2.3.1. Nhận thức
Theo Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 về "Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỉ 21" ngày 7/4/2000:
"… Trong thiên niên kỉ mới, công nghệ và mạng thông tin sẽ làm thay đổi cách thức thông tin giữa các nền kinh tế, giữa các nước…".
"CNTT trong giáo dục sẽ là giải pháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge - Base economy)".
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn Số: 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27 tháng 7 năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012, trong đó đã nêu: cần ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường.
Quan điểm về phát triển ứng dụng CNTT&TT của ngành GD-ĐT Hải Phòng:
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị của đơn vị trong nhiều năm dẫn đầu GD-ĐT cả quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV, phát huy thế mạnh nước, ngành GD-ĐT Hải Phòng đã đặt ra định hướng chiến lược đến năm 2020, trong đó có nêu
“…lấy việc đưa CNTT vào quản lý và giảng dạy học tập làm khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT”, “Phát triển ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin trên mạng”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của ngành giáo dục trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QLGD, các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền của quận đã rất quan tâm đến việc phát triển ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung và đặc biệt là trong giáo dục. Điều này đã được khẳng định trong kế hoạch về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước quận Hồng Bàng giai đoạn 2011 – 2015.
Nhận thức sâu sắc việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là xu thế tất yếu để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh các ngành kinh tế, tăng cường năng lực 57
cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, quận Hồng bàng đã quan tâm phát triển và ứng dụng CNTT. Khâu đột phá là ứng dụng CNTT trong công tác QL, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ cải cách hành chính. Trang thông tin điện tử chỉ đạo điều hành của quận được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2007, từng bước đáp ứng nhu cầu tin học hóa công tác chỉ đạo điều hành của UBND quận trên hệ thống mạng diện rộng, được tích hợp các phần mềm ứng dụng cho hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ tác nghiệp hành chính và việc trao đổi thông tin của cán bộ, công chức các phòng, ban.
Phần mềm QL văn bản được đưa vào khai thác từ năm 2007. Hiện nay 100%
cán bộ công chức quận, phường được cung cấp hộp thư điện tử, tỉ lệ thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử là 70%. Trong những năm gần đây UBND quận đều tổ chức cuộc thi ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Quận luôn coi trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD.
Quan điểm về ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục của các cấp lãnh đạo quận và ngành giáo dục quận Hồng Bàng
Quận luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi phát triển giáo dục là con đường xây dựng quận để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, việc chỉ đạo ngành giáo dục cùng với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục.
Lãnh đạo ngành giáo dục quận đã có chủ trương đưa CNTT vào trong trường học của quận từ rất sớm. Đến nay, khi mọi người thừa nhận vai trò của CNTT trong điều kiện hội nhập thì ngành giáo dục Hồng Bàng lại càng khẳng định rằng vai trò của CNTT trong giáo dục và đã chọn đây là khâu đột phá của mình và Phòng Giáo dục và Đào tạo Hồng Bàng đã triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD và bước đầu đã có những kết quả tốt.
Đối với các nhà quản lý trong các trường học của quận, đã thừa nhận vai trò của CNTT, rất coi trọng công tác này, và luôn luôn mong muốn ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với máy tính, khai thác được nhiều hơn tiềm năng của CNTT để hỗ trợ công tác quản lý của mình.
Hạn chế về mặt nhận thức cần khắc phục
- Đối với các cấp lãnh đạo, việc chuyển từ nhận thức trong việc xây dựng cơ chế để thực hiện việc phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD còn gặp khó khăn, chưa có giải pháp mạnh, khả thi.
- Sở GD&ĐT chưa có chiến lược về ứng dụng CNTT trong QLGD.
- Đối với lãnh đạo ngành đã có nhận thức tốt song việc tham mưu để các cấp lãnh đạo quận thực sự coi trọng và đầu tư ưu tiên cho phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD còn rất hạn chế, chưa quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.
- Nhiều CBQLGD ở các trường có nhận thức chưa thật đầy đủ về lợi ích của CNTT trong QLGD, còn dè dặt trong việc đẩy mạnh tiến độ đưa ứng dụng CNTT trong QLGD.
- Một bộ phận cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm, chưa coi trọng ứng dụng CNTT, chưa đầu tư đúng mức cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD.
2.3.2. Nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục, nhân lực tốt thì khả năng ứng dụng và quản lý sẽ tốt, ngược lại nhân lực hạn chế thì không thể quản lý và ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào trong quản lý.
Hiện nay trình độ, năng lực về CNTT của CBQL, giáo viên còn rất hạn chế. Hiện mới chỉ có 04 cán bộ quản lý, 27 giáo viên và 4 nhân viên trong 59
Phòng GD&ĐT và các trường THCS có trình độ đào tạo từ Cao đẳng CNTT trở lên, số còn lại chỉ có chứng chỉ B, A hoặc được bồi dưỡng ngắn hạn. Bên cạnh một số đồng chí có khả năng thực tế khai thác và sử dụng CNTT khá tốt, vẫn còn nhiều đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng CNTT còn hạn chế, có những đồng chí gần như không hiểu về máy tính với các kỹ thuật cơ bản. Nhân viên văn phòng, 100% đã biết sử dụng máy tính ở cấp độ đơn giản giúp việc cho CBQL. Với thực trạng đội ngũ như hiện nay, việc khai thác máy tính ở cấp độ đơn giản các trường trong quận cơ bản đáp ứng được.
Trong xu thế phát triển, kiến thức về CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên sẽ ngày càng được nâng cao. Mặt khác đội ngũ lớn tuổi gặp khó khăn về CNTT sẽ dần được thay thế bằng lực lượng trẻ có sẵn vốn kiến thức và khả năng tiếp thu ứng dụng CNTT. Quy định về tuyển công chức cho ngành giáo dục sẽ có quy định về điều kiện tuyển, trong đó coi trọng khả năng về CNTT. Đối với việc bổ nghiệm CBQL quận đã coi trình độ CNTT, ngoại ngữ là một tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ.
Sự chuyển biến về trình độ về CNTT&TT của CBQL, giáo viên, cho thấy những cố gắng rất lớn của các cấp quản lý giáo dục từ thành phố đến quận trong bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý về CNTT. Sở GD&ĐT đã tổ chức đào tạo GV dạy tin học cho các trường MN, Tiểu học và THCS tại các trung tâm tin học và các trường ĐHSP. Song song với chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học như Đại Học Sư phạm Hà Nội, đại học Quốc gia để đào tạo văn bằng 2 về cử nhân tin học cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về tin học cho GV các trường tiểu học và THCS, hiện nay được sự hỗ trợ của Microsoft nhiều giáo viên, CBQL của Hải Phòng đã được dự các lớp tập huấn về CNTT. Đối với quận Hồng Bàng, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức CNTT cho CBQL, giáo viên đã rất được coi trọng và đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã tiếp cận được với CNTT để hỗ trợ công tác giảng dạy, quản lý. Tuy
vậy, hiện trạng năng lực ứng dụng CNTT&TT vào QLGD như thế nào vẫn là câu hỏi lớn.
Để điều tra thực trạng ứng dụng CNTT&TT ở phổ thông, tác giả đã tập trung khảo sát GV các trường THCS. Các tiêu chí đánh giá cơ bản gồm: trình độ kiến thức về CNTT (trình độ cử nhân tin học, cao đẳng tin học hoặc qua ít nhất một khoá tập huấn về CNTT), các kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng phổ biến như soạn thảo văn bản Word, PowerPoint, Excel, kỹ năng sử dụng Internet, một số phần mềm quản lý, đánh giá của cá nhân về hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLGD. Sau đây là tổng hợp kết quả điều tra trên 8 trường học bậc học THCS thuộc quận Hồng Bàng.
Bảng: Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của CBQL THCS:
Trường THCS
Tổng số
Trình độ đào tạo
công nghệ thông tin Khả năng thực tế khai thác, sử dụng CNTT
Thạc sỹ Đại
học CĐ TC
Chứng chỉdưỡng Bồi
ngắn hạn, tự
học Lập trình, cài đặt
phần mềm
Soạn thảo và sử dụng Word
Soạn thảo và sử dụng PowerPoint
Soạn thảo và sử dụng
Excel Truy cập, lấy
tài liệu trên Internet
Sử dụng
thư điện
tử Sử dụng
một vài phần C B A mềm
Bạch Đằng 3 1 2 2 2 2 2 2
Hồng Bàng 3 2 1 1 3 3 3 3 3 3
Hùng Vương 3 1 2 1 3 3 3 3 3 3
Ngô Gia Tự 3 3 3 3 1 3 3 3
Nguyễn Trãi 2 1 1 2 2 2 2 2
P. Bội Châu 1 1 1 1 1 1
Quán Toan 2 2 2 2 2 2 2 2
Trần Văn Ơn 2 1 1 2 2 2 2 2 1
Tổng số 19 0 2 0 0 0 7 8 5 2 18 14 16 18 16 14
Tỉ lệ % 0.0 10.5 0.0 0.0 0 36.8 42.1 26.3 10.5 94.7 73.7 84.2 94.7 84.2 73.7
61
Biểu đồ 1: Biểu diễn trình độ về ứng dụng CNTT của CBQL các trường THCS
Bảng: Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của GV THCS
Trường THCS
Tổng số
Trình độ đào tạo công nghệ thông tin
Khả năng thực tế khai thác sử dụng CNTT
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng TC
Chứng chỉ dưỡng Bồi
ngắn hạn, tự
học Lập trình, cài đặt
phần mềm
Soạn thảo và sử dụng Word
Soạn thảo và sử dụng PowerPoint
Soạn thảo và sử dụng
Excel Truy cập, lấy
tài liệu trên Internet
Sử dụng
thư điện
tử Sử dụng
một vài phần
C B A mềm
Bạch Đằng 34 2 2 30 6 34 30 30 30 30 15
Hồng Bàng 94 4 12 31 10 3 64 40 17 40 47 6
Hùng Vương 29 2 2 19 20 20 18 20 15
Ngô Gia Tự 46 3 3 4 35 35 6 46 30 20 46 46 40
Nguyễn Trãi 25 3 2 3 8 13 12 15 15 10
P. Bội Châu 33 3 30 3 15 10 15 15 15 3
Quán Toan 30 3 4 21 2 2 30 26 4 26 23 3
Trần Văn Ơn 36 2 3 18 10 32 32 21 15 15 5
Tổng số 327 0 22 5 0 0 27 187 65 20 254 200 125 207 206 82 Tỉ lệ % 0.0 6.7 1.5 0.0 0.0 8.3 57.2 19.9 6.1 77.7 61.2 38.2 63.3 63.0 25.1
Biểu đồ 2: Biểu diễn trình độ về ứng dụng CNTT của GV các trường THCS
Bảng: Thống kê trình độ đào tạo và khả năng sử dụng CNTT&TT của Nhân viên THCS
Trường THCS
Tổng
số Trình độ đào tạo công nghệ thông tin
Khả năng thực tế khai thác sử dụng CNTT
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
TC Chứng chỉ Bồi
dưỡng ngắn
Lập trình, cài đặt
Soạn thảo và sử
Soạn thảo và sử dụng PowerPoint
Soạn thảo và sử dụng
Excel Truy cập, lấy
tài liệu Sử dụng
thư Sử dụng
một
hạn, tự học
phần mềm
dụng Word
trên Internet
điện tử
vài phần
C B A
Bạch Đằng 3 1 2 3 3 1 3 3 1
Hồng Bàng 9 1 4 5 1 1 4 4 2
Hùng Vương 7 2 2 2 1 2 2 2 2
Ngô Gia Tự 6 2 3 3 1 6 3 2 6 6 3
Nguyễn Trãi 9 1 1 3 2 8 2 6 6 6 5
P. Bội Châu 6 1 2
Quán Toan 6 3 3 1 1 2 2 1
Trần Văn Ơn 8 3 3 3 3 3 3 3
Tổng số 54 0 3 1 0 0 5 20 5 3 30 14 16 26 26 17 Tỉ lệ % 0.0 5.6 1.9 0.0 0.0 9.3 37.0 9.3 5.6 55.6 25.9 29.6 48.1 48.1 31.5
Biểu đồ 3: Biểu diễn trình độ về ứng dụng CNTT của NV các trường THCS
Khi đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLGD, có 50 người được hỏi, có tới 47 người (94%) cho rằng ứng dụng CNTT có có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác QLGD, có 3 người (6%) cho rằng ứng dụng CNTT không góp phần nâng cao chất lượng QLGD. 03 người này đều có trình độ CNTT còn hạn chế và không biết về CNTT.
Những công việc của các nhà quản lý đã được ứng dụng CNTT: soạn thảo văn bản bằng Word, dùng bảng tính bằng Excel, trình chiếu PowrPoint, chuyển nhận thông tin bằng Email, truy cập Internet để tìm kiếm thông tin và download dữ liệu …, sử dụng các phần mềm quản lý…
Nhược điểm về nhân lực cần khắc phục
- Phòng GD&ĐT và một số trường không được biên chế cán bộ chuyên trách về tin học, xây dựng quản lý hệ thống thông tin, quản trị mạng máy tính.
- Một số cán bộ khả năng thực tế về CNTT còn hạn chế , ngại nghiên cứu và không có nhu cầu nghiên cứu cao.
63
- Phần lớn CBQL, GV mới chỉ biết sử dụng máy tính ở cấp độ rất thấp, chủ yếu là biết soạn thảo văn bản đơn giản, sử bảng tính điện tử ở mức thấp;
tỷ lệ giáo viên, CBQL biết sự dụng thành thạo máy tính còn rất thấp, đặc biệt là sử dụng và khai thác phần mền, thư điện tử, Internet, xử lý dữ liệu còn hạn chế.
- Chưa có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT một cách bài bản, chưa có chính sách khuyến khích người học và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao nên chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Một bộ phận CBQL cao tuổi rất khó khăn trong việc học tập để trang bị kiến thức về CNTT.
- Tinh thần tự học của CBQL, giáo viên còn yếu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng về CNTT còn thấp, chưa thực tế, giữa đào tạo và sử dụng còn có khoảng cách khá xa.
- Không có cơ chế để tuyển nhân lực phục vụ ứng dụng CNTT.
2.3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị để ứng dụng CNTT
Trường số máy Tổng
tính Tổng
số máy
in
Số máy chiếu Projector
Số bảng Smart board
Số máy chiếu
vật thể
Số CBQL, GV, NV có máy tính
riêng Thiết bị khác Trường
đã có trang web riêng
Đã có mạng LAN CBQL GV NV
Màn hình tinh thể lỏng
Máy chiếu phim trong
THCS Bạch Đằng 23 3 2 1 3 30 3
THCS Hồng Bàng 108 10 4 4 3 80 2 1
THCS Hùng Vương 20 4 1 1 3 28 1
THCS Ngô Gia Tự 67 5 4 2 3 6 6 3
THCS Nguyễn Trãi 53 5 3 1 2 8 6 2 1
THCS P. Bội Châu 40 3 2 1 25 3
THCS Quán Toan 48 6 1 1 2 3 3 1
THCS Trần Văn Ơn 51 8 3 4 2 15 2 1
Tổng số 410 44 20 0 15 18 195 25 2 3 0 5
Số lượng trang thiết bị máy tính ở các trường THCS Tỷ lệ trường có dưới 20 máy tính 0%
Tỷ lệ trường có từ 20 đến dưới 45 máy tính 37,5%
Tỷ lệ trường có từ 45 đến 67 máy tính 50%
Tỷ lệ trường có trên 100 máy tính 1,25%
Tỷ lệ CBQL, giáo viên có máy tính riêng 74,1%
100% trường THCS đã được trang bị máy tính từ các nguồn khác nhau.
Nguồn máy tính có được là do một phần từ dự án của BGD&ĐT, sở GD&ĐT cung cấp, mua sắm từ ngân sách, xã hội hoá.
8/8 trường được trang bị từ 01 đến 02 phòng máy phục vụ giảng dạy tin học, còn lại máy tính được trang bị chủ yếu phục vụ được công tác quản lý và hỗ trợ được giáo viên một phần trong công tác giảng dạy, 100% học sinh THCS được học tin học thông qua việc học nghề phổ thông (Nghề tin). Qua số liệu điều tra cho thấy còn 01 đồng chí lãnh đạo chưa có máy tính riêng.
Các phần mềm đang được sử dụng trong các trường THCS: Phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm QL học sinh, QL CSVC thiết bị, QL thư viện, QL phổ cập giáo dục, phần mềm QL tài chính, phần mềm quản lý điểm; phần mềm xếp thời khoá biểu, 100% các trường có đường truyền riêng để kết nối Internet.
65
Trường
Những phần mềm đã sử dụng trong công tác QLGD
QL CB,
GV QL HS QLCSVC,
TB QLTV QL PCGD QL TC QL điểm Xếp TKB
THCS Bạch Đằng 1 1 1 1 1 1 1 1
THCS Hồng Bàng 1 1 1 1 1 1 1 1
THCS Hùng Vương 1 1
THCS Ngô Gia Tự 1 1 1 1
THCS Nguyễn Trãi 1 1 1 1 1 1
THCS Phan Bội Châu 1 1 1 1 1
THCS Quán Toan 1 1 1 1 1
THCS Trần Văn Ơn 1 1 1 1 1 1 1 1
Tổng số 8 6 4 7 8 5 4 4
Nhược điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần khắc phục
- Chất lượng máy tính và thiết bị thấp, việc bảo trì yếu, khả năng người dùng yếu dẫn đến có nhiều sự cố không khắc phục được.
- Khâu quản lý máy tính, thiết bị bất cập, nhiều khi vì sợ hỏng mà hạn chế người sử dụng, nên hiệu quả khai thác còn thấp.
- Mạng máy tính nhiều nơi đường truyền chưa đảm bảo.
- Chưa có nhiều phần mềm phục vụ quản lý, các phần mềm hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được hệ thống thông tin quản lý chuẩn, đồng bộ.
- Chất lượng các phần mềm quản lý như phần mềm văn phòng điện tử s-office, phần mềm QL tuyển sinh, xét tốt nghiệp THCS, thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, quản ký tài chính, thanh tra, thi đua khen thưởng…, 8/8 trường THCS chưa có website.