân viên và những khách hàng có nhu cầu, kiến nghị với các ban ngành có chức năng để thực hiện hình thức cho vay thế chấp sổ lương đối với những người đã nghỉ hưu. Đẩy mạnh cho vay thông qua tổ nhóm vay vốn triệt để khai thác những khách hàng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt trên địa bàn huyện.
* Ngoài ra ngân hàng nên có những biện pháp hỗ trợ như:
- Khuyến khích phát triển các làng nghề, ngành nghề, công nghiệp nông thôn và dịch vụ phi nông nghiệp.
- Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, là tiền đề cơ bản giúp cho việc sản xuất giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong cả nước.
- Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng đối với các hộ sản xuất góp phần nâng cao dân trí và trình độ, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
- Chi nhánh cần chú trọng đến việc làm nổi bật hình ảnh của ngân hàng đặc biệt là tại các NHKV như: biển hiệu tên chi nhánh, bảng giới thiệu về sản phẩm, về mức lãi suất áp dụng...
Những giải pháp trên đây không những tạo điều kiện cho hộ sản xuất có điều kiện sử dụng đồng vốn có hiệu quả mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
3.2.5 Tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn kinh doanh đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.
Nguồn vốn huy động luôn là điều kiện cần để các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Để đảm bảo các khoản cho vay đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng thì NHTM cần huy động được nguồn vốn ổn định và dồi dào, đặc bieeth là nguồn vốn trung và dài hạn. Định hướng trong những năm tới của NHNo&PTNT Tây Sơn là phát triển cho vay trung và dài hạn nên việc huy động các nguồn vốn trung dài hạn chính là đảm bảo cho năng lực kinh doanh của ngân hàng trên lĩnh vực này.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu lợi ích của khách hàng, chú trọng trong việc huy động các nguồn vốn từ 12 tháng trở lên, bằng các công cụ tín phiếu, kỳ phiếu có lãi suất hợp lý. Đối với các hình thức tiết kiệm, chi nhánh cần quan tâm tới công cụ lãi suất, thường xuyên có những
điều chỉnh lãi suất huy động cho huy động với môi trường cạnh tranh. Có những biện pháp khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại chi nhánh, giảm lãi suất cho vay đối với những khách hàng có tài khoản tại chi nhánh. Thực hiện tốt các dịch vụ tiện ích kèm theo tài khoản tiền gửi như chuyển tiền bằng tài khoản với chi phí thấp, các dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, sử dụng kết hợp với các hình thức khuyến mại tặng quà...
Bên cạnh hình thức huy động tiết kiệm dân cư chi nhánh cũng cần tranh thủ các nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước. Đây là những nguồn vốn được cấp sử dụng trung và dài hạn, có tính ổn định lâu dài, sử dụng tốt sẽ góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát.
Kiểm tra là công cụ quản trị giúp cho việc điều hành kinh doanh đúng kỷ cương, quy chế. Với cho vay hộ, hoạt động kiểm tra càng quan trọng, bởi phần lớn đối tượng vay vốn là các hộ nông dân, trình độ hiểu biết còn thấp, các món vay lại nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm soát…Vì vậy ngân hàng nên có biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của đội ngũ kiểm tra viên như: Tăng quyền năng trong kiểm tra, nâng cao chất lượng trang thiết bị, đặc biệt là các phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra…
Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải có các biện pháp kiểm soát được mức độ rủi ro cho vay phát sinh trong quá trình các hộ vay vốn, nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm và có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như:
- Thị sát, kiểm soát quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, mục đích sử dụng vốn của các hộ trong suốt thời gian khách hàng vay vốn.
Việc làm này sẽ giúp cho cán bộ cho vay kiểm tra được thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng, ý thức trả nợ tiền vay…, và những thông tin này là rất cần thiết cho quá trình kiểm soát, hạn chế rủi ro. Cán bộ cho vay có thể
kiểm tra thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất nhằm tạo bất ngờ cho người vay, nâng cao hiệu quả kiểm tra. Khi phát hiện thấy những bất thường thì phải kịp thời thông báo lên cấp trên để có biện pháp kịp thời xử lý.
- Giám sát thông qua mô hình “tổ liên đới chịu trách nhiệm”, hay còn gọi là “tổ tín dụng”. Đối với cho vay hộ, số lượng khách hàng khá lớn, món vay lại nhỏ… nên Ngân hàng không thể chỉ cử cán bộ giám sát, mà có thể giám sát thông qua “ tổ tín dụng”. Theo cách làm này, mỗi tổ có từ 10 đến 20 hộ nông dân liền cư, cùng sản xuất và có nhu cầu vay vốn, tự nguyện gia nhập tổ để vay vốn và cam kết cùng có trách nhiệm trả nợ vay Ngân hàng. Nếu do nguyên nhân chủ quan có tổ viên không trả nợ vay thì cả tổ phải trả nợ thay, nếu không Ngân hàng sẽ từ chối cho cả tổ vay vào vụ kế tiếp. Các tổ viên cử ra tổ trưởng để quan hệ với Ngân hàng, chính quyền, ban ngành đoàn thể tại địa phương. Quá trình vận động, thành lập tổ đều có sự giám sát của Hội Nông dân, NHNo&PTNT và UBND phường xã ra quyết định thành lập.