Điều kiện để phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD 1. Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục ở Quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 31 - 36)

Để CNTT phát triển cần có sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn cùng với sự quan tâm, đầu tư của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục, phải hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của CNTT trong Quản lý giáo dục, trong việc nâng cao hiệu quả quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

CNTT đã đem lại một sự chuyển biến mang tính cách mạng hết sức rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, trong các ngành, nghề và các cơ quan Quản lý nhà nước. Vì thế, có nhà nghiên cứu coi thời đại ngày nay là thời đại cách mạng quản lý, mà công cụ trực tiếp là CNTT.

Vai trò của CNTT đối với GD&ĐT rất to lớn và ngày càng quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. Nhận thức được điều đó, các nhà QLGD từ 31

trung ương đến các cơ sở giáo dục trong cả nước đã luôn coi CNTT và việc phát triển ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của GD&ĐT là khâu thiết yếu để giáo dục có thể tạo ra những bước phát triển đột phá, đi trước đón đầu, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 trong đó có nêu nhiệm vụ

đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục”, chỉ đạo các cơ quan QLGD, các cơ sở GD đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nội dung Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tỉnh và các cơ sở giáo dục ở địa phương; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Phòng Giáo dục và Đào tạo và đào tạo, các cơ sở giáo dục ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị; Tổ chức phát động và triển khai Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị và hướng dẫn thực hiện năm học về CNTT, phối hợp tổ chức hội thảo, tập huấn về ứng dụng CNTT và tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới. Trên cơ sở Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên kiểm tra đánh giá. Nhờ đó, trong những năm vừa qua các chính sách của cấp QLGD (cấp Sở GD&ĐT, cấp Phòng GD và cấp trường) đã có cải tiến và có ý nghĩa quyết định, nếu không có các chủ trương và các quy định của lãnh đạo khuyến khích việc ứng dụng CNTT&TT thì không thể xây dựng được CSVC cần thiết như máy tính, máy chiếu, camera, nối mạng Internet,... Trong bối cảnh quản lý tập trung hiện nay, vai trò của QL hết sức quan trọng. Các chính sách thể hiện qua việc khuyến khích các đơn vị, các nhà quản lý, giáo viên sử dụng CNTT&TT trong điều hành và quản lý giáo dục, trong hội họp, trong giờ lên lớp…

Tuy nhiên, một số cơ quan QLGD, cơ sở giáo dục do điều kiện nhận thức, về nhân lực, về CSVC hoặc do điều kiện địa lý... còn hạn chế dẫn đến việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và QLGD vẫn còn rất hạn chế, đây là những trở ngại cho việc phát triển ứng dụng CNTT&TT ở một số địa phương, vùng miền.

1.6.2. Nhân lực của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục

Nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát triển CNTT trong giáo dục. Trong “Chiến lược Cất cánh” giai đoạn 2011 – 2020 của Bộ Bưu chính, Viễn thông bám sát hai phương châm, trong đó có lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá.

Trong những năm gần đây việc tiếp cận khai thác và sử dụng CNTT trong QLGD đã có nhiều tiến bộ so với trước. Phần lớn là do trình độ, năng lực về CNTT, của CBQL bước đầu đã tiến bộ. Số CBQL, giáo viên, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT&TT ngày được chú trọng và được thực hiện thường xuyên, các cơ quan QLGD và các cơ sở GD đã coi đây là một tiêu chí quan trọng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ của mình để làm tốt đổi mới giáo dục. Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực đã có khả năng khai thác được một số tính năng của máy tính, chủ động làm việc được với máy tính ở cấp độ đơn giản không phụ thuộc vào người khác. Muốn ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác này phải có trình độ thực tế về công nghệ thông tin cao.

Tuy nhiên, để nguồn nhân lực đáp ứng cho việc phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin vào Quản lý giáo dục trước yêu cầu mới thì đang có nhiều bất cập về số lượng, đặc biệt về chất lượng đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Mặt khác sự thay thế đội ngũ lớn tuổi gặp khó khăn về Công nghệ thông tin bằng lực lượng trẻ có sẵn vốn kiến thức và khả năng tiếp thu 33

ứng dụng Công nghệ thông tin cũng đang có những trở ngại về mặt chính sách, chế độ...

1.6.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Máy móc và các trang thiết bị về CNTT, các phần mềm là những nhân tố hết sức quan trong trong việc ứng dụng CNTT trong QLGD, khi các điều kiện này tốt sẽ đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong QLGD tốt.

Trong những năm gần đây, từ việc nhận thức vị trí tầm quan trọng của CNTT trong giáo dục, đặc biệt từ khi Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý giáo dục, CSVC, thiết bị, các điều kiện phục vụ ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLGD và các chính sách giáo dục ngày càng được tăng cường thông qua việc đầu tư, các dự án, từng bước đáp ứng yều cầu của việc thực hiện tin học hoá QLGD.

Với số lượng, chất lượng máy tính và các thiết bị khác được trang bị như hiện nay có thể nói cơ bản đủ để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý giáo dục.

Mặt khác, các chương trình đầu tư máy tính cho trường học ngày càng được quan tâm hơn, có nhiều dự án, nguồn vốn được đầu tư cho CNTT, việc XHH để tăng cường CSVC trong đó CNTT được coi trọng. Hơn nữa, máy tính ngày càng rẻ, Phòng GD&ĐT và các nhà trường có nhiều điều kiện để mua sắm thêm máy tính và các loại thiết bị khác cho việc ứng dụng CNTT, tiến tới nhiều giáo viên, CBQL có thể tự mua cho mình 01 máy tính, máy in và các thiết bị CNTT để làm việc...

Tuy nhiên, với CSVC như hiện nay mới chỉ đảm bảo ở mức đáp ứng yêu cầu tối thiểu chứ chưa thể đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá, tin học hoá QLGD ở cấp độ cao, theo mô hình trường học điện tử, trường học hiện đại, trường học sáng tạo.

1.6.4. Cơ chế, chính sách

Về phía các cấp quản lý trung ương, đã có chủ trương khuyến khích ứng dụng CNTT&TT nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác QLGD. Các chủ trương này thể hiện chiến lược đúng đắn trong việc đưa CNTT vào trường phổ thông Việt Nam. Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 trong đó có nêu nhiệm vụ “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục”. Ban chỉ đạo CNTT của Bộ đã thành lập với chức năng giúp Bộ trưởng hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển CNTT trong ngành theo chỉ thị 58-CT-TW của Bộ chính trị và nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ. Đề án dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông đã được triển khai từ cuối năm 2004. Tất cả các cơ sở giáo dục đều có chủ trương và chính sách cụ thể nhằm khuyến khích ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, xem đây là một phần của tiêu chí thi đua. Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp khuyến khích xây dựng kế hoạch, xây dựng cơ sở vật chất, khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các tiết thi giáo viên giỏi, xây dựng các bài giảng điện tử, trong việc khuyến khích đưa các phần mềm và phục vụ công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục. Các cấp QLGD từ trung ương đến địa phương đều khuyến khích sử dụng CNTT&TT quản lý nhưng phần đông mới chỉ động viên tinh thần, chưa có biện pháp khuyến khích mạnh bằng kinh tế. Việc triển khai các chủ trương, chính sách, ứng dụng CNTT bị hạn chế. Nếu đưa ra được các cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp, đầu tư thích đáng cho việc xây dựng CSVC như mua sắm máy, lắp đặt mạng, kết nối Internet, hệ thống phần mềm QLGD thì sẽ góp phần tốt trong việc phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD.

35

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN Lí GIÁO DỤC Ở QUẬN HỒNG BÀNG HẢI PHềNG

2.1. Một số đặc điểm của quận Hồng Bàng, Hải Phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục ở Quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w