Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 50 - 61)

CHI NHÁNH BẮC NINH

2. Kinh doanh thẻ Chiếc

2.2. Thực trạng huy động vốn của VCB Bắc Ninh

2.2.2.1. Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng

Nếu phân theo đối tượng khách hàng, huy động vốn của VCB Bắc Ninh bao gồm huy động từ các tổ chức kinh tế và huy động từ dân cư. Số liệu cụ thể về tình hình tăng trưởng từng nguồn được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.8: Huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư

So sánh 2006 (%)

Số dư

So sánh 2007 (%)

Số dư

So sánh 2008 (%)

Số dư

So sánh 2009 (%) Tiền gửi của tổ chức 194.667 89,5 385.850 98,2 632.340 63,8 780.487 23,4 Tiền gửi của dân cư 157.978 40,6 205.875 30,3 369.419 79,4 427.045 15,6 Tổng vốn huy động

từ nền kinh tế 352.645 78,5 591.725 67,8 1.001.759 69,3 1.207.532 20,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Bắc Ninh năm 2007-2010)

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Do lợi thế về quy mô, uy tín đặc biệt là thế mạnh về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng như trình độ quản lý cao nên VCB Bắc Ninh đã ngày càng thu hút thêm được các khách hàng tổ chức mở tài khoản tiền gửi, thanh toán, đặc biệt năm 2009 và 2010 có một số doanh nghiệp FDI mới đầu tư vào Bắc Ninh đã mở tài khoản tại Chi nhánh có được nguồn vốn ngoại tệ lớn. Do đó, một mặt, VCB Bắc Ninh luôn đạt được mức tăng trưởng khá lớn về số lượng tài khoản tiền gửi của các tổ chức, vốn huy động và nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng.

Bảng 2.9: Tiền gửi của TCKT phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tiền gửi TCKT

Tổng Tiền gửi KKH Tiền gửi có kỳ hạn

Số dư Tỷ

trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Năm 2007 194.667 100% 70.055 36% 124.612 64%

Năm 2008 385.850 100% 90.492 23,5% 295.358 76,5%

Năm 2009 632.340 100% 207.016 32,7% 425.324 67,3%

Năm 2010 780.487 100% 302.251 38,7% 478.236 61,3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007 - 2010)

Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tại VCB Bắc Ninh duy trì khá ổn định theo tỷ lệ khoảng 35%-65%, loại trừ năm 2008 biến động mạnh.

Điều này phản ỏnh rất rừ nột thực trạng do vào cuối năm 2008 và năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Ngành ngân hàng – tài chính cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hệ lụy của cuộc khủng hoảng này. Tỷ giá và lãi suất huy động biến động liên tục theo nhiều hướng ngược chiều nhau, đặc biệt năm 2008, với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cao (19.98%), tín dụng ngân hàng tăng nóng đã lôi các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất mà có thời điểm, lãi suất huy động của một số ngân hàng lên đến kịch trần lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định (thời điểm cao nhất là 21%/năm).

Cùng với cuộc đua lãi suất này đã xuất hiện một nghịch lý làm biến dạng đường cong lãi suất ngân hàng, đó là việc lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn (< 6 tháng) cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn dài. Đặc biệt phát sinh các kỳ hạn cực ngắn như 2 tuần, 1 tuần, 3 ngày hay thậm chí có ngân hàng còn niêm yết lãi suất qua đêm áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán dựa trên số dư của tài khoản này.

Đến đầu năm 2009, cùng với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản giảm dần, lãi suất huy động cũng giảm dần nhưng đến cuối năm 2009 thì hiện tượng này lại xuất hiện do các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với định hướng của NHNN, dẫn đến tình trạng căng thẳng về thanh khoản của không chỉ các ngân hàng cổ phần mà còn lan sang cả các NHTM nhà nước. Và một lần nữa, kết

hợp với việc NHNN quy định trần lãi suất huy động của các TCTD là 10.5%/năm thì đường cong lãi suất lại biến dạng thành một đường thẳng nẳm ngang với việc niêm yết lãi suất ở tất cả các kỳ hạn đều bằng nhau và kịch trần do NHNN quy định – tất cả các kỳ hạn đều được niêm yết ở mức 10.49%/năm, thậm chí 10.499%/năm.

Chính cuộc đua lãi suất này cùng với việc đưa vào niêm yết các kỳ hạn tiền gửi ngắn kết hợp với tình hình kinh doanh khó khăn nên các tổ chức đã tận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, làm cho số dư tiền gửi thanh toán giảm trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kể, có thể nói là đột biến vào cuối năm 2008. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 76,5% trong tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế.

Sự biến động này cú thể được nhỡn thấy rừ hơn theo biểu đồ dưới đõy:

Biểu đồ 2.2: Tiền gửi của TCKT phân theo kỳ hạn (Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh 2007-2010)

Tiền gửi của các TCKT tăng với tốc độ nhanh hơn của dân cư dẫn đến tỷ trọng tiền gửi của TCKT trong tổng vốn huy động ngày càng lớn. Nếu như cuối

năm 2007, tiền gửi của các TCKT chỉ chiếm 55,2% tổng vốn huy động thì con số này đã tăng qua các năm 2008, 2009, 2010 với tỷ trọng tương ứng là: 65,21%, 63,12% và 64,63% tổng vốn huy động.

- Tiền gửi của dân cư:

Tiền gửi của dân cư tại VCB Bắc Ninh bao gồm:

+ Tài khoản tiền gửi thanh toán (Current Account);

+ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (Fixed Deposit);

+ Tiền gửi tiết kiệm (Saving Account): Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi....

Tiền gửi của dân cư tuy giảm dần về tỷ trọng trong tổng vốn huy động với các tỷ lệ tương ứng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 là 44,8%, 34,79%;

36,88% và 35,37% nhưng về số tuyệt đối vẫn được duy trì tăng trưởng ổn định.

Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của dân cư năm sau so với năm trước của các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là: 30,32%; 79,44% và 15,6% tương ứng với số dư tuyệt đối tăng trưởng lần lượt là: 47.897 triệu đồng, 163.544 triệu đồng và 57.626 triệu đồng.

Bảng 2.10: Tiền gửi của dân cư phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tiền gửi của dân cư

Tổng Tiền gửi KKH Tiền gửi có kỳ hạn

Số dư Tỷ

trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Năm 2007 157.978 100% 22.980 14,5% 134.998 85,5%

Năm 2008 205.875 100% 26.950 13.1% 178.925 86,9%

Năm 2009 369.419 100% 70.883 19,2% 298.536 80,8%

Năm 2010 427.045 100% 74.083 17,3% 352.962 82,7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007-2010)

Vào thời điểm cuối năm 2007, đầu 2008, các ngân hàng TMCP phát triển vượt bậc trên thị trường tài chính ngân hàng đã làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là trên thị trường bán lẻ. Hầu hết các ngân hàng TMCP và các ngân hàng nước ngoài có ưu thế trên thị trường cả về sản phẩm, lãi suất lẫn tác

phong phục vụ khách hàng. Đặc biệt Bắc Ninh là một địa bàn nhỏ bé song đã tập trung hầu hết các NHTM lớn, trong đó có các Ngân hàng huy động tiết kiệm rất tốt như: Techcombank, Sacombank... Trong khi đó, Vietcombank lại trong quá trình tập trung chuẩn bị cho việc cổ phần hóa nên mặc dù đã đánh giá được tầm quan trọng của việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ nhưng chưa tập trung đầu tư thích đáng cho mảng này dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ của mảng ngân hàng bán lẻ kém sức cạnh tranh so với của các ngân hàng TMCP, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút tiền gửi.

Lãi suất huy động của Vietcombank thường xuyên thấp hơn khá nhiều so với các mức lãi suất cùng kỳ hạn của các ngân hàng TMCP. Sản phẩm tiền gửi mặc dù đã đa dạng hơn trước (có thêm sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, linh hoạt lãi thưởng, gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm xe máy, bậc thang lãi thưởng, các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ) nhưng cũng chưa có tính năng nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Đặc biệt, các sản phẩm mang tính chất kết hợp với các dịch vụ khác chưa có, ví dụ: các sản phẩm tiền gửi kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm mang tính chất niên kim...

Năm 2009, nắm bắt được nguy cơ sụt giảm mạnh nếu không kịp thời có những điều chỉnh trong công tác huy động vốn, Vietcombank đã đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm bán lẻ. Tại Chi nhánh Bắc Ninh, Ban Giám đốc Chi nhỏnh đó phõn cụng bộ phận chủ động theo dừi những diễn biến trờn thị trường tiền gửi, phản ánh kịp thời nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người gửi tiền. Đồng thời, trên cơ sở định hướng của HSC, các quy định của NHNN, Chi nhánh thường xuyên nắm bắt và điều chỉnh kịp thời lãi suất theo tín hiệu thị trường; mức lãi suất niêm yết của Chi nhánh đã rút ngắn được khoảng cách với các ngân hàng TMCP, có thời điểm bằng và cao hơn các ngân hàng TMCP khác nên tiền gửi của dân cư đã tăng lên đáng kể. Vốn huy động từ dân cư quy VND đến cuối năm 2009 đạt 369.419 triệu đồng, tăng 163.544 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008. Một yếu tố nữa cũng góp phần làm vốn huy động từ dân cư quy VND tăng lên là việc NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng lên

5.36% kể từ ngày 15/11/09 nên vốn huy động quy VND tăng lên do yếu tố tỷ giá là 433 tỷ đồng.

Góp phần vào kết quả trên còn một phần không nhỏ là do việc cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng thông qua triển khai “Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng” trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể các chuẩn mực giao dịch viên cần thực hiện trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Qua đó cũng nâng cao được ý thức của giao dịch viên trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín VCB mà cụ thể hơn là tăng cường mối quan hệ với khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Diễn biến nguồn vốn huy động của từng đối tượng được minh hoạ bởi biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Biến động huy động vốn theo đối tượng (Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh 2007-2010) 2.2.2.2. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Trong việc phân loại và quản lý nguồn vốn huy động, VCB Bắc Ninh phân chia nguồn vốn huy động thành 3 loại kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Số liệu huy động vốn phân theo kỳ hạn được thể hiện chi tiết theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.11: Vốn huy động phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng, % 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Số dư

Tỷ trọng

(%) Số dư

Tỷ trọng

(%) Số dư

Tỷ trọng

(%) Số dư

Tỷ trọng

(%) KKH 93.035 26,38 117.442 19,85 289.256 28,87 411.619 34,09 CKH < 12

tháng 180.700 51,24 347.829 58,78 515.753 51,48 743.937 61,61 CKH từ 12

tháng trở lên 78.910 22,38 126.454 21,37 196.750 19,64 51.976 4,3

Tổng 352.645 100.00 591.725 100.00 1.001.759 100.00 1.207.532 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Bắc Ninh năm 2007-2010) Cơ cấu vốn theo kỳ hạn nêu trên được minh họa bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn theo kỳ hạn của VCB Bắc Ninh (Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007-2010) - Tiền gửi không kỳ hạn:

Tại VCB Bắc Ninh, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán, ngoài ra còn có các hình thức khác như: tiền gửi ký quỹ (ký quỹ thanh toán thẻ, ký quỹ mở L/C, ký quỹ bảo lãnh,...), tiền gửi chuyên dùng, tiền quản lý giữ hộ, tiết kiệm không kỳ hạn... Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, mang lại khá nhiều lợi thế cho Chi nhánh nhưng biến động nhanh và rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm >75% tổng tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh Bắc Ninh), còn tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.

Một mặt, với công nghệ hiện đại, lợi thế trong hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế và biểu phí các dịch vụ khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên VCB Bắc Ninh đã thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, đặc biệt là tài khoản tiền gửi thanh toán.

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 là 26,38%, sang năm 2008 giảm xuống mức 19,85% là do tình hình mất cân đối cung – cầu USD đặc biệt căng thẳng kể từ tháng 4/2008 đã dẫn đến tình trạng một số ngân hàng TMCP bất chấp các quy định của NHNN thực hiện các nghiệp vụ phái sinh hay bằng các hình thức khác nhằm lách trần tỷ giá quy định của NHNN đã hợp thức hóa được chứng từ cho cả bên bán và bên mua có nhu cầu mua bán vượt trần tỷ giá. Do đó, một số lượng khách hàng xuất, nhập khẩu đã chuyển sang hoạt động tại các ngân hàng này để thực hiện được mục đích trên đã làm cho số dư tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi thanh toán giảm.

Trong hai năm 2009 và 2010, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng mạnh ở mức 28,87% và 34,09% tương ứng với mức tăng về số tuyệt đối là 160.457 triệu đồng và 98.435 triệu đồng do Chi nhánh đã phát triển thêm được một số khách hàng FDI lớn, đặc biệt là Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam và các vệ tinh của Samsung. Các công ty này chủ yếu sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán trong nước và đổ lương và không có thói quen chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi có kỳ hạn:

Thông thường, các tổ chức kinh tế thường gửi các kỳ hạn ngắn (< 12 tháng) do nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh, việc gửi có kỳ hạn chỉ là tận dụng nguồn vốn tạm thời nhà rỗi trong khi mục đích chính của đại bộ phận dân cư là gửi tiền nhằm mục đích lãi suất. Chính vì vậy, việc quyết định kỳ hạn gửi của dân cư phụ thuộc rất nhiều và biến động trên các thị trường chứng khoán, vàng... và vào sản phẩm cũng như xu hướng lãi suất trên thị trường. Tại những thời điểm lãi suất cao và kỳ vọng lãi suất giảm, dân cư có xu hướng gửi các kỳ hạn dài còn ngược lại, khi kỳ vọng lãi suất tăng lên thì người dân có xu hướng gửi các kỳ hạn ngắn. Việc quyết định kỳ hạn gửi của dân cư còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chương trình khuyến mại, các sản phẩm tiền gửi cung ứng từng thời kỳ.

Tiền gửi có kỳ hạn tại Chi nhánh chủ yếu là có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chủ yếu là của cá nhân hoặc huy động chứng chỉ tiền gửi, loại tiền gửi này các có xu hướng khá ổn định qua các năm 2007, 2008, 2009 với tỷ trọng lần lượt là 22,38%; 21,37%; 19,64%. Tuy nhiên riêng năm 2010 tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ còn 4,3% nguyên nhân do tình hình kinh tế cuối năm 2010 có nhiều bất ổn, VND mất giá, lãi suất, tỷ giá biến động không thể dự báo trước được, khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi những kỳ hạn ngắn để phòng tránh rủi ro. Suốt cả năm 2010 lãi suất diễn biến theo đà tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm với mức lãi suất huy động phổ biến 14- 16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi NHNN bất ngờ cho phép các NHTM được áp dụng lãi suất thỏa thuận, mặc dù một thời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp hạ mặt bằng lãi suất. Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động “3 ngày vàng” lên tới 17%, NHNN buộc phải quy định mức trần lãi suất huy động không vượt quá 14% bao gồm mọi hình thức khuyến mãi, tặng quà... Tuy nhiên thực tế đây chỉ là biện pháp can thiệp bằng hành chính và các ngân hàng chưa chắc đã tuân thủ nghiêm ngặt quy định này.

Những yếu tố chính đẩy lãi suất trong năm vừa qua tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là do: Tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến (kế hoạch năm là 8% trong khi thực tế là 11,5%) khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản khác có tính an toan cao hơn như USD, vàng, bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất, điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm. Trong bối cảnh đó NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%, triển khai áp dụng Thông tư 13 với 3 điểm quan trọng là nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn của NHTM, đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250%. Chính vì vậy các ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng chạy đua lãi suất nhằm đáp ứng được những quy định trên.

Riêng trên địa bàn Bắc Ninh từ cuối năm 2009, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã có văn bản quy định các TCTD trên địa bàn phải thực hiện mặt bằng lãi suất huy động. Theo đó, NHNN tỉnh Bắc Ninh sẽ lấy lãi suất huy động phổ biến cao nhất của các kỳ hạn chủ yếu như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng của các TCTD trên địa bàn làm mặt bằng lãi suất huy động vốn và được thông báo định kỳ đến các TCTD trên địa bàn để làm căn cứ xác định lãi suất huy động vốn cụ thể tại từng đơn vị trên nguyên tắc lãi suất huy động của các TCTD không vượt quá lãi suất huy động phổ biến cao nhất cùng kỳ hạn trong mặt bằng lãi suất đã được NHNN thông báo. Thanh tra giám sát NHNN tỉnh thường xuyên kiểm tra và xử phạt các đơn vị vi phạm, công bố tên TCTD vi phạm quy định tới toàn thể các TCTD trên địa bàn. Vietcombank Bắc Ninh luôn thực hiện các quy định của NHNN nghiêm túc do đó chính do sự quản lý nghiêm ngặt đó của NHNN tỉnh Bắc Ninh mà Chi nhánh đã để mất một số khách hàng do nhiều NHTMCP khác trên địa bàn vẫn tìm mọi cách để lách quy định như chi hoa hồng môi giới, chi lãi suất công thêm bằng tiền mặt, tặng quà khuyến mại...

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w