Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 42 - 45)

1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.2.2. Nhóm nhân tố khách quan

a- Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước

Nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý Nhà nước đều có thể gây ra khó khăn tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như hoạt động thẩm định tài chính của doanh nghiệp.

Với các dự án đầu tư trong và ngoài nước liên quan đến nhiều chính sách mà các chính sách này chưa được hoàn thiện hoặc đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn đến sự không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến doanh nghiệp

b- Môi trường kinh tế xã hội

Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quôc sgia quy định năng lực, kinh nghiệm phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các nguồn thông tin. Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp thông tin sát thực phản ánh đúng diễn biến mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo kinh tế…gây khó khăn trong việc thu thập, xử lý thông tin của cán bộ thẩm định, dẫn đến các kết luận về thẩm định được đưa ra thiếu chính xác, thiếu tin cậy trong việc ra quyết định đầu tư của ngân hàng, vì vậy mà chất lượng công tác thẩm định trong điều kiện trên bị hạn chế. Mặt khác, trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển thì các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, ngành chưa được xây dựng một cách cụ thể đồng bộ và ổn định, đây cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án. Vì điều này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc dự báo những diễn biến thực tế sẽ xảy ra khi dự án đi vào hoạt động trong việc đưa ra các kết luận thẩm định.

Vì vậy, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các định hướng, chính xách phỏt triển kinh tế xó hội của Nhà nước ban hành một cỏch đồng bộ, rừ ràng sẽ tạo

điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Và ngược lại, một môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, các định hướng, chớnh sỏch phỏt triển kinh tế xó hội của Nhà nước khụng đồng bộ và rừ ràng sẽ gõy khó khăn trong công tác thẩm định, vì thế mà làm giảm chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định TCDA nói riêng của ngân hàng.

Lạm phát là yếu tố không cố định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian do đó nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng, và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc nhiều nhất vào quy luật cung cầu, tâm lý tiêu dùng, sức mạnh nền kinh tế....Các biến số trong tài chính dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá hiệu quả của một dự án nào đó cần phải xác định tính chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố trong chi phí hay doanh thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án thực hiện dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định tài chính cao hơn. Thật vậy, nếu dự án cần một khoản vốn vay để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong tương lai thì lượng vốn ấy sẽ chịu tác động của giá cả xảy ra từ khi bắt đầu, từ lúc nhận vốn đến lúc hoàn trả gốc và lãi. Nếu nó không được dự kiến trong giai đoạn thẩm định tài chính dự án thì dự án có thể sẽ phải trải qua khủng hoảng về tính thanh khoản hay khả năng thanh toán do tài trợ không đầy đủ.

Lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Các bên tài trợ cho dự án sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa đối với các khoản vốn vay để bù đắp mất mát do lạm phát gây nên. Lạm phát làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay, và các khoản thanh toán lãi suất cố định...

Đây là các yếu tố từ môi trường bên ngoài ngân hàng tác động tới chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại như cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước, các rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án, trình độ và tính trung thực của chủ đầu tư

c- Các nhân tố từ phía chủ đầu tư

Các nhân tố từ phía chủ đầu tư cũng tác động không nhỏ tới chất lượng thẩm định TCDA. Khi tiến hành thẩm định dự án để cho vay, các cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả TCDA từ các thông tin về dự án do các chủ đầu tư lập và cung cấp, trên cơ sở đối chiếu, so sánh với những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn. Do vậy, nếu chủ dự án lập và thẩm định dự án một cách khoa học, chặt chẽ dựa trên nguồn thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ, thì không những tạo điều kiện đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm định, mà còn giúp Ngân hàng có cơ sở để đưa ra những kết luận chính xác về kết quả thẩm định. Trên cơ sở đó mà chất lượng thẩm định TCDA của ngân hàng được nâng cao. Ngược lại, nếu chủ dự án lập và thẩm định dự một cách sơ sài, cung cấp thông tin về dự án cho ngaanhangf một cách chậm trễ không đầy đủ và thiếu chính xác sẽ dẫn đến thời gian thẩm định của Ngân hàng kéo dài và kết luận thẩm định được đưa ra thiếu độ chính xác gây tác động xấu đến chất lượng thẩm định tài chính của Ngân hàng.

Trình độ khả năng quản lý của chủ dự án cũng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA. Một dự án được quản lý bởi chủ dự án có trình độ và khả năng quản lý, sẽ tạo điều kiện cho việc thẩm định dự án của Ngân hàng được tiến hành một cách thuận lợi và đảm bảo khả năng vận hành dự án được kết quả theo mong muốn. Ngược lại trình độ quản lý dự án của chủ dự án yếu kém, dẫn đến kết quả hoạt động của dự án không đạt được hiệu quả như dự tính, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

d- Tuổi đời của dự án

Nếu dự án đầu tư của khách hàng có thời gian thực hiện dài, trong quá trình thẩm định, Ngân hàng khó lường trước hết được những rủi ro do bất khả kháng có thể thể xảy ra như thiên tai, chiến tranh, biến động môi trường inh tế vĩ mô…Do vậy, các kết luận thẩm định tài chính của Ngân hàng thiếu độ tin cậy, vì vậy đây có thể là một trong những yếu tố có ảnh hưởng xấu tới chất lượng thẩm định TCDA của ngân hàng. Nếu các dự án xin vay của khách hàng có thời gian ngắn, thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định dễ dàng hơn trong việc dự áo những biến động có thể xảy ra đối với dự án, trên cơ sở đó có thể đưa ra những kết luận thẩm định sát với thực tế, tạo điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định TCDA.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w