NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án
Thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là hoạt động phức tạp, có phạm vi xem xét, đánh giá rộng liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Song để nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp dựa trên cơ sở một kế hoạch tổng thể thống nhất. Có như vậy, những giải pháp đề ra mới có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động cho vay tại các NHTM. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội nói riêng, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương; với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác; với các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án.
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyền địa phương
- Ổn định mụi trường kinh tế vĩ mụ: Nhà nước phải xỏc định rừ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng, ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức hợp lý, tạo cơ sở chắc chắn cho các dự đoán của ngân hàng trong lĩnh vực thẩm định dự án nói chung cũng như thẩm định TCDA nói riêng.
- Hoàn hiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động kinh tế.
Hoạt động của Ngân hàng và các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật và các quy định khác. Vì vậy một môi trường pháp lý hoàn thiện, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của các ngân hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp được ổn định và ít rủi ro.
- Hoàn thiện công tác kiểm toán-kế toán, thống kê: Chính phủ cùng các bộ ngành chỉ đọa các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ kế toán, thống kê và các thông tin báo cáo theo đúng quy trình của Nhà nước, Ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phân tích hoạt động của doanh nghiệp, thẩm định dự án.
- Các bộ chủ quản: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sửa đổi các quy định về đơn giá xây dựng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giới hạn suất đầu tư, định mức các hạng mục chi phí hợp lý cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Các Bộ ngành cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuẩn trung bình ngành cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, để ngân hàng làm tiêu thức đánh, so sánh trong thẩm định dự án.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có các văn bản cụ thể quy định rừ trỏch nhiệm của cỏc bờn đối vúi kết quả thẩm định từng nội dung trong dự án đầu tư của các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các báo cáo nghiên cứu khả thi, cũng như các quyết định phê duyệt đầu tư của các cấp, làm cơ sở pháp lý quan trọng và thực sự có giá trị cho các ngân hàng.
- Chính phủ và các Bộ ngành cần nghiên cứu thành lập hoặc khuyến khích thành lập các tổ chức, doanh nghiệp chuyên thu thập, đánh giá thông tin, xếp hạng doanh nghiệp, tư vấn đầu tư…đồng thời ban hành các văn bản pháp luận về việ mua bán thông tin, dịch vụ tư vấn và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Kiến nghị đối với UBND thành phố Hà Nội: Thành phố cần chỉ đạo các ngành, các chủ đầu tư chấp hành đúng quy trình xây dựng cơ bản, tăng cường chất lượng xây dựng các dự án đầu tư, tập trung hướng khai thác thế mạnh, tiềm năng từng ngành, từng vùng, cụm kinh tế tập trung. Xây dựng kế hoạch phát triển cân đối
giữa các ngành, các vùng kinh tế một kỹ xàng, một mặt vừa đảm bảo đầu tư đúng hướng khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mặt khác cần chú ý cơ cấu đầu tư theo ngành và đảm bảo hiệu quả. Tránh tình trạng đầu tư tran lan, dẫn đến sau đầu tư các dự án đi vào hoạt động không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
Lựa chọn sắp xếp bố trí những người có đủ năng lực quản lý, điều hành dự án làm các chủ đầu tư, giám đốc điều hành dự án.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cần xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ thẩm định thông qua các đợt học tập tập trung ngắn hạn về công tác thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, các văn bản liên quan đến hoạt của ngân hàng. Đồng thời hoàn thiện quy trình thẩm định dự án cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
Xây dựng hệ thống thông tin toàn ngành, với những thông tin được cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau, tạo được những nguồn thông tin đáng tin cậy cho thẩm định TCDA trong toàn hệ thống. Đồng thời thiết lập các phần mềm tin học ứng dụng phục vụ cho công tác thẩm định dự án, tạo điều kiện đảm bảo về mặt thời gian, tính chính xác và khoa học của các báo cáo thẩm định trong toàn hệ thống, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của CIC sao cho thống nhất được thông tin trong phạm vi cả nước đồng thời tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin.
CIC cần tích cực trao đổi thêm thông tin với các tổ chức thông tin quốc tế và các đầu mối thông tin trong nước như Tổng Cục thống kê, Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Hải Quan, Văn phòng Chính phủ… để tạo nguồn cung cấp thông tin không chỉ về tín dụng mà cả các thông tin về thị trường, quy hoạch phát triển, định hướng và chính sách trong từng thời kỳ...
NHNN nên đứng ra tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về thẩm định dự án, thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về kỹ thuật thẩm định cho các NHTM
Ban hành tài liệu hướng dẫn chung về công tác thẩm định cho các NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình thẩm định cho vay đối với các dự án đồng tài trợ.
3.3.4. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư
Đề nghị chủ đầu tư xây dựng bộ hồ sơ dự án hoàn chỉnh. Chủ động tích tực cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như về dự án cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định dự án một cách nhanh chóng và chính xác nhất (các thông tin này phải đảm bảo tính pháp lý, được một cơ quan kiểm toán xác nhận đã qua kiểm toán)
Tăng cường và nâng cao năng lực lập và thẩm định TCDA, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về khâu lập và thẩm định dự án. Chủ đầu tư lập và thẩm định dự án một cách cẩn trọng, chi tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định của ngân hàng, giúp cho việc ra quyết định tài trợ của ngân hàng đối với dự án một cách nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu được rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.