Bàng, tác giả đã tổ chức khảo sát với phiếu điều tra tại 100% THCS trên toàn quận, và tổ chức trên 8 cuộc trao đổi, 2 cuộc hội thảo và nhiều cuộc phỏng vấn các cán bộ QLGD, các giáo viên, nhân viên Phòng GD&ĐT và các trường THCS.
Tác giả đã lấy ý kiến trên các mặt: Việc ban hành các chính sách tăng cường ứng dụng CNTT ở các cơ sở giáo dục; Vấn đề trang bị cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, QLGD (phòng máy, mạng LAN, kết nối Internet...); Trình độ CBQL, GV (các kiến thức và kỹ năng ứng dụng 69
CNTT trong dạy học, QLGD...); Thời lượng công việc quản lý có ứng dụng CNTT&TT; Hiệu quả của công việc quản lý có ứng dụng CNTT&TT.
Do điều kiện tài chính và thời gian, việc điều tra hạn chế ở việc điều tra tình trạng ứng dụng CNTT&TT ở các trường THCS và Phòng GD&ĐT trong quận Hồng Bàng. Kết quả điều tra:
Bảng: Tổng hợp kết quả điều tra về nhân lực ở phiếu điều tra tại phụ lục số 1
Trường THCS
Tổng số
Trình độ đào tạo công nghệ thông tin
Khả năng thực tế khai thác sử dụng CNTT
Thạc sỹ Đại
học Cao đẳng TC
Chứng chỉ Bồi
dưỡng ngắn hạn, tự
học Lập trình, cài đặt
phần mềm
Soạn thảo và sử dụng Word
Soạn thảo và sử dụng PowerPoint
Soạn thảo và sử dụng
Excel Truy cập, lấy
tài liệu trên Internet
Sử dụng
thư điện
tử Sử dụng
một vài phần
C B A mềm
CBQL 19 0 2 0 0 0 7 8 5 2 18 14 16 18 16 14
GV 327 0 22 5 0 0 27 187 65 20 254 200 125 207 206 82
NV 54 0 3 1 0 0 5 20 5 3 30 14 16 26 26 17
Tổng số 400 0 27 6 0 0 39 215 75 25 302 228 157 251 248 113
Tỉ lệ % 0.0 6.8 1.5 0.0 0.0 9.8 53.8 18.8 6.3 75.5 57.0 39.3 62.8 62.0 28.3
Qua thống kê cho thấy, số CBQL, giáo viên, nhân viên trong các trường THCS của Hồng Bàng có 33 người (8,3%) có trình độ từ cao đẳng trở lên; 39 người có chứng chỉ B (9,8%); 215 người có chứng chỉ A (53,8%) tin học, còn lại là các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc tự học, nhiều đồng chí không có trình độ tin học, không hiểu về máy tính với các tính năng cơ bản.
Bảng: Tổng hợp kết quả điều tra về CSVC
Trường số máy Tổng
tính Tổng
số máy
in
Số máy chiếu Projector
Số bảng Smart board
Số máy chiếu
vật thể
Số CBQL, GV, NV có máy tính
riêng Thiết bị khác
Trường đã có trang web riêng
Đã có mạng Lan giữa các bộ phận,
các tổ trong trường CBQL GV NV
Màn hình tinh thể lỏng
Máy chiếu phim trong
THCS Bạch Đằng 23 3 2 1 3 30 3
THCS Hồng Bàng 108 10 4 4 3 80 2 1
THCS Hùng Vương 20 4 1 1 3 28 1
THCS Ngô Gia Tự 67 5 4 2 3 6 6 3
THCS Nguyễn Trãi 53 5 3 1 2 8 6 2 1
THCS P. Bội Châu 40 3 2 1 25 3
THCS Quán Toan 48 6 1 1 2 3 3 1
THCS Trần Văn Ơn 51 8 3 4 2 15 2 1
Tổng số 410 44 20 0 15 18 195 25 2 3 0 5
Số lượng máy phục vụ ứng dụng CNTT trong QLGD là đủ song chất lượng máy ở một số trường còn thấp do cấu hình chưa cao, chưa đảm bảo cho việc chạy các phần mềm quản lý, nhiều máy thường xuyên hỏng, phải sửa chữa nhiều lần, tốc độ chậm, truy cập Internet đê lấy dữ liệu còn khó khăn. Tỷ lệ CBQL, giáo viên có máy tính riêng mới đạt 59,5%. Số máy chiếu Projector được trang bị rất hạn chế. Các phần mềm đang sử dụng còn ít, nhiều phần mềm cũ lạc hậu.
- Về việc sử Internet phục vụ cho công tác quản lý
Ở quận Hồng Bàng tính đến tháng 05/2011 đã có 100% các trường THCS kết nối Internet. Tuy vậy, việc kết nối Internet chưa nói lên rằng các trường đã sử dụng internet hỗ trợ quản lý giáo dục hiệu quả. Việc kết nối Internet mới phục vụ phần nào cho công tác thông tin liên lạc của cán bộ văn phòng, khai thác Internet để học tập, nghiên cứu khoa học, để chia sẻ thông tin còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ CBQL biết truy cập, lấy tài liệu trên Internet đạt 71
94,7% tuy nhiên đây là lấy các tài liệu cơ bản, 84,2% biết sử dụng thư điện tử, 73,7% biết sử dụng một vài phần mềm, chưa có trường THCS nào có website riêng.
- Về hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLGD
+ Về thời lượng ứng dụng CNTT&TT trong quản lý
Trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá, đề tài đã tổ chức điều tra thực trạng việc ứng dụng CNTT&TT trong QLGD ở các trường THCS quận Hồng Bàng. Thông qua các hình thức phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý giáo dục trong các trường THCS, các lãnh đạo, chuyên viên ở cơ quan phòng giáo dục, có một số kết luận sau:
Hiện nay đã có 100% các trường THCS bước đầu sử dụng CNTT trong QLGD, sử dụng một số phần mềm ứng dụng, phần mềm quản lý, trợ giúp công tác QLGD, để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý. Các cấp quản lý cũng hết sức khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong quản lý. Trong các công việc quản lý như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý học sinh, quản lý điểm,... việc ứng dụng CNTT thông qua các phầm mềm, sử dụng Internet trong trao đổi, chia sẻ thông tin, khai thác nguồn tài nguyên... đang được khuyến khích như một tiêu chí ưu tiên. Tuy nhiên, các công việc quản lý có sử dụng CNTT chưa nhiều, hầu như chỉ sử dụng ở các công việc đơn giản, bước đầu, chưa thực sự giúp ích đắc lực cho công việc của các nhà QLGD.
Hầu hết các trường trên địa bàn quận Hồng Bàng đã sử dụng Internet trong việc trao đổi thông tin bằng Email, với cách thức trao đổi thông tin kiểu này đã giúp cho các nhà QLGD thu nhận được thông tin một cách nhanh nhất, đầyđủ nhất, tiện lợi nhất; mặt khác việc lưu giữ thông tin lại để sử dụng lâu dài cũng cực kỳ thuận tiện, thậm chí ngay cả khi máy tính cá nhân của mình bị sự cố thì thông tin vẫn còn nhờ có hộp thư đã được thiết lập trên Sever, được Sever lưu giữ một cách an toàn. Hơn thế nữa, khi đã thành thạo trong
việc thao tác với Email, sẽ giúp cho các nhà quản lý hình thành nhiều kỹ năng cần thiếp để khai thác những kho tài nguyên trên Internet... Tuy nhiên, hiện nay không cán bộ QLGD nào của phòng giáo dục Hồng Bàng cũng có được những kỹ năng trên, phần lớn mới chỉ được thực hiện qua lực lượng văn phòng giúp việc. Qua điều tra cho thấy số CBQL biết vào các Website theo chủ đề để đọc thông tin giúp cho công tác QL của mình là 18 người, bằng 94.7%; số người biết Download nhiều tài liệu trên Internet, lưu giữ, sử dụng thông tin là 14 người, bằng 73,9%.
Một số các THCS đã sử dụng CNTT trong công tác lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm quản lý dữ liệu, quản lý những đối tượng quản lý của nhà trường, nhờ đó đã giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL ở quận mới dừng ở việc xoá mù tin học văn phòng, nội dung chủ yếu của các khoá bồi dưỡng thường chỉ là: một số kiến thức về cấu tạo máy vi tính, hệ điều hành Windows, hệ soạn thảo văn bản Microsoft word, Powerpoint, Excel. Một số khoá bồi dưỡng khác có thêm nội dung dạy cách sử dụng Internet trong công việc văn phòng chỉ áp dụng cho cán bộ Phòng GD&ĐT. Các kiến thức trên chưa đủ để người CBQL sử dụng CNTT trong công việc một cách hiệu quả.
+ Các chính sách ứng dụng CNTT trong QLGD ở các trường THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hồng Bàng: luôn coi phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục làm khâu đột phá.
Các chủ trương này thể hiện chiến lược đúng đắn trong việc đưa CNTT vào trường phổ thông trong quận. Tất cả các trường tiểu học, THCS đều có kế hoạch triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của ngành để khuyến khích ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và QLGD. Hoạt động ứng dụng nổi bật là các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất (lắp đặt máy tính, máy in, máy chiếu Projector, kết nối Internet, bảng thông 73
minh... ), khuyến khích sử dụng máy tính điện tử trong các công việc quản lý.
UBND quận, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu các trường đều khuyến khích sử dụng CNTT&TT trong quản lý nhưng phần đông các trường chỉ động viên tinh thần, chưa có biện pháp khuyến khích bằng kinh tế. Việc triển khai các chính sách, chủ trương ứng dụng CNTT&TT bị hạn chế, chưa đặt ra các thể chế phù hợp, chưa đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở vật chất như mua sắm máy móc, thiết bị hỗ trợ, kết nối Internet...
+ Việc tin học hóa công tác QLGD
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS để quản lý hệ thống cần có các lĩnh vực thông tin cơ bản sau đây:
- Thông tin quản lý nhân sự;
- Thông tin quản lý CSVC, thư viện, thiết bị;
- Thông tin quản lý về tài chính;
- Thông tin quản lý hành chính;
- Thông tin quản lý chuyên môn;
- Thông tin quản lý học sinh;
- Thông tin quản lý phổ cập giáo dục;
- Thông tin quản lý thanh tra ;
- Thông tin quản lý về thi đua khen thưởng.
Nếu thiếu hệ thống thông tin này thì không thể quản lý được hệ thống giáo dục. Hiện nay những phần mềm thích hợp để thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi trong quá trình quản lý đã được dự án Srem trang bị một số phần mềm, tuy nhiên các phần mềm này đôi khi còn khó sử dụng, cài đặt còn nhiều rắc rối, máy tính cài đặt yêu cầu cấu hình còn cao, đặc biệt nhân lực sử dụng các phần mềm này còn hạn chế dẫn tới hiệu quả chưa cao, các trường lại chưa
mua được phần mềm riêng do điều kiện về kinh tế và con người còn hạn chế, các phần mềm các trường và Phòng GD&ĐT sử dụng hiệu quả của dự án là QL nhân sự, QL hồ sơ trường học, còn lại các phần mềm khác chưa có tính hiệu quả, một số phần mềm QL còn thiếu, Sở GD&ĐT đã cung cấp cho các trường phần mềm phổ cập giáo dục TH, THCS, PCTrH&N, phần mềm QL thư viện chưa sử dụng phần mền văn phòng trong QL, Phòng GD&ĐT và 6 trường THCS chưa quản lý tài chính, CSVC, thiết bị bằng phần mềm.
Phòng GD&ĐT và 5 trường THCS đã xây dựng mạng LAN trong nội bộ cơ quan nên các thành viên có thể trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin cho nhau, 03 trường còn lại chưa nối mạng LAN giữa các bộ phận trong cơ quan.
Hiện chưa có mạng Intranet (gồm Phòng Giáo dục và Đào tạo với các trường), các trường THCS đều chưa có website, việc QL kiểu chính phủ điện tử còn hạn chế, nhiều phần mềm chuyên dụng chưa được khai thác, khả năng sử dụng công nghệ thông tin chưa thật đáp ứng yêu cầu, trình độ, bằng cấp và thực tế hiện tại chưa thật ăn khớp, tinh thần tự học chưa cao nên dẫn tới hiệu quả ứng dụng chưa hiệu quả.
2.5. Một số đánh giá chung
Để làm tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD ta cần hiểu rừ cỏc yếu tố liờn quan như trờn. Thực trạng QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD hiện nay cho thấy:
- Đa số các cấp lãnh đạo, cơ sở giáo dục đã nhận thức, có chủ trương ứng dụng CNTT trong QLGD, bước đầu đã ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục và đã đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên việc nhận thức chưa cao, chưa đồng đều, một số chưa nắm rừ cỏc chủ trương, văn bản hướng dẫn.
- Chưa có kế hoạch tổng thể, kế hoạch còn chung chung.
- Xét trên thực tiễn của quận, trình độ năng lực thực tế về CNTT của CBQL, giáo viên, nhân viên còn thấp so với yêu cầu, nguyên nhân chủ yếu là:
75
Việc sử dụng CNTT để phục vụ QLGD chưa được nghiên cứu kỹ. Điều này dẫn đến việc áp dụng CNTT không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng CNTT, khi làm còn mang hình thức, đối phó. Về nhân lực phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý còn thiếu, còn yếu kể cả trong nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng, trong kỹ năng tổ chức quản lý hệ thống thông tin, kỹ năng xử lý khai thác thông tin và các kỹ năng tác nghiệp khác, thiếu các điều kiện để nâng cao trình độ.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý: thiết bị thiếu, chất lượng, cấu hình thấp; số lượng, chất lượng phần mềm còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, không dùng chung được hệ thống thiết bị của mạng thông tin còn rất nghèo nàn. Các trường đã kết nối Internet, nhưng còn một số trường mới chỉ dừng ở văn phòng và ban giám hiệu, chưa rộng khắp các phòng chức năng. Việc khai thác, sử dụng Internet phục vụ quá trình quản lý còn hạn chế.
- Những mặt tồn tại của việc tin học hóa công tác QLGD ở quận Hồng Bàng:
Để phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, việc cần thiết hàng đầu là phải xây dựng được hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong phạm vi Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục nhằm giúp cho việc thu thập, lưu trữ , trao đổi và phổ biến các thông tin về quản lý giáo dục một cách thống nhất, có hệ thống và tạo điều kiện cho việc quản lý giáo dục được thực hiện một cách thuận lợi, nhẹ nhàng và có hiệu quả. Song thực trạng về hệ thống thông tin quản lý trong ngành giáo dục quận Hồng Bàng còn nhiều bất cập, các điều kiện để thực hiện còn hạn chế, thiếu đồng bộ, dữ liệu chưa nhất quán, không dùng chung được, một số đơn vị việc tin học hóa trong công Quản lý giáo dục còn hạn chế.
- Việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa tốt, thiếu cụ thể, biện pháp động viên đôi khi chưa kịp thời, chưa có cơ chế chính sách tốt.
Vì vậy, hiệu quả của công tác ứng dụng CNTT trong QLGD còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại, hội nhập. Việc thực hiện quản lý theo xu hướng chính phủ điện tử, trường học điện tử, trường học sáng tạo còn hết sức khó khăn. Việc QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD đôi khi chưa sát thực, chưa cụ thể nên việc ứng dụng chưa có chiều sâu dẫn tới công tác QL còn nhiều vất vả, bất cập.
Để khắc phục thực trạng khó khăn, yếu kém đó tác giả xin đề xuất một số biện pháp QL hoạt động ứng dụng CNTT trong QLGD ở quận Hồng Bàng Hải Phòng.
77
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN Lí GIÁO DỤC Ở QUẬN HỒNG BÀNG HẢI PHềNG 3.1. Quán triệt chủ trương ứng dụng CNTT trong QLGD
Trên thế giới, Công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thế kỷ 21 được coi là kỉ nguyên của Công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển với những bước nhảy vọt trong thế kỉ 21, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin với nền kinh tế tri thức, đồng thời nó tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, bất kì quốc gia, dân tộc hay công ty, tập thể nào muốn tồn tại và phát triển đều phải nắm lấy tri thức, công nghệ thông tin. CNTT là hành trang không thể thiếu của con người thế kỉ 21, điều này ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Thực tế cuộc sống ngày càng thôi thúc mọi người học tập và sử dụng công nghệ thông tin, đây chính là một thời cơ lớn, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển Công nghệ thông tin. Vì vậy quán triệt tinh thần ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua.
Đảng và Nhà nước đã nhận thấy cơ hội "đi tắt, đón đầu" của đất nước trong quá trình phát triển đi lên nên đã quan tâm, thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể là việc ban hành ban hành Luật “khoa học và công nghệ” và hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết được ban hành: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về "Đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Quyết