Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 61 - 65)

CHI NHÁNH BẮC NINH

2. Kinh doanh thẻ Chiếc

2.2. Thực trạng huy động vốn của VCB Bắc Ninh

2.2.2.3. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền và tỷ trọng so với tổng huy động vốn của VCB Bắc Ninh

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số dư

Tỷ trọng

(%) HĐV bằng

VNĐ

248.042 70,34 329.138 55,62 696.977 69,58 900.505 74,57

- KKH 56.196 15,94 74.455 12,58 139.006 13,88 238.065 19,72

- Có kỳ hạn 191.846 54,40 254.683 43,04 557.971 55,70 662.440 54,86 HĐV ngoại tệ

quy VNĐ

104.603 29,66 262.587 44,38 304.781 30,42 307.027 25,43

- KKH 36.839 10,45 42.987 7,26 138.893 13,86 138.269 11,45

- Có kỳ hạn 67.764 19,22 219.600 37,11 165.889 16,56 168.758 13,98

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007-2010)

Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm đáng kể và thay vào đó là vốn huy động bằng VND đã dần chiếm ưu thế trong tổng nguồn huy động đặc biệt là vào năm 2009, 2010 do một số nguyên nhân sau đây:

- Lãi suất huy động VND tăng cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động bằng ngoại tệ nên khách hàng có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang VND để gửi có kỳ hạn.

- Lãi suất USD trong nước liên tục sụt giảm do tình hình khủng hoảng tài chính trên thế giới, Fed thường xuyên cắt giảm lãi suất kéo theo việc giảm lãi suất huy động của một loạt các loại ngoại tệ. Lãi suất trên thị trường quốc tế của các ngoại tệ này hầu như bằng không nên lãi suất huy động ngoại tệ trong nước cũng giảm đáng kể dẫn đến tiền gửi bằng ngoại tệ không hấp dẫn như bằng đồng Việt Nam. Từ đầu năm 2010, NHNN đã có quy định trần lãi suất tiền gửi USD đối với các tổ chức kinh tế là 1% dẫn đến nhiều doanh nghiệp không chuyển USD về tài khoản để gửi như trước kia do mặt bằng lãi suất là như nhau, Chi nhánh không có được sự cạnh tranh về lãi suất.

- Các doanh nghiệp FDI lớn như Công ty DK UIL, Tập đoàn Foxconn... đã triển khai xong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng nên đã sử dụng hết vốn đầu tư ban đầu và bắt đầu nhận doanh thu trong nước bằng VNĐ nên nguồn vốn VNĐ tăng mạnh, đến cuối năm 2010 chiếm tỷ trọng 75% tổng vốn huy động.

- Trong vòng 10 tháng kể từ 11/2009 đến 8/2010, NHNN đã phải thực hiện 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11,17% lên mức 18.932 VND/USD. Tỷ giá trần được niêm yết là 19.500 VND/USD nhưng tỷ giá trên thị trường tự do lên cao nhất ở mức 21.500 VND/USD. Sự chênh lệch khá lớn này (vào khoảng 10%) cho thấy áp lực tiếp tục phá giá VNĐ trong thời gian tới là rất lớn. So với các nước trong khu vực tiền VNĐ đang bị mất giá mạnh ngay cả khi tính theo tỷ giá chéo chính thức. Cụ thể, VNĐ mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản, hơn 17% so với đồng tiền của Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất giá tiền VNĐ là tài khoản vãng lai của Việt Nam luôn bị thâm hụt rất lớn (do nền kinh tế nhập siêu với mức thâm hụt 10-12% GDP), lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm do sự thiếu ổn định của chính sách tỷ giá và lạm phát cao triền miên và tình trạng đô la hóa gia tăng (tâm lý đầu cơ ngoại tệ, sử dụng trong thanh toán và tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND)

Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền được minh họa ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền của VCB Bắc Ninh (Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007-2010) 2.2.3. Chi phí huy động vốn

Chi phí vốn huy động của các ngân hàng bao gồm hai khoản mục chính: chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi, chi khuyến mại theo các sản phẩm huy động vốn) và chi phí ngoài lãi (chi phí cho cán bộ nhân viên, chi phí dịch vụ, chi phí tuyên truyền, quảng cáo, chi phí dự phòng...).Việc tính toán chi phí nguồn vốn huy động (chi phí đầu vào) được dựa trên lãi suất sau dự trữ bắt buộc của nguồn tiền gửi hoặc lãi suất tiền vay và các loại chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm tính bình quân trên số dư huy động vốn; Chi phí đầu ra tính trên lãi suất cho vay, chi phí dự phòng và một số chi phí khác. Trong đó chỉ tiêu mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng chính là chênh lệnh giữa lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra.

Bảng 2.13: Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra Chênh lệch đầu vào - đầu ra (%/năm) Năm 2007 3,91

Năm 2008 3,74 Năm 2009 3,39 Năm 2010 3,63

(Nguồn: Báo cáo lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào của Vietcombank Bắc Ninh năm 2007-2010)

Nhìn chung, chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra của Vietcombank Bắc Ninh ở mức khá duy trì trên 3% đảm bảo được cho việc bù đắp chi phí quản lý kinh doanh, bù đắp rủi ro, mang lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh. Có được kết quả trên là do Chi nhánh có được nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong

tổng nguồn vốn (trên 30%). Bên cạnh đó từ năm 2008 đến nay NHNN thường xuyên khống chế trần lãi suất tiền gửi thậm chí nghiêm cấm các NHTM sử dụng các hình thức quà tặng, khuyến mại để nhằm đẩy lãi suất huy động thực tế vượt trần. Do đó chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào đầu ra vẫn duy trì ở mức cao, nhưng thực tế chi phí ngoài lãi đặc biệt chi khuyến mại, quà tặng, quảng cáo… của Chi nhánh ngày càng gia tăng.

2.2.4. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Có thể thấy tại VCB Bắc Ninh, tỷ lệ cho vay/huy động vốn rất cao lần lượt là 264,8%; 180,9%; 145,4%; 146,4% vào các năm 2007, 2008, 2009, 2010. Chi nhánh luôn phải sử dụng thêm nguồn vốn vay từ Hội sở chính để duy trì hoạt động. Một mặt do tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn, mặt khác do ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh đã phát triển tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đồng tài trợ với những dự án dài hạn như: Thủy điện Bảo Lộc, Xi măng Bút Sơn, Nhiệt điện Hải Phòng... Do đó tỷ trọng dư nợ cho vay đồng tài trợ của Chi nhánh rất cao lần lượt là 37,4%; 35,1%; 26,6%; 21,04% vào các năm 2007, 2008, 2009, 2010. Các dự án đồng tài trợ có thời gian vay dài nhưng Chi nhánh thường sử dụng nguồn vốn vay TW ngắn hạn để cho vay nhằm tận dụng nguồn vốn có chi phí rẻ hơn. Tình trạng mất cân đối về mặt kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn kéo dài thường xuyên, Chi nhánh hầu hết đã sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Bảng số liệu dưới đõy cho ta thấy rừ hơn về thực tế trờn:

Bảng 2.14: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của VCB Bắc Ninh

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Huy động vốn 352.645 591.725 1.001.759 1.207.532

- Ngắn hạn 273.735 465.271 805.009 1.155.556

- Trung, dài hạn 78.910 126.454 196.750 51.976

Cho vay 933.885 1.070.123 1.456.750 1.768.091

- Cho vay ngắn hạn 271.967 323.842 431.725 673.126

- Cho vay trung, dài hạn 661.918 746.281 1.025.025 1.094.965 Vay Hội sở chính 680.019 716.944 749.595 817.854

- Vay ngắn hạn 465.073 452.696 440.282 563.194

- Vay trung dài hạn 214.946 264.248 309.313 254.660

Tỷ trọng cho vay/HĐV(%) 264,8 180,9 145,4 146,4

- Ngắn hạn 99,4 69,6 53,6 58,3

- Trung, dài hạn 838,8 590,2 520,9 2.106,7

Tỷ trọng vay HSC/CV(%) 72,8 67 51,5 46,3

- Ngắn hạn 171 139,8 101,9 83,7

- Trung, dài hạn 32,3 35,4 30,2 23,3

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 – 2010 của VCB Bắc Ninh)

Đặc biệt nổi bất vào năm 2010, khi mà lãi suất huy động của các ngân hàng được niêm yết như một đường thẳng, bằng nhau ở tất cả các kỳ hạn, lãi suất huy động không tuân theo quy luật, kỳ hạn càng ngắn, lãi suất càng cao, hầu hết các khách hàng đều chuyển sang tiền gửi ngắn hạn thì số dư cho vay trung dài hạn của Chi nhánh đã gấp hơn 20 lần so với số dư tiền gửi trung dài hạn.

Thực tế này đang diễn ra tại Chi nhánh đem lại đã đem lại một số hiệu quả:

Chi nhánh tận dụng được nguồn vốn giá rẻ do thực tế có những thời điểm vay Hội sở chính lãi suất thấp hơn so với lãi suất huy động của khách hàng, lãi suất vay Hội sở chính bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cho vay khách hàng nên Chi nhánh vẫn đảm bảo được về mặt lợi nhuận. Tuy nhiên xét về lâu dài đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của Chi nhánh. Đặc biệt khi sắp tới NHNT Việt Nam áp dụng hệ thống đánh giá lợi nhuận theo tổ chức, việc tận dụng nguồn vốn vay Hội sở chính sẽ không còn dễ dàng như hiện nay. Ngay từ bây giờ Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh nội lực, tăng cường huy động vốn, từng bước cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Có như vậy mới đảm bảo hoạt động của Chi nhánh diễn ra an toàn và hiệu quả.

2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Vietcombank Bắc Ninh

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w