HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
Đứng chân trên địa bàn Thành phố Hà Nội - nơi được coi là trung tâm chính trị, thương mại lớn nhất của cả nước và là nơi có mật độ dày đặc các ngân hàng thương mại với hơn 390 tổ chức tín dụng - tài chính - tiền tệ hoạt động dưới nhiều loại hình khác nhau, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (VCB Hà Nội) đã biết kế thừa và phát huy có hiệu quả các truyền thống hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên địa bàn, là Chi nhánh được xếp hạng Doanh nghiệp hạng 1, đóng góp một phần vào tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô cũng như sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống VCB.
Ra đời vào ngày 1/3/1985 trên cơ sở của Quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, VCB Hà Nội được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, du lịch… và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội và trong nước.
Từ những năm 1986-1987, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, VCB Hà Nội đã nhanh chóng chuyển đổi để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới. Từ con số khiêm tốn ban đầu chỉ có 20 doanh nghiệp, dần dần tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng mới là các doanh nghiệp có tiềm năng trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, vận tải của Thủ đô. Các phương thức cho vay và đầu tư qua các giai đoạn từ năm 1986 đến nay có sự thay đổi rừ rệt: Từ việc chỉ tồn tại hỡnh thức cho vay thanh toỏn xuất nhập khẩu từ những ngày đầu thành lập, đến nay Chi nhánh đã áp dụng có hiệu quả mô hình cho vay đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế, đầu tư cho tất cả các thành phần kinh tế như cho vay tín chấp, thế chấp, cầm cố…Từ các phương thức cho vay đơn thuần là cấp tín dụng theo định mức đến cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cấp tín dụng hạn mức, cho vay tiêu dùng…
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, của UBND TP Hà Nội và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, năm 1992, VCB Hà Nội đã chuyển trụ sở về 78 Nguyễn Du, Hà Nội. Đến tháng 7/2007, Chi nhánh chính thức chuyển về làm việc tại 344 Bà Triệu sau khi tham gia đấu giá và triển khai dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toà nhà 344 Bà Triệu mua được của Ngân hàng TMCP Châu Á Thái Bình Dương. Với cơ sở vật chất rộng rãi và thuận tiện hơn đã tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên được tiếp cận, phục vụ thêm nhiều khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, VCB Hà Nội đã từng bước mở rộng qui mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ và ngày càng được quý khách hàng tin cậy, đối tác trong và ngoài nước tin tưởng.
Trải qua chặng đường 26 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đến nay VCB Hà Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động ngân hàng. Có thể nói, VCB Hà Nội 5 năm trở lại đây đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành lên một mạng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Những điều này cho thấy VCB Hà Nội là một trong số ít các đơn vị phải thực hiện nhiều cuộc chia tách vì sự phát triển và lớn mạnh chung của hệ thống VCB tại địa bàn Thủ đô. Năm 2007 tách 4 chi nhánh cấp 2 là VCB Cầu Giấy (nay là VCB Thăng Long), VCB Ba Đình, VCB Thành Công, VCB Chương
Dương trực thuộc VCB Hà Nội thành 4 Chi nhánh cấp I trực thuộc VCB Trung ương. Năm 2009 tách Phòng giao dịch số 6 trực thuộc VCB Hà Nội để nâng cấp thành Chi nhánh Thanh Xuân. Cùng với đó là sự điều chuyển nhiều cán bộ cốt cán, lãnh đạo thuộc Ban giám đốc Chi nhánh bổ sung cho một số Chi nhánh được lập mới tại địa bàn như VCB Hoàn Kiếm, VCB Hà Tây.
Sau khi thực hiện chia tách, đến nay ngoài Trụ sở chính 344 Bà Triệu - Hà Nội, VCB Hà Nội có 10 Phòng Giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ tại Sân bay Quốc tế Nội Bài với gần 300 cán bộ nhân viên hầu hết đều có trình độ đại học được đào tạo cơ bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Xét trên khía cạnh thương hiệu thì với bề dày hoạt động trên thị trường 26 năm qua, VCB Hà Nội luôn giữ vững vị thế là đơn vị cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu như thanh toán quốc tế, kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng hay các mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh ngoại tệ, thẻ, …luôn khẳng định được hiệu quả kinh doanh vượt trội so với các NH TMCP khác trên địa bàn. VCB Hà Nội cũng luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, tổng công ty nhà nước, và hàng triệu khách hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng với phương châm
“Tăng tốc - An toàn - Chất lượng - Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh, VCB Hà Nội đã luôn chủ động bám sát thị trường, linh hoạt và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tận dụng mọi cơ hội trong kinh doanh cũng như phát huy mọi nguồn lực sẵn có. Bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã có những bước tiến vững chắc tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng hàng đầu trên địa bàn cũng như là đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả trong hệ thống.
2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng VCB Hà Nội
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội
Năm 2008, dưới sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những biến động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHềNG NGHIỆP VỤ CÁC PHềNG GIAO DỊCH Phòng Hành chính Nhân sự
Phòng Tổng hợp (Kinh doanh vốn, Ngoại tệ, Marketing) Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu
Phòng Khách hàng Phòng Kế toán Tài chính
Phòng Ngân quỹ
Phòng thanh toán Thẻ
Phòng Dịch vụ Ngân hàng
Phòng Khách hàng thể nhân
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Quản lý Nợ
Phòng Tin học
Phòng Giao dịch số 1
Phòng Giao dịch số 2
Phòng Giao dịch số 3
Phòng Giao dịch số 4
Phòng Giao dịch số 5
Phòng Giao dịch số 7
Phòng Giao dịch Yết Kiêu
Phòng Giao d ch Bát Đànị
Phòng Giao dịch Hoàng Mai
Phòng Giao dịch Lạc Trung
Quầy Giao dịch Nội Bài
giới, tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng. Ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tế, góp phần ổn định vĩ mô, tạo dựng môi trường tài chính ngân hàng lành mạnh hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ tồn đọng cũ, cải tiến chất lượng hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động và đạt kết quả tốt.
Từ năm 2008 đến nay, VCB Hà Nội đã tích cực triển khai hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới dựa trờn nền tảng cụng nghệ cao, định hướng kinh doanh rừ ràng được quán triệt thống nhất trong toàn hệ thống nên đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 1: Báo cáo tình hình tài chính của VCB Hà Nội từ năm 2008 đến 2010 Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng tài sản có 76.681.819 81.495.679 97.320.504
Dư nợ tín dụng 16.504.803 29.295.181 36.629.761
Tổng giá trị tiền gửi khách
hàng 57.239.068 56.422.051 71.810.035
Vốn chủ sở hữu 2.036.625 4.397.848 5.734.965
Tổng thu nhập 5.604.711 3.873.146 4.840.356
Thu lãi 5.067.395 3.347.317 4.040.134
Thu nhập ròng 1.263.531 860.727 1.132.903
Các chỉ số (%)
Dư nợ/ Tổng giá trị tiền gửi 29,00 51,9 55,2
Dự phòng/ Tổng dư nợ 2,9 2 2
ROA 0,41 0,4 0,9
ROE 15,36 7,48 15,3
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB Hà Nội các năm 2008, 2009, 2010) - Về vốn huy động
Trong giai đoạn từ các năm 2008 đến năm 2010, mặc dù phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt với các NHTM trên địa bàn trong cuộc đua lãi suất để thực
hiện Thông tư 13/2010/TT.NHNN và một số bổ sung tại thông tư 19 của Thống đốc NHNN về các quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nhưng với sự nhạy bén, linh hoạt trong cơ chế điều hành lãi xuất của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên tại chi nhánh, công tác huy động vốn của chi nhánh đạt được một số kết quả khả quan:
Cơ cấu nguồn vốn có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng chiến lược chung của VCB; đó là, tăng tỷ lệ vốn huy động bằng VND từ nền kinh tế.
Nguồn vốn của Chi nhánh năm 2010 đạt 11.129 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 10.705 tỷ đồng, tăng 28,1% so với năm 2009 và hoàn thành 98,5% kế hoạch huy động.
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của VCB Hà Nội từ năm 2008-2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng 1. Theo thành phần kinh
tế
7.175 100% 8.355 100% 10.705 100%
Huy động từ dân cư 5.395 75% 5.904 71% 6.165 58%
Huy động từ TCKT 1.780 25% 2.451 29% 4.540 42%