Tăng cường huy động vốn tại NHTM 1. Tăng cường huy động vốn

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Tăng cường huy động vốn tại NHTM 1. Tăng cường huy động vốn

Tăng cường huy động vốn tại NHTM là việc các NHTM áp dụng các biện pháp nhằm tăng quy mô tiền gửi huy động một cách ổn định và bền vững với cơ cấu huy động và chi phí huy động hợp lý từ việc khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các tổ chức kinh tế để thực hiện bốn hoạt động cơ bản của NHTM, đó là :

- Huy động để đáp ứng dự trữ bắt buộc.

- Huy động để cho vay.

- Huy động để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

- Huy động để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng cường huy động vốn của NHTM

Để đánh giá tăng cường huy động vốn có rất nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này tác giả tập trung vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

1.2.2.1. Tăng trưởng về quy mô vốn huy động

Vốn huy động tăng trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn đủ lớn phù hợp với quy mô và nhu cầu của mình, thì giả sử như khi có một lượng tiền lớn bị rút ra cũng sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, ngân hàng sẽ không gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.

Để xem xét mức tăng trưởng về quy mô huy động vốn của NHTM, người ta sử dụng công thức sau:

Tốc độ tăng trưởng

huy động vốn = Số dư kỳ báo cáo – Số dư kỳ gốc

x 100%

Số dư kỳ gốc

Vốn huy động tăng trưởng ổn định sẽ khẳng định được vị thế uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng có đủ tiềm năng về tài chính cũng như uy tín

mới có thể giữ được mức tăng trưởng về huy động vốn ổn định qua các năm. Tính ổn định của vốn huy động quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Nó phản ánh khả năng tìm kiếm các khoản nợ mới nhanh chóng với lãi suất thấp nhằm tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Vốn huy động tăng trưởng ổn định sẽ tạo lập và định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể của ngân hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.

1.2.2.2. Cơ cấu huy động vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn

Cơ cấu nguồn tiền gửi phản ánh chất lượng nguồn huy động, cơ cấu nguồn huy động có thể được đánh giá theo: cơ cấu theo đối tượng khách hàng, cơ cấu theo kỳ hạn, cơ cấu theo loại tiền tệ, cơ cấu theo loại hình sản phẩm huy động...

Cơ cấu tiền gửi của một NHTM phản ánh nhiều tính chất và kết quả kinh doanh của ngân hàng đó: nếu đó là ngân hàng bán lẻ thì cơ nguồn tiền huy động chủ yếu là tiết kiệm và được phân bố một cách đồng đều về kỳ hạn, nguồn huy động ngoại tệ phản ánh sự đa năng của ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ.

Trong từng thời kỳ khác nhau, căn cứ vào hoạt động của ngân hàng: cơ cấu vốn cấp cho tín dụng, đảm bảo các chỉ số của NHNN đưa ra... các NHTM sẽ có nhu cầu về khối lượng và cơ cấu vốn khác nhau, do đó việc đánh giá hiệu quả nguồn tiền gửi huy động theo tiêu chí này mang tính động cao và cần đặt trong môi trường xem xét toàn hàng.

Cơ cấu nguồn tiền gửi của từng ngân hàng trong từng thời kỳ có thể thay đổi nhưng độ ổn định của nguồn là tiêu chí rất quan trọng trong việc huy động tiền gửi, nó liên quan đến chiến lược sử dụng vốn và tính thanh khoản của ngân hàng.

Nhu cầu của công chúng đối với các loại hình dịch vụ nhận tiền gửi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến cấu trúc nguồn vốn tiền gửi của một ngân hàng.

Yếu tố quan trọng thứ hai đó là chính sách huy động tiền gửi : bao gồm sự tương quan lãi suất giữa các loại tiền gửi khác nhau, sự tích cực trong các hoạt động quảng cáo, thời gian và quy mô vốn đầu tư vào việc thu hút và duy trì các khách hàng gửi tiền.

Nhìn chung, nếu được phép tự quyết định cho bản thân mình về cơ cấu tiền gửi tối ưu mà không có các điều kiện quy định của Ngân hàng trung ương về tỷ lệ đảm bảo cho vay, tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên tỷ lệ vốn huy động ngắn trung dài hạn... thì các ngân hàng sẽ ưa thích việc huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn ngắn. Mặc dù phần lớn các khoản tiền này có thể rút ra bất kỳ lúc nào nhưng kỳ hạn thực tế của các khoản tiền gửi này lại thường kéo dài. Tuy nhiên, do tác động tổng thể của lạm phát, việc gia tăng các quy định quản lý của các cấp có thẩm quyền, của tình trạng cạnh tranh găy gắt và trình độ nhận thức cao hơn của khách hàng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn đối với cấu trúc tiền gửi của ngân hàng.

Tỷ trọng các loại vốn ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ ngoại tệ ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng là vấn đề rất quan trọng. Bất cứ một sự không phù hợp nào về kỳ hạn cũng sẽ mang lại bất lợi cho ngân hàng. Nếu không có sự phù hợp về loại tiền, ngân hàng sẽ chịu chi phí để chuyển đổi từ nguồn tiền đã được huy động sang loại tiền cần sử dụng và như vậy thì có thể gặp rủi ro về tỷ giá. Nếu không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro về kỳ hạn. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt khi sử dụng các kế hoạch huy động vốn.

1.2.2.3. Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý

Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn vì nó quyết định trực tiếp tới phương thức sử dụng vốn và đặc biệt hơn cả là lợi nhuận của ngân hàng.

Có hai cách tính lãi suất đầu vào bình quân:

Có hai cách tính lãi suất đầu vào bình quân:

Lãi suất đầu vào bình quân =

Lói suất đầu vào bỡnh quõn = Tổng số dư nguồn thứ i ì Lói suất huy động của nguồn thứ iTổng số dư nguồn thứ i ì Lói suất huy động của nguồn thứ i Tổng số dư các nguồn vốn

Tổng số dư các nguồn vốn Hoặc:

Hoặc:

Lãi suất đầu vào bình quân =

Lói suất đầu vào bỡnh quõn = ΣΣ (Tỷ trọng loại tiền gửi thứ i ì Lói suất loại tiền gửi i) (Tỷ trọng loại tiền gửi thứ i ì Lói suất loại tiền gửi i)

Với i = 1- nVới i = 1- n

Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời nhưng ít gặp rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng luôn phấn đấu đạt được chi phí huy động bình quân hợp lý nhất, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay lớn nhất có thể và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.2.2.4. Phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn

Để phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn, NHTM sử dụng mô hình cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn. Các nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nào đó được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn dự kiến của chúng. Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn vốn đến hạn (có thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theo yêu cầu, 1-30 ngày, 1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, hơn 12 tháng. Báo cáo về cấu trúc kỳ hạn là công cụ quan trọng được sử dụng để phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn, quản lý rủi ro lãi suất. Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao. Nhìn chung, khi đã lựa chọn gửi tiền theo mục đích tiết kiệm thì những người gửi tiền đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa đó để hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định (lạm phát cao, tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người gửi tiền nội tệ, thu nhập dân cư thấp, thị trường tài chính kém phát triển…) thì việc thu hút những nguồn vốn có kỳ hạn dài rất khó khăn.

Tuy nhiên, có những khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạn nhưng vẫn tiếp tục duy trì với kỳ hạn đó. Trên thực tế, đây được coi là những khoản tiền gửi trung và dài hạn. Kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là thời gian mà khoản tiền đó liên tục tồn tại trong ngân hàng. Giống như kỳ hạn danh nghĩa, một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế của ngân hàng là: nhu cầu chi tiêu đột

xuất, lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng khác, lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau và tỷ giá hối đoái... sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác và thay đổi cơ cấu ngoại tệ và nội tệ ngay trong chính mỗi ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng phải tổng hợp các số liệu thống kê để thấy biến động của mỗi nguồn, nhóm nguồn, tìm số dư thấp nhất trong quý, trong 1 năm và nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi số dư của nguồn, từ đó đo được kỳ hạn thực tế của nguồn.

Nhìn chung, dựa vào các báo cáo về cấu trúc, kỳ hạn của nguồn huy động để nhà quản lý ngân hàng phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, sự tương hợp giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn và giúp cho việc tạo ra khe hở lãi suất tích cực để quản lý rủi ro lãi suất. Các nguồn vốn huy động được phân chia vào tài sản của ngân hàng như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng khác, cho vay, mua chứng khoán…dưới sự phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn. Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có kỳ hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Nhưng nếu sử dụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì lãi thu được không đủ bù đắp chi phí huy động vốn. Do đó, qua mô hình cấu trúc kỳ hạn ngân hàng tiến hành điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán (nếu thiếu dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (nếu thừa vốn) hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đến hạn.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w