Đối chiếu số dư cuối kỳ Khách hàng

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do Công ty Kiểm toán Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện (Trang 61 - 65)

Nội dung thực hiện: đối chiếu số dư cuối kỳ

Năm kết thúc: 31/12/2014

Tên Ngày

NgườiT.H: PTM

1/2/15

Người K.T:PTT

1/2/15

Mã: ……….

Trang: ……….

Khoản mục 01/01/20 14

PS Nợ PS Có 31/12/201

4 1/ NVL

2/ CC-DC 3/CPSXKD DD

4/ HH

5/ DP

GGHTK

7.294.30 0 - - 1.240.00 0 12.400

889.326.44 4 34.412.817 2.040.673.

335 - -

814.083.22 8 30.971.535 1.818.713.

335 - -

82.537.51 6 3.441.282 221.960.0 00 1.240.000 12.400

Tổng 8.521.90

0

2.964.412.

595

2.663.768.

098

309.202.3 98

 

Ghi chú:  Đối chiếu khớp với số dư đầu kỳ

 Đối chiếu khớp với bảng cân đối số phát sinh  Đã kiểm tra cộng dồn đúng

Kết luận: Số liệu trên các tài khoản đầu kỳ và cuối kỳ khớp với các sổ sách, báo cáo liên quan tương ứng.

*Công ty B: Do một số lý do khách quan nên KTV không thể tiến hành quan sát kiểm kê thực tế HTK tại thời điểm 31/12/2014 vì thể KTV quyết định tiến hành kiểm kê chọn mẫu đối với số lượng HTK của công ty B từ đó suy rộng ra tổng thể. Để chuẩn bị kiểm kê, KTV trao đối với Ban giám đốc công ty B về ngày thực hiện, địa điểm kiểm kê với mẫu được chọn là NVL. Thời gian tiến hành là ngày 12/01/2015, KTV kiểm kê thử NVL tồn trong kho đơn vị. Kết thúc kiểm kê vào chiều cùng ngày, kết quả được KTV

ký xác nhận vào biên bản. Căn cứ vào sổ chi tiết NVL từ ngày 01 đến ngày 12/01/2015, báo cáo sử dụng vật tư tính đến ngày 12/01, các hóa đơn mua hàng… sau khi kiểm tra tính có thật, tính đầy đủ, tính chính xác cơ học của các nghiệp vụ có liên quan tính đến 12/01; KTV sẽ trừ lùi cho đến ngày 31/12/2014 trên sổ sách của đơn vị.NVL tồn kho của Công ty bao gồm: NVL chính, vật liệu phụ. Kết quả thu được trong bảng:

Bảng 2.12 : Tổng hợp kết quả kiểm kê NVL tại công ty B Tên nguyên vật

liệu DVT SL trên

sổ sách SL kiêm toán viên đếm Chênh lệch

Đơn giá (đồng/kg) Extruted Yarn-Hard

Yarn

kg 164.543 163.528 (a)1.015 10.253

Pet Bottle kg 12.484 12.497 5 10.774

Pet Film kg 3.101 3.086 15 9.359

Polyester Chip- Transparent

kg 6.000 6.000 10.102

Sơi PE 42/1 SH kg 48.021 48.126 (b)(105) 8.985

Polyester Yarn(Heavy)

kg 13.255 13.175 (20) 8.832

Polyester

Yam(nonstertched)

kg 2.525 2.525 6.055

Sợi PE 30/1 (PP) kg 25 40 (15) 26.121

Sơi PE 52/1 HL3 kg

24 24 45.588

Water Jet Loom Yam kg

11.976 11.976 3.931

(a): Đây là hàng mua nhập kho ngày 02/01/2015 nhưng tại thời điểm ngày 31/12/2014 đã có trên báo cáo tồn kho. Kế toán đã điều chỉnh theo số liệu của kiểm toán viên.

(b): NVL được nhập kho sai khi sản xuất nhưng kế toán chưa ghi sổ.

Kế toán đã điều chỉnh số liệu theo số lượng nhập kho khớp với số liệu của kiểm toán viên.

Các chênh lệch còn lại không đáng kể nên được kiểm toán viên chấp nhận không điều chỉnh.

Kết luận: Số lượng và giá trị nguyên vật liệu cuối năm được phản ánh trung thực và hợp lý.

Bước 3: Kiểm tra việc tính giá xuất HTK của khách hàng:

Trong khâu này, KTV thực hiện kiểm tra kỹ thuật tính giá NVL xuất dùng thông qua phỏng vấn và kiểm tra trên sổ chi tiết vật liệu. Sau khi phỏng vấn kế toán viên về việc tính giá xuất của các nghiệp vụ xảy ra trong kỳ, KTV quan sát thực hiện ghi chép nghiệp vụ xuất dùng NVL và chọn một số trang sổ trong sổ chi tiết vật liệu để kiểm tra.

Kết quả đạt được sau phỏng vấn và quan sát kế toán viên thực hiện là cách thức tính giá của kế toán viên là tuân theo nguyên tắc quy định của Công ty và của chế độ Việt Nam. Cả 2 khách hàng đều sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước nên KTV đối chiếu xuất của từng nghiệp vụ trên cột đơn giá trên cột tồn vật tư cuối ngày trước đó.

KTV tiến hành thủ tục tính toán lại giá với một số loại HTK được chọn đối chiếu với kết quả tính toán của DN cho thấy việc tính giá của Công ty là chính xác hoặc KTV có thể lấy kết quả từ các phần hành khác có liên quan tới việc tính giá.

2.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán tư vấn định giá ACC_Việt Nam thực hiện tại khách hàng

Đây là giai đoạn cuối của cuộc Kiểm toán, KTV tổng hợp kết quả mà KTV thu thập được.Chủ nhiệm Kiểm toán soát xét lại toàn bộ vấn đề như số lượng bằng chứng Kiểm toán và chất lượng của những bằng chứng thu thập được đó, quy trình Kiểm toán có tuân thủ theo kế hoạch Kiểm toán đã lập hay không, các sự kiện phát sinh sau Kiểm toán, thiết kế các thủ tục Kiểm toán bổ sung cần thiết trước khi kết thúc Kiểm toán, thảo luận với ban giám đốc Công ty khách hàng để thống nhất về các bút toán điều chỉnh. Cuối cùng sau khi xem xét thấy các bằng chứng thu được bảo đảm cả về tính đầy đủ và hiệu lực đồng

thời phù hợp với nhận định đưa ra về BCTC và HTK thì chủ nhiệm Kiểm toán đưa ra kết luận Kiểm toán.

* Công ty A:

Sau khi soát xét, KTV chính đưa ra nhận xét trong BCKT phát hành tháng 02/2015 về BCTC năm 2014 của Công ty A như sau: “BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty A tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả KD và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2014 phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan”.

* Công ty B:

Nhìn chung các sai phạm xảy ra đối với công ty B là không trọng yếu nên nhận xét KTV chính đưa ra trong BCKT về BCTC năm 2014 của công ty B là tương tự như đối với công ty B: “BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty B tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả KD và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2014 phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan” (trích Báo cáo tài kiểm toán tháng 02/2015 do ACC_Việt Nam lập).

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do Công ty Kiểm toán Tư vấn Định giá ACC_Việt Nam thực hiện (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w