Đánh giá công tác huy động vốn tại Vietcombank Bắc Ninh 1. Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 65 - 71)

CHI NHÁNH BẮC NINH

2. Kinh doanh thẻ Chiếc

2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Vietcombank Bắc Ninh 1. Những kết quả đạt được

Xét về thị phần huy động vốn trên địa bàn:

Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Bắc Ninh năm 2010 được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.6. Thị phần huy động vốn của VCB Bắc Ninh đến 31/12/2010 (Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh 2010, Báo cáo hoạt động tín

dụng trên địa bàn của NHNN tỉnh Bắc Ninh năm 2010)

Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 trên địa bàn Bắc Ninh đạt 14.457 tỷ đồng tăng 27,8% so với năm 2009, trong đó khối NHTM NN đạt 10.825,4 tỷ đồng, chiếm 74,9% tăng 24,4% so với năm 2009; NHTM CP đạt 3.316,1 tỷ đồng, chiếm 21,7% tăng 45% so với năm 2009; Hệ thống QTD đạt 499,5 tỷ đồng chiếm 3,5%

tăng 13% so với năm 2009.

Như vậy xét về thị phần huy động vốn, năm 2010 Vietcombank Bắc Ninh đứng thứ 3 trên địa bàn sau Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Ninh và Ngân hàng Đầu tư Bắc Ninh. Quy mô nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng đáng kể qua các năm và đã đóng góp một khối lượng vốn cho toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đều hoàn thành vượt mức, riêng năm 2010 hoàn thành trên 90% chỉ tiêu do Hội sở chính giao, nếu xét về số tuyệt đối thì việc tăng 855 tỷ vốn huy động trong 4 năm (không kể gần 80 tỷ chuyển cho VCB Bắc Giang) trên một địa bàn nhỏ nhưng canh tranh gay gắt như Bắc Ninh là một kết quả đáng được ghi nhận.

Về các hình thức huy động: Toàn bộ các sản phẩm tiền gửi do Hội sở chính ban hành đều được Chi nhánh triển khai kịp thời. Trước kia, hầu hết các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng Ngoại thương là những sản phẩm truyền thống: tiết kiệm

thông thường, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Đến nay, hướng đến phát triển bán lẻ, Ngân hàng Ngoại thương đã thiết kế được một số sản phẩm có nhiều tính năng hơn: Tiết kiệm tặng bảo hiểm, Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, Tiết kiệm bậc thang lãi thưởng, Tiết kiệm 15 -24 (gửi kỳ hạn 15 tháng, hưởng lãi suất theo kỳ hạn 24 tháng, được quyền rút trước hạn toàn bộ với các mức lãi suất được hưởng ưu đãi khi rút trước hạn). Riêng trong năm 2010, VCB đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn với quà tặng ấn tượng như: Gửi tiền đầu xuân – Lì xì may mắn, Du lịch vòng quanh thế giới với chứng chỉ tiền gửi 366 ngày cùng Vietcombank, Quà tặng vàng tháng 4, Tiền gửi kỳ hạn lẻ, Tiết kiệm 15 tháng – Cơ hội sở hữu căn hộ cao cấp Phú Mỹ Hưng... Do đó, sản phẩm huy động vốn đã đa dạng hơn, hướng đến khách hàng nhiều hơn. Bên cạnh những sản phẩm huy động vốn có sẵn của Hội sở chính, Chi nhánh Bắc Ninh đã chủ động thực hiện một số chương trình huy động riêng: Gửi tiết kiệm – Nhận quà tặng nhân dịp kỷ niệm 6 năm thành lập Chi nhánh, Tặng quà khách hàng nữ nhân dịp 20-10, Gửi thiếp chúc mừng sinh nhật, tặng hoa đối với các khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi lớn...

Chính những chương trình do Chi nhánh trực tiếp triển khai thực hiện đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền do khách hàng ưa chuộng hình thức gửi tiền được nhận quà tặng ngay, còn hình thức gửi tiền theo chương trình của Hội sở chính trên toàn hệ thống cơ hội trúng giải không nhiều.

Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nhưng Chi nhánh luôn giữ được uy tín và ổn định thị phần huy động vốn so với địa bàn. Khi thị trường ổn định và không còn sự cạnh tranh lách luật về lãi suất, tỷ giá thì Vietcombank luôn là lựa chọn ưu tiên của nhiều đối tượng khách hàng.

Có được kết quả trên là do một số nguyên nhân sau:

Địa bàn hoạt động của Chi nhánh là tỉnh Bắc Ninh – nơi có giao thông thuận tiện, tập trung nhiều khu công nghiệp trọng điểm, điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Foxconn, Samsung, Nokia, ... nên có thế mạnh trong thu hút các doanh nghiệp FDI.

Chi nhánh phát huy được lợi thế từ uy tín của Ngân hàng Ngoại thương đặc biệt là thế mạnh trong thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng góp phần giúp Chi nhánh thu hút được số lượng lớn khách hàng giao dịch qua đó làm cơ sở tăng huy động vốn.

Với ưu thế về công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương, Chi nhánh có khả năng cung ứng các sản phẩm quản lý vốn hiệu quả đặc biệt đối với các đơn vị có quy mô lớn: dịch vụ quản lý vốn tập trung, đầu tư tự động, thấu chi, trả lương tự động.... nên đã giữ chân và thu hút được những khách hàng lớn và các công ty vệ tinh của họ, những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tổng thể cao.

Mặt bằng trình độ của cán bộ Chi nhánh khá cao nên rất thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Cán bộ có khả năng tiếp cận sản phẩm mới nhanh, có kiến thức tổng hợp và có khả năng tư vấn khách hàng nên cũng thu hút được nhiều khách hàng tiền gửi cũng như khách hàng tín dụng, thanh toán...

Lãi suất đã luôn được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời đảm bảo thực hiện đúng các quy định của NHNN và Hội sở chính và bám sát với mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Phong cách phục vụ khách hàng đã được cải thiện, tạo được ấn tượng tốt về sự chuyển biến từ một NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Về sản phẩm huy động vốn: Một số sản phẩm do Hội sở chính thiết kế thiếu tớnh dễ hiểu, tớnh năng sản phẩm đụi khi khụng rừ ràng, việc giải thớch cho khỏch hàng hiểu hết các tính năng và điều kiện của sản phẩm mất nhiều thời gian, thậm chí phức tạp khiến khách hàng có tâm lý không muốn sử dụng. Tuy có nhiều sản phẩm mới đã được áp dụng nhưng vẫn thiếu các sản phẩm cho phép rút gốc linh hoạt hay lãi suất linh hoạt. Hầu hết các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn khi rút trước hạn đều hưởng lãi suất không kỳ hạn, hoặc một số sản phẩm có lãi suất hấp dẫn nhưng lại ràng buộc điều kiện không được rút trước hạn. Một số khách hàng có nhu

cầu sử dụng vốn linh hoạt đã không thể gửi, rút linh hoạt một phần gốc, lãi của khoản tiền gửi nên chuyển sang sử dụng sản phẩm này ở các ngân hàng khác.

Sản phẩm huy động tuy đã đa dạng hơn nhưng số lượng còn khá khiêm tốn và không được thực hiện thường xuyên so với sản phẩm của các ngân hàng TMCP khác.

Tỷ trọng cho vay/huy động vốn quá cao, Chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn vay TW lớn, đặc biệt có những thời điểm TW không cho vay kỳ hạn ngắn, chỉ vay từ 6 tháng trở lên khiến cho chi phí hoạt động của Chi nhánh tăng cao. Tỷ trọng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn lớn dễ gây vấn đề về thanh khoản.

Chi nhánh chưa có một chính sách thống nhất trong việc chăm sóc khách hàng hay những ưu đãi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, chưa phân loại được khách hàng Vip với khách hàng đại trà để có các chính sách chăm sóc cụ thể.

Quy trình nghiệp vụ chưa hỗ trợ được khách hàng một cách tối đa: Hiện tại, khách hàng khi có yêu cầu giao dịch còn phải thao tác quá nhiều trong quá trình khai báo thông tin vào bản yêu cầu giao dịch. Việc làm này tốn khá nhiều thời gian, đôi khi gây lãng phí về ấn chỉ cũng như thời gian khi khách hàng nhầm lẫn trong khai báo thông tin hoặc không được hướng dẫn đầy đủ trong khi giao dịch. Với các ngân hàng TMCP hiện nay, khách hàng chỉ cần nêu yêu cầu, cán bộ giao dịch sẽ vào yêu cầu trên hệ thống, điền đầy đủ thông tin và in ra để khách hàng ký xác nhận.

Chính quy trình hiện tại của Ngân hàng Ngoại thương đã tạo cảm giác không thoải mái cho khách khi giao dịch trong sự so sánh nêu trên.

Toàn bộ trụ sở Chi nhánh và 4 PGD đều đang đi thuê có diện tích hẹp, cơ sở vật chất còn chưa khang trang, thuận lợi. Trong khi đó các NHTM khác trên địa bàn như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương, Techcombank... đều có trụ sở riêng khang trang, bề thế ngay cạnh trụ sở đi thuê của Chi nhánh. Điều này gây nên sự so sánh của khách hàng làm giảm uy tín thương hiệu của Vietcombank.

Kỹ năng bán chéo sản phẩm ngân hàng của các cán bộ nhân viên chưa cao.

Về cơ cấu vốn huy động phụ thuộc khá nhiều vào một số khách hàng lớn nên khi tiền gửi của các khách hàng này biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Huy động vốn từ các đối tượng khác đặc biệt là các tổ chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tối đa so với tiềm năng có thể khai thác.

Chi phí huy động vốn có chiều hướng tăng cao. Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra có chiều hướng thu hẹp.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến, đó là:

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Thậm chí, một số ngân hàng đã vượt qua cả các quy định của NHNN (trần lãi suất huy động, cho vay, thu phí nghiệp vụ cho vay, trần tỷ giá…) để lôi kéo khách hàng.

Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tuy đã thoát khỏi suy thoái nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất nặng nề. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân. Hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp khó khăn hơn kết hợp với lãi suất ngân hàng cao cùng với việc niêm yết các kỳ hạn tiền gửi ngắn nên các đơn vị có xu hướng tận dụng khoản vốn nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn như đã nói ở trên.

Phòng Khách hàng tại Chi nhánh đã được giao phụ trách chỉ tiêu huy động vốn từ tổ chức kinh tế, nhưng chỉ tiêu này vẫn tính chung cho cả phòng Thanh toán và kinh doanh dịch vụ, các PGD do đó hiện nay Phòng Khách hàng vẫn chủ yếu tập trung vào mảng cho vay, mảng huy động vốn từ tổ chức kinh tế không có phòng đầu mối, các PGD vừa phải thực hiện chỉ tiêu huy động vốn cá nhân vừa phải chăm sóc các khách hàng TCKT do phòng quản lý tài khoản dẫn đến việc quan hệ khách hàng không được hiệu quả.

Việc giao chỉ tiêu huy động vốn của Chi nhánh chưa thực sự phù hợp với thực tế: việc đánh giá hoàn thành kế hoạch huy động vốn căn cứ vào số dư tiền gửi vào thời điểm 31/12 hàng năm mà chưa căn cứ vào số dư tiền gửi bình quân tại chi nhánh. Thêm vào đó, chỉ tiêu huy động vốn được giao là % trên số dư của 31/12 năm trước dẫn đến sức ép huy động vốn lớn cho năm sau.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w