Hiến chương OKINAWA về xó hội thụng tin toàn cầu đó chỉ rừ:
“...CNTT và truyền thông là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt của thế kỷ 21. Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta sống, học tập và làm việc; và cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng... “. CNTT còn giúp cho việc phổ biến các chính sách đến từng vùng, từng người dân tạo hiệu quả cho việc tuyên truyền, ngược lại việc tiếp thu những chính sách đó thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tránh được những sai lầm không cần thiết khi thông qua nhiều khâu trung gian. Đối với công tác quản lý giáo dục công nghệ thông tin giúp quản lý được khoa học và hiệu quả hơn, cụ thể là nhờ máy móc thiết bị và các phần mềm chuyên dụng CNTT sẽ giúp việc quản lý được khoa học, chính xác, tiết kiệm thời gian, sức người và sức của... Cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng mong muốn tạo cho mình những điều kiện tốt nhất về khoa học kỹ thuật trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, mà ở đây chính là phát triển cơ sở hạ tầng 23
để nâng công nghệ thông tin lên tầm cao mới. Trong đó nhiệm vụ đặt ra là song song với việc đầu tư cho cơ sở vật chất (máy móc thiết bị...) cần phải xây dựng đội ngũ những nhà khoa học, những kỹ sư chuyên ngành, đội ngũ công nhân kỹ thuật, đội ngũ thợ lành nghề, đội ngũ các cán bộ, giáo viên CNTT.
Nói tóm lại, CNTT như một làn gió mới góp phần chuyển hướng quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, một tổ chức, trong đó có quản lý giáo dục ngày một hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh hiện nay giáo dục và đào tạo ngày càng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tương lai của dân tộc. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “khoa học và công nghệ là động lực, giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản để tạo ra động lực”
cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Đảng và Chính phủ đã không ngừng chỉ đạo đầu tư cho công nghệ thông tin, Bộ Chính trị đã có chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 trong đó có nêu Mục tiêu tổng quát đến năm 2015:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.
- Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng
cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Định hướng đến năm 2020:
- Tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
- Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 trong đó có nêu: Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2008- 2012:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của CNTT trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và quản lý. Phổ biến rộng rãi và 25
quán triệt đầy đủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về CNTT của Chính phủ và của ngành.
- Xây dựng hệ thống đơn vị công tác chuyên trách về CNTT của ngành giáo dục, làm đầu mối triển khai ứng dụng CNTT theo tinh thần Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
- Phát triển mạng giáo dục (EduNet) và các dịch vụ công về thông tin giáo dục trên Internet, phối hợp với Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel triển khai mạng giáo dục: kết nối Internet băng thông rộng miễn phí đến các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non, tiểu học, THCS và THPT, các Phòng Giáo dục và Đào tạovà đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng; trước ngày 31/10/2008 hoàn thành nối kênh thuê riêng qua cáp quang tới các sở giáo dục và đào tạo; trước ngày 30/6/2009 hoàn thành nối cáp quang với giá ưu đãi đặc biệt tới các trường đại học, cao đẳng; bắt đầu triển khai kết nối Internet miễn phí qua sóng di động của Viettel cho các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục cần tích cực và chủ động tham gia tạo nội dung thông tin cho các chuyên mục của Website Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Website Bộ) tại hai địa chỉ website là www.moet.gov.vn và www.edu.net.vn. Triển khai hệ thống e-mail theo tên miền của các cơ sở giáo dục để cung cấp địa chỉ email cho tất cả sinh viên, học sinh, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Phấn đấu hoàn thành cơ bản việc thiết lập và cung cấp e-mail theo tên miền của các cơ sở giáo dục, trước ngày 31/10/2008.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục
Điều tra, khảo sát hiện trạng, xác định nhu cầu và nhiệm vụ về CNTT trong các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục trên toàn quốc, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT dài hạn của ngành.
Ứng dụng CNTT để triển khai thực hiện cải cách hành chính và Chính phủ điện tử, thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng; Tin học hoá công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục (Bộ, sở, phòng) và ở các cơ sở giáo dục.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và thống kê giáo dục thông qua việc tích hợp cơ sở dữ liệu từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục.
Các sở giáo dục và đào tạo nghiên cứu khai thác và sử dụng kết quả phân tích dữ liệu thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp hằng năm trong công tác quản lý giáo dục của địa phương, đánh giá công tác của từng hội đồng coi thi, chấm thi.
- Tăng cường giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu ứng dụng về CNTT Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học trong nhà trường theo chương trình đã ban hành. Tổ chức xây dựng chương trình học tin học ứng dụng theo các mô đun kiến thức để có thể áp dụng cho nhiều cấp học một cách mềm dẻo, thiết thực, cập nhật nội dung công nghệ mới; tích cực khai thác và đưa phần mềm mã nguồn mở vào chương trình giảng dạy CNTT ở các cấp học;
tăng cường sử dụng trực tiếp chương trình đào tạo và tài liệu bằng tiếng Anh trong giảng dạy các môn CNTT.
Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT phù hợp với từng nhóm đối tượng được bồi dưỡng là cán bộ, công chức, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên và viên chức chuyên trách ứng dụng CNTT. Triển khai phổ biến các chuẩn kiến thức và kỹ năng về CNTT của các nước tiên tiến.
Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
27
Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phải có một cán bộ viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ trung cấp chuyên nghiệp về CNTT trở lên, có giáo viên nòng cốt về ứng dụng CNTT trong dạy học các môn học.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ. Xây dựng chương trình nghiên cứu về công nghệ giáo dục theo tinh thần áp dụng CNTT trong quá trình dạy và học.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xã hội hoá
Triển khai các dự án hợp tác quốc tế về ứng dụng CNTT trong giáo dục ở cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp trường một cách có hiệu quả, phù hợp.
Huy động sự đóng góp nhân tài, vật lực, trí tuệ, tinh thần của các tổ chức, cá nhân trong công tác ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong xây dựng mạng giáo dục và trong công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Công tác thi đua, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT
Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa chỉ tiêu thi đua về ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương các cơ sở giáo dục và các cá nhân đã có đóng góp tích cực về ứng dụng CNTT trong giáo dục. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT và đánh giá xếp hạng website của các cơ sở giáo dục.
Bộ bưu chính viễ thông đã có Chỉ thị Số 07/CT-BBCVT ngày 07 tháng 7 năm 2007 về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất
cánh”) trong đó có nêu các mục tiêu định hướng cơ bản của chiến lược đến năm 2020:
- Đến năm 2020 Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng.
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
- Hạ tầng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
- Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước
29
phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
- Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.
Nghị quyết đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010 – 2015 về giáo dục - đào tạo: "Đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, trong đó tập trung các nguồn lực đầu tư với các biện pháp đồng bộ, khả thi để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực mà khoa học và công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu, một trong những khâu đột phá đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Đổi mới toàn diện, tạo bước phát triển mới về chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa … thực sự coi trọng phát triển và tạo sự chuyển biến mới về chất lượng hiệu quả các hoạt động khoa học và công nghệ. Gắn chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống phục vụ phát triển kinh tế xã hội…”.
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Hải Phòng: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT-BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục... nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin học trong trường phổ thông Hải Phòng.
Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và QLGD là khâu đột phá của giáo dục-đào tạo Hải Phòng”.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Hồng Bàng lần thứ XXI về giáo dục - đào tạo: “... Phát huy thành tích đơn vị Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới … xây dựng quận Hồng Bàng triển thành quận phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị văn minh, hiện đại … xứng đáng là quận trung tâm của thành phố…”.
Trong kế hoạch về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước quận Hồng Bàng giai đoạn 2011 – 2015 đó nờu rừ: “Ứng dụng cụng nghệ thụng tin trong hoạt động cỏc cơ quan quản lý hành chính nhà nước quận Hồng Bàng nhằm xây dựng môi trường làm việc điện tử, tạo thói quen làm việc trên môi trường mạng của cán bộ công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu qủa quản lý nhà nước, đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin, từng bước xây dựng chính quyền điện tử…
Tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành chung của cơ quan nhà nước. …Tranh thủ các nguồn lực để để phát triển ứng dụng CNTT ở trình độ cao hơn”.
1.6. Điều kiện để phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD