Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 1 Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục ở Quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 118 - 126)

Tác giả đã khảo sát lấy ý kiến của 39 cán bộ quản lý của phòng giáo dục và các trường THCS trong quận Hồng Bàng về các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

3.4.2 Quy trình và kết quả khảo sát

Quy trình đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Bước 1: Đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng Hải Phòng và các điều kiện thực hiện các biện pháp đó.

Bước 2: Xin ý kiến đánh giá hệ thống các biện pháp và điều kiện thực hiện của các biện pháp của các lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT và lãnh đạo các trường THCS và khảo sát thông qua các phiếu khảo sát (Phụ lục 2, 3).

Bước 3: Tổng hợp các ý kiến đánh giá, từ đó đề xuất hệ thống các biện pháp cấp thiết, khả thi.

Bảng: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp

TT Các biện pháp

Điểm đánh giá

1 2 3 4 5

1

Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; lãnh đạo các trường THCS về vai trò của CNTT trong QLGD

39

2 Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong

QLGD 39

3 Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

CNTT 39

4

Tăng cường CSVC kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong QLGD

38 1

5 Tin học hoá công tác quản lý giáo dục 38 1

6 Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt

động ứng dụng CNTT trong QLGD 38 1 Ghi chú: Tính cấp thiết giảm dần từ 1-5 (điểm 1 là rất cấp thiết)

Bảng: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp

TT Các biện pháp Điểm đánh giá

119

1 2 3 4 5

1

Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; lãnh đạo các trường THCS về vai trò của CNTT trong QLGD

39

2 Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong

QLGD 39

3 Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

CNTT 39

4

Tăng cường CSVC kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong QLGD

38

5 Tin học hoá công tác quản lý giáo dục 38 1 6 Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt

động ứng dụng CNTT trong QLGD 38 1 Ghi chú: Tính khả thi giảm dần từ 1-5 (điểm 1 là rất khả thi) 3.4.3 Nhận xét

Kết quả điều tra về tính cấp thiết và khả thi như ở 02 bảng trên cho thấy: Về tính cấp thiết của các biện pháp 1, 2, 3 có 39 (100%) số người được hỏi cho điểm 1; các biện pháp từ 4 đến 6 có 38 người cho điển 1 (97,44%), 01 người cho điểm 2 (2,56%), không có người cho điểm 3, 4 và 5. Về tính khả thi của các biện pháp 1, 2, 3, 4 có 39 (100%) số người được hỏi cho điểm 1, các biện pháp 5, 6 có 38 người cho điển 1 (97,44%), 01 người cho điểm 2 (2,56%), không có người cho điểm 3, 4 và 5. Như vậy, cho thấy rằng các biện pháp được đề xuất đều cấp thiết và có tính khả thi cao.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng Hải Phòng tôi đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng Hải Phòng. Các biện pháp này có quan hệ mật thiết, quan hệ biện chứng

với nhau và cùng tác động đến chất lượng, hiệu qủa của công tác quản lý giáo dục tại quận Hồng Bàng Hải Phòng.

121

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng Hải Phòng là một công việc quan trọng và cấp bách, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, làm cơ sở cho việc thực hiện đổi mới quản lý mà Bộ GD&ĐT đã phát động từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Để việc QL tốt ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng, Hải phòng được hiệu quả cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD, đồng thời phải căn cứ vào thực trạng về Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng, Hải phòng để có các biện pháp tốt nhằm QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng.

Luận văn đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong QLGD và phân tích, đánh giá thực trạng về giáo dục và quản lý giáo dục ở Hồng Bàng, Hải phòng để trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng Hải Phòng:

- Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; lãnh đạo các trường THCS về vai trò của CNTT trong QLGD;

- Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong QLGD;

- Bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực CNTT;

- Tăng cường CSVC kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong QLGD;

- Tin học hoá công tác quản lý giáo dục;

- Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD.

Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng QLGD ở quận Hồng Bàng để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của quận đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2010.

Tác giả đã lấy ý kiến của 39 cán bộ quản lý phòng GDĐT và CBQL các trường THCS của quận. Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp được đề xuất là cấp thiết và có tính khả thi.

KHUYẾN NGHỊ

* Với Bộ GD&ĐT

- Cung cấp các phần mềm quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục sao cho dễ sử dụng và hiệu quả cao, tăng cường các dự án về QLGD trong đó có việc đầu tư ứng dụng CNTT trong QLGD.

- Đa dạng hoá và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, giúp cán bộ QL, GV, NV nâng cao nhận thức và năng lực sử dụng CNTT trong QLGD.

* Với UBND thành phố

- Cần ban hành các qui định, định mức chi cụ thể, tăng cường đầu tư hàng năm cho công tác đầu tư ứng dụng CNTT của ngành GD&ĐT, có cơ chế cho việc đầu tư CSVC, bồi dưỡng đội ngũ phục vụ ứng dụng CNTT trong QLGD.

- Cho định mức biên chế với giáo viên tin học để có thể tuyển giáo viên tin học vào làm việc tại các trường khi đã được trang bị phòng máy tính.

* Với Sở GD&ĐT

- Tạo điều kiện để CBQL, GV, NV, HS trong ngành thường xuyên được cập nhật kiến thức về CNTT một cách thiết thực, phù hợp, sát thực tế.

123

- Tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn ngành để xây dựng và khai thác kho dữ liệu dùng chung.

- Có cơ chế khen thưởng kịp thời các đơn vị làm tốt việc QL ứng dụng CNTT trong QLGD.

* Với quận

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học, trường học điện tử, trường học sáng tạo để đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT trong trường học.

- Có cơ chế đầu tư cho ngành giáo dục về tài chính, đầu tư về máy tính, thiết bị phục vụ tin học, khuyến khích ngành giáo dục phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD.

- Sớm thông qua và cho phép thực hiện đề án phát triển CNTT của quận đến 2015 khi đề án được hoàn thiện.

- Trong việc xây dựng quy hoạch CBQL cần phải quan tâm đến tiêu chuẩn về trình độ CNTT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XI, NXB Chính trị quốc gia, 2011.

2. Đặng Bá Lãm, Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI -chiến lược phát triển, NXB Giáo Dục, 2003.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học, NXB Giáo Dục, 2011.

4. Quốc hội, Luật Giáo dục, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2005.

5. Harold Koontz, Cyril Odonell, Heiz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu về quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1994

6. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục, Trường Cán bộ quản lí giáo dục Trung ương I, 1989

7. Phạm Khắc Chương, Lý luận QLGD, Đại học sư phạm, 2004.

8. Nguyễn Phúc Châu, Quản lí nhà trường, Đại học sư phạm, 2010.

9. Dự án SREM, Công nghệ thông tin trong trường học, Công ty in thương mại TTXVN, 2010

10. Dự án SREM, Điều hành các hoạt động trong trường học, Công ty in thương mại TTXVN, 2010.

11. Dự án SREM, Quản lý nhà nước về giáo dục, Công ty in thương mại TTXVN, 2010.

12. Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIV, Thành Uỷ Hải Phòng, 2010.

13. Đảng bộ Quận Hồng Bàng, Báo cáo chính trị tại Đại hội XXI, Quận Uỷ Hồng Bàng, 2010.

14. Uỷ ban nhân dân quận Hồng Bàng, Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước quận Hồng Bàng giai đoạn 2011 - 2015.

125

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục ở Quận Hồng Bàng Hải Phòng (Trang 118 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w