HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
2.2.4. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội
Theo định hướng chiến lược trong hoạt động tín dụng chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo đối tượng khách hàng ổn định và lâu dài, chương trình cho vay các dự án có trọng điểm, mở rộng cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên doanh số cho vay theo dự án so với tổng dư nợ nói chung của VCB Hà Nội không ngừng tăng nhanh và ổn định. Để làm được điều này Ngân hàng đã tăng cường công tác thẩm định để rút ra các kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn và buộc người vay phải cam kết với Ngân hàng về việc hoàn trả vốn vay trong một thời gian xác định, các nguồn tích luỹ tiền tệ, khấu hao cơ bản, lợi nhuận công ty (lợi nhuận của dự án) và các khoản phải thu khác. Căn cứ vào các quyết định khi thẩm định trong thời gian qua mà nhiều dự án, công trình đầu tư khi đã được các bộ, các ngành, các cơ quan cấp trên xét duyệt và phê chuẩn nhưng cũng không được Ngân hàng cho vay
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ cho vay từ năm 2008 đến năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Theo loại tiền 2.455 3.125 3.932
VNĐ 1.760 2.281 2.834
Ngoại tệ quy đồng 695 844 1.098
2. Theo thời hạn vay 2.455 3.125 3.932
Ngắn hạn 1.890 2.043 2.993
Trung, Dài hạn 565 1.082 939
Về nợ xấu: tính đến hết 31/12/2008, nợ xấu 122,3 tỷ, chiếm 4,98% so với tổng dự nợ; tính đến hết 31/12/2009, nợ xấu ở mức 163,4 tỷ đồng, chiếm 5,23% tổng dự nợ và tính hết 31/12/2010, nợ xấu ở mức 237,7 tỷ đồng, chiếm 6% tổng dự nợ. Như vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng liên tục trong những năm gần đây đều đạt tốc độ trên 25%. Đây được coi là mức tăng trưởng khá hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động khá lớn từ cuộc khủng hoảng 2008-2010, tăng trưởng tín dụng tăng…
Một số dự án điển hình được VCB Hà Nội thực hiện trong thời gian qua như sau:
- Tổng công ty Bưu chính viễn thông: Dự án cung cấp thiết bị viễn thông:
VCB Hà Nội cho vay 8.761.505 USD; thời hạn vay 84 tháng; số vốn đã giải ngân:
8.761.505 USD; dự án cung cấp thiết bị viễn thông - mở rộng mạng cáp quang:
VCB Hà Nội cho vay 102 tỷ VND; thời hạn vay 84 tháng; đã giải ngân 102 tỷ VND.
- Tổng công ty dầu khí: Dự án Nam Côn Sơn gồm 4 ngân hàng: NHNT, NHCT, NHNo&PTNT, NHDT&PT đồng tài trợ; thời hạn vay: 120 tháng; số vốn đã giải ngân: 100 triệu; dư nợ: 79 triệu USD; Dự án nhà mày lọc dầu Dung Quất đã ký hợp đồng 250 triệu USD.
- Tổng công ty điện lực: Dự án Đuôi hơi Phú Mỹ 2.1: gồm 8 ngân hàng tham gia cho vay đồng tài trợ, trong đó NHNT cho vay 45 triệu USD trên tổng số 100 triệu USD; thời hạn vay 120 tháng, ân hạn gốc 24 tháng; dư nợ hiện tại 38 triệu USD.
Bên cạnh đó còn có hàng loạt dự án khác đã được VCB Hà Nội ký hợp đồng cho vay hoặc chuẩn bị ký hợp đồng. Số lượng dự án được phê duyệt tăng lên đáng kể trong thời gian qua.
Ngoài ra, còn phải kể đến hoạt động đồng tài trợ tại VCB Hà Nội. Nếu như năm 2005 đồng tài trợ chỉ chiếm 2,34% tổng dư nợ đã tăng đến 5% trong các năm 2006, 2007, 2008 và tăng cao hơn nữa trong năm 2009 và năm 2010. Lợi nhuận cao, chi phí thấp và khả năng phân tán rủi ro đã tăng tính hấp dẫn của hoạt động đồng tài trợ, vì vậy hình thức cho vay đồng tài trợ với các dự án lớn cũng thu hút sự quan tâm của rất nhiều các ngân hàng thương mại.
Bảng 4: Kết quả thẩm định dự án của VCB Hà Nội từ năm 2008 đến 2010
Năm 2007 2008 2009 01-06/ 2010
Số DA được tái thẩm
định 9 20 39 22
Số DA được duyệt 5 13 29 17
Số DA từ chối 4 7 10 5
(Nguồn: Báo cáo công tác của phòng Đầu tư dự án tháng 06/2011)
Qua bảng trên có thể thấy tỷ lệ số dự án từ chối tương đối cao so với tổng số dự án đưa vào thẩm định. Nguyên nhân chủ yếu các dự án bị từ chối do hồ sơ thủ tục chưa được chuẩn bị kỹ, số liệu trong hồ sơ chưa được tính toán chính xác, mục tiờu của dự ỏn khụng rừ ràng, thiếu tớnh khả thi…
Trong thời gian qua, VCB Hà Nội đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay theo dự án, chính vì thế mà tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn không ngừng tăng qua các năm.
Bảng 5: Tình hình tăng trưởng cho vay trung và dài hạn của VCB Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2010
Đơn vị: Triệu VN
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNT các năm 2008, 2009, 2010)
Tình hình chung của công tác thẩm định tài chính dự án của VCB Hà Nội trong thời gian qua đã nêu bật được những mặt mạnh. Tuy nhiên, trong công tác thẩm định này còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới. Để thấy rừ tỡnh hỡnh thẩm định tài chớnh dự ỏn vay vốn trung dài hạn của VCB Hà Nội tác giả đã tìm hiểu, xem xét một ví dụ cụ thể về dự án cho vay mà Ngân hàng đã tiến hành.
2.2.5. Minh họa thực tế thẩm định TCDA đầu tư xây dựng khách sạn