CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO
2.1 Chuẩn bị kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán tư vấn định giá ACC_Việt Nam thực
2.1.4 Tìm hiểu kiểm soát nội bộ của khách hàng
KSNB của khách hàng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ. Qua xem xét, các KTV đã thu thập được:
Công ty A:
Môi trường kiểm soát: Công ty A được đánh giá là có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ. Giám đốc Công ty có trách nhiệm bố trí sắp xếp cơ cấu bộ máy chuyên môn, tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng quy chế nội bộ để thống nhất phối hợp hoạt động quản lý điều hành và tác nghiệp tốt các nghiệp vụ được giao. Ban giám đốc được đánh giá là có năng lực. Môi trường kiểm soát của Công ty được đánh giá là tốt.
Hệ thống kế toán: Phòng kế toán tài chính có 8 nhân viên, trong đó có 5 người đã có bằng đại học chuyên ngành kế toán, tài chính hệ chính quy và có 3 người có bằng trung cấp kế toán bao gồm: 01 Trưởng phòng, 01 kế toán tổng hợp và HTK, 01 kế toán ngân hàng, 01 kế toán tiền mặt và thanh toán, 01 kế toán tài sản cố định, 01 kế toán lao động tiền lương, 01 kế toán chi phí và 01 thủ qũy.
Hình thức sổ kế toán mà đơn vị áp dụng là hình thức Nhật ký chung.
HTK được theo dừi và nhập số liệu từ cỏc kế toỏn phần hành chuyển tới để tổng hợp, phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm và làm các công việc ghi chép tổng hợp số liệu kế toán.
Các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát đối với HTK tại Công ty A được thiết kế khá chặt chẽ, thể hiện:
Tại kho phản ánh nhập xuất của từng loại HTK theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi loại HTK được ghi trên một thẻ kho. Thủ kho sắp xếp thẻ kho theo mã, chủng loại và nhóm. Khi được nhận các chứng từ kế toán, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và đối chiếu số vật liệu thực tế trên chứng từ phiếu nhập, phiếu xuất để ghi thẻ kho. Cuối cùng tính ra số tồn trên thẻ và chuyển chứng từ cho phòng kế toán (đã được sắp xếp theo từng khoản vật tư, hàng hóa). Tại phòng kế toán tùy theo tính chất của từng kho, từng loại mặt hàng, định kỳ từ 3 đến 5 ngày, kế toán HTK nhận chứng từ do thủ kho chuyển giao, kiểm tra lại việc phân loại chứng từ, tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Sau đó kế toán xác nhận ngay vào thẻ kho chứ không lập phiếu giao nhận chứng từ. Kế toán tiến hành định khoản chứng từ nhập, xuất, phân loại riêng rồi tính giá trị vào các phiếu. Cuối tháng, kế toán kiểm tra lần nữa thẻ kho và các chứng từ kế toán sau đó trực tiếp ghi vào sổ số dư cả cột khối lượng và thành tiền. Để phục vụ cho công tác kế toán có hiệu quả, tại Công ty A đã xây dựng một hệ thống điểm danh HTK khá đầy đủ theo từng loại, nhóm, kho và có sổ tổng hợp nhập, xuất vật tư, hàng hóa.
Công ty B:
Môi trường kiểm soát: Công ty B được đánh giá là có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ. HĐQT của công ty có quyền quyết định cao nhất, giám sát các hoạt động của công ty, bố trí, sắp xếp một số vị trí quan trọng của công ty. Môi trường kiểm soát của đơn vị được KTV đánh giá là tốt
Hệ thống kế toán: Phòng kế toán tại công ty có 6 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 thủ qũy và 3 nhân viên. Tính độc lập trong công tác kế toán khá cao, cụ thể đã có sự phân công, phân nhiệm giữa kế toán tổng
hợp và kế toán chi tiết, các kế toán viên có trình độ chuyên môn cao.
Một số chính sách kế toán quan trọng của đơn vị:
+ DN áp dụng chương trình kế toán máy hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
+ Đối với HTK: HTK của đơn vị được ghi sổ theo giá thực tế, giá thực tế vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán tổng hợp HTK là phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp hạch toán chi tiết là phương pháp thẻ song song. Định kỳ có tiến hành kiểm kê.
Các thủ tục kiểm soát: Công ty đã xây dựng một hệ thống quy chế KSNB về HTK, cụ thể:
HTK chịu sự quản lý của Giám đốc, phòng kỹ thuật và vật tư, phòng kế toán và đội bảo vệ kho, chỉ có những người có trách nhiệm này mới được vào kho.
Đối với mọi hợp đồng mua bán vật tư hoặc hợp đồng mua bán thành phẩm đều phải được sự phê duyệt của Giám đốc.
Các nghiệp vụ nhập kho đều phải được kiểm tra hàng trước khi nhập.
Các nghiệp vụ xuất hàng phải có phiếu yêu cầu sử dụng vật tư có sự phê duyệt đầy đủ mới được xuất. Việc phê duyệt phiếu yêu cầu sử dụng vật tư phải dựa trên kế hoạch sản xuất và định mức vật tư để sản xuất sản phẩm...
Đối với việc theo dừi, ghi chộp trờn giấy tờ sổ sỏch thỡ phải được đối chiếu giữa số dư do những người ghi chép khác nhau. Định kỳ, kế toán trưởng thực hiện việc đối chiếu các sổ sách với nhau và kiểm tra các chứng từ được ghi sổ có hợp lệ không.
Tuy nhiên qua kiểm tra, phỏng vấn KTV nhận thấy việc phân cấp trách nhiệm giữa thủ kho, kế toán HTK và người phê chuẩn ( kế toán trưởng, trưởng phòng kỹ thuật và vật tư, Giám đốc) được phân cấp một các hợp lý.
2.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán