- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng cho việc ứng dụng CNTT trong QLGD.
- Phổ cập và nâng cao kiến thức CNTT cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc quản lý, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng và hiệu quả quản lý.
- Tin học hoá công tác quản lý giáo dục với chương trình cải cách hành chính của quận Hồng Bàng, của Thành phố Hải Phòng, khai thác các phần 81
mềm sẵn có và đưa các chương trình phần mềm mới vào ứng dụng trong công tác quản lý giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục bằng CNTT.
- Thiết lập hệ thống thông tin quản lý giáo dục phục vụ trực tiếp công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Phòng GD&ĐT và các trường, đồng thời phục vụ nhu cầu về thông tin quản lý giáo dục cho giáo viên, học sinh và nhân dân trong quận Hồng Bàng.
3.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể (đến năm 2015)
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD, ứng dụng CNTT trong QLGD trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin (Internet) kết nối các bộ phận trong cơ quan PGD với các trường học đảm bảo khả năng trao đổi, cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý giáo dục của PGD và các trường.
- Có 100% CBQL, cán bộ văn phòng, giáo viên THCS được phổ cập và bồi dưỡng kiến thức tin học. Đào tạo kiến thức chuyên sâu về Tin học cho cán bộ tin học của PGD&ĐT và đội ngũ cốt cán ở các trường đảm bảo khả năng phát triển, bảo trì hệ thống.
- Thiết lập hệ thống thông tin quản lý giáo dục cùng với các công cụ tiện ích phục vụ trao đổi thông tin, truyền dữ liệu, liên kết với hệ thống thông tin quản lý văn bản đi, đến, quản lý nhân sự, quản lý học sinh, quản lý hồ sơ trường học, quản lý tài chính, tài sản, quản lý thư viện, thiết bị, quản lý chuyên môn (xếp thời khoá biểu), quản lý điểm, phổ cập giáo dục, quản lý tuyển sinh, xét tốt nghiệp, quản lý thanh tra, thi đua khen thưởng trong các trường, Phòng GD&ĐT và trong thành phố.
- Thống nhất áp dụng chương trình quản lý nhà trường, chương trình quản lý cán bộ giáo viên, hệ thư tín điện tử tại tất cả các đơn vị. Một số công việc như cấp phát bản sao văn bằng tốt nghiệp, cấp chứng chỉ, thông tin về kết quả học tập, kết quả tuyển sinh, xét tốt nghiệp, chuyển phát công văn …
- Xây dựng các phần mềm phục vụ quản lý giáo dục, xây dựng thư viện điện tử, nguồn học liệu mở, hệ thống văn bản, tài liệu, sách điện tử phổ dụng, ngân hàng đề kiểm tra. Xây dựng cơ sở dữ liệu về học sinh, cán bộ quản lý &
giáo viên, về cơ sở vật chất trường học... đáp ứng các yêu cầu về nâng cao hiệu quả QLGD của PGD và các trường.
- Xây dựng diễn đàn thông tin điện tử của PGD&ĐT, phổ biến trên mạng Internet để hình thành một phương thức trao đổi thông tin mới giữa người dạy, người học, người quản lý và cha mẹ học sinh và giữa các đối tượng với nhau.
- 100% CBQL, nhân viên các trường THCS sử dụng thành thạo tin học văn phòng, khai thác sử dụng Internet, sử dụng Email, phần mềm văn phòng điện tử S-Office và các phần mềm tiện ích phục vụ công tác Quản lý.
- Phòng giáo dục quản lý thông tin các trường qua Internet, các phần mềm, xây dựng trường học điện tử, trường học sáng tạo.
- Các trường THCS quản lý thông tin bằng CNTT, điều hành một số hoạt động bằng CNTT.
3.3. Một số biện pháp QL ứng dụng CNTT trong QLGD quận Hồng Bàng 3.3.1. Biện pháp 1:
Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT;
lãnh đạo các trường THCS về vai trò của CNTT trong QLGD 3.3.1.1. Mục đích
Nhằm làm cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các 83
trường nhận thức sâu sắc về vai trò của CNTT trong giáo dục nói chung, trong quản lý giáo dục nói riêng. Trên cơ sở đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc cập nhật, học tập nâng cao trình độ sử dụng CNTT tiến tới sử dụng nó như một công cụ lao động phổ thông trong lao động nghề nghiệp của mình, chuẩn bị các điều kiện của bản thân cũng như của cơ quan để phục vụ tốt công tác ứng dụng CNTT trong QLGD và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
- Phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS, gồm các nội dung:
+ Lập kế hoạch kiểm tra trình độ nhận thức của lãnh đạo, cán bộ CNV về ứng dụng CNTT trong QLGD thông qua phỏng vấn, phiếu hỏi và kiểm tra thực tế (Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách CNTT thực hiện).
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, CNV nhận thức về vai trò của CNTT trong QLGD hiện nay một cách cụ thể, theo thời gian.
- Tổ chức các hình thức bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản về CNTT như các khái niệm, vai trò, khả năng và phương hướng ứng dụng của CNTT trong giáo dục và quản lý giáo dục, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, văn bản của các cấp, các ngành về CNTT liên quan đến ứng dụng CNTT trong QLGD và QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD.
Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CNV về CNTT theo xu hướng hiện nay, Phòng GD&ĐT cần giúp họ nắm được các văn bản sau:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Chỉ thị Số 07/CT-BBCVT ngày 07 tháng 7 năm 2007 của Bộ bưu chính viễn thông về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”).
Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Nghị quyết đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010 – 2015 về giáo dục - đào tạo.
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo và kế hoạch, nhiệm vụ CNTT hàng năm của Sở GD&ĐT Hải Phòng.
85
Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Hồng Bàng lần thứ XXI về GD&ĐT.
Kế hoạch về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước quận Hồng Bàng giai đoạn 2011 – 2015.
Việc bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CNV về CNTT phải làm cho cán bộ, giáo viên, CNV hiểu được vì sao phải ứng dụng CNTT vào QLGD? ứng dụng CNTT vào QLGD bằng cách nào, ai làm và cần những điều kiện gì?
Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ, CNV về CNTT. Để kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ, giáo viên, CNV về CNTT một cách khoa học cần phải có những buổi thảo luận, đóng góp ý kiến, viết bài thu hoạch, thực hiện phiếu thăm dò, phiếu hỏi thông qua việc học tập các chỉ thị, nghị quyết... về việc nhận thức về vai trò của CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của quận nói riêng, từ đó liên hệ đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong thời gian tới. Tổ chức các cuộc thi ứng dụng CNTT trong đó có phần tìm hiểu về ứng dụng CNTT trong QLGD nhằm mục đích khích lệ động viên mọi người hưởng ứng phong trào, nhằm mục đích tạo sự hưng phấn tối đa trong việc nhận thức mang tính tích cực về CNTT. Tóm lại, cần phải xây dựng được chuẩn thực hiện và kỹ thuật đánh giá việc thực hiện một cách cụ thể đối với mỗi nội dung bồi dưỡng.
3.3.1.3. Điều kiện để thực hiện
- Cần có sự quan tâm của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, UBND quận, Sở GD&ĐT trong việc phê duyệt kế hoạch, đồng lòng và tạo điều kiện để kế hoạch được thực thi.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên Phòng GD&ĐT và các trường được bố trí công việc hợp lý, tạo điều kiện để có kinh phí, thời gian và các điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng.
- Cần có sự tham gia bồi dưỡng của lãnh đạo ngành GD&ĐT quận, Sở GD&ĐT, UBND quận, mời các cộng tác viên là cán bộ của Trung tâm tin học thuộc sở Khoa học công nghệ, Sở GD&ĐT tham gia bồi dưỡng. Nếu có điều kiện có thể mời cục CNTT về dự và cho ý kiến phát biểu.
3.3.2. Biện pháp 2:
Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong QLGD 3.3.2.1. Mục đích
Làm cho hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch, được điều khiển, vận hành theo ý tưởng để quá trình ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT sẽ được thuận lợi, thông suốt và được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả.
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
Kế hoạch về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý giáo dục quận Hồng Bàng giai đoạn 2011 – 2015, căn cứ mục tiêu về ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng đến năm 2015. Kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng giai đoạn 2011 – 2015 gồm các nội dung sau:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, Ban chỉ đạo ngày hội CNTT và các cuộc thi về CNTT của ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường học trong quận Hồng Bàng.
- Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ, Sở GD&ĐT, trung tâm tin học thành phố, UBND quận để tổ chức học tập, bồi dưỡng, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Chiến lược, công văn, kế hoạch các cấp từ Trung 87
ương đến địa phương, xây dựng quy chế, nêu các tác dụng của CNTT trong QLGD thông qua văn bản, thực tế để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của CNTT trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác QLGD. Phổ biến rộng rãi và quán triệt đầy đủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về CNTT của Chính phủ, nhà nước và của ngành, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường học về ứng dụng CNTT trong QLGD trong tháng 11, 12 năm 2011.
- Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục quận.
- Mở các lớp bồi dưỡng, các cuộc hội thảo về CNTT, ứng dụng CNTT trong QLGD để bồi dưỡng kiến thức CNTT cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhằm phục vụ việc ứng dụng CNTT trong QLGD tại Phòng GD&ĐT và các trường THCS, các trường lựa chọn người có trình độ sử dụng CNTT để tham gia tập huấn cùng lãnh đạo Phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường nhằm thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong QLGD. Những trường chưa làm được đề nghị tập huấn lại để sử dụng bằng được các phần mềm sẵn có, các phần mềm bổ sung, các thao tác và kỹ năng cần thiết.
- Cung cấp các chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên công khai trên website của Phòng GD&ĐT để CBQL, giáo viên có điều kiện tham khảo và tự đọc trước nhằm thuận tiện cho việc bồi dưỡng, cung cấp tài liệu bồi dưỡng cơ bản về CNTT để giáo viên, CBQL tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.
- Trong công tác tuyển dụng giáo viên và bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục Phòng GD&ĐT sẽ tham mưu cho UBND quận cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng tối thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế; không áp dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay không có chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C.
- Xây dựng hệ thống cán bộ chuyên trách về CNTT của ngành giáo dục quận, làm đầu mối triển khai ứng dụng CNTT. Các trường THCS phải có một cán bộ viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ Cao đẳng về CNTT trở lên, tiến tới 100% cán bộ tin học trong các trường THCS có trình độ đại học về CNTT.
- Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và các cơ sở GD&ĐT, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử qua việc rà soát CSVC, các trang thiết bị về CNTT, các phần mềm máy tính, mang, đường truyền internet phục vụ công tác QLGD để từ đó có biện pháp tham mưu, chỉ đạo nhằm thay thế, bổ sung CSVC phục vụ việc ứng dụng CNTT trong QLGD.
Các phần mềm, đường truyền không có tác dụng đề nghị thay thế, mua các phần mềm tốt, thay đường truyền tốt hơn để phục vụ công tác QL của cơ quan, nhà trường. Nâng cấp kết nối mạng giáo dục và tích cực triển khai cáp quang, kết nối internet tốc độ cao, lắp đặt đường truyền Internet băng thông rộng ADSL hoặc đường cáp quang FTTH tốc độ 35M – F1 trở lên tại Phòng GD&ĐT và 100% các trường học trực thuộc. Phổ biến kết nối Internet bằng công nghệ 3G đến mọi cán bộ, giáo viên.
Các trường chủ động phối hợp cùng với các Chi nhánh của công ty Viễn thông hoàn thiện, nâng cấp kết nối Internet băng thông rộng đến các cơ sở giáo dục. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ (theo hướng miễn phí hoặc giảm giá đặc biệt) của các doanh nghiệp, công ty viễn thông đối với ngành giáo dục.
89
Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail:
+ Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên-cơ-sở-giáo-dục có thể là moet, tên sở, tên phòng.
+ Khuyến khích tạo địa chỉ e-mail cho học sinh theo tên miền của trường hoặc theo tên miền riêng của sở GD&ĐT, của phòng GD&ĐT.
Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Bộ GDĐT:
Thường xuyên hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống website của Bộ GDĐT tại các địa chỉ www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn. Cụ thể:
+ Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành quản lý giáo dục tại địa chỉ http://vanban.moet.gov.vn.
+ Các thủ tục hành chính của ngành giáo dục (bao gồm các thủ tục ở cấp Bộ, cấp Sở và cấp trường) tại địa chỉ http://cchc.moet.gov.vn.
+ Tham gia xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, các thư viện điện tử để chia sẻ dùng chung qua Website của Bộ tại địa chỉ http://edu.net.vn. Hướng dẫn các trường tải các phần mềm thông dụng, miễn phí và các học liệu về để dùng. Đồng thời huy động các đơn vị và giáo viên đóng góp tài nguyên giáo dục vào hệ thống dùng chung.
Định hướng xây dựng website của phòng và các trường
+ Triển khai công nghệ mới để lập website của phòng GD&ĐT. Theo đó Phòng GD&ĐT nâng cấp một hệ thống website tập trung, trong đó có thể phân bổ trang web riêng cho 100% các trường đặc biệt các trường chưa có website, mỗi trường có quyền quản trị riêng trang web của mình, tránh tình trạng các trường không có điều kiện phải mua một tên miền riêng, thuê máy