CHI NHÁNH BẮC NINH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
3.1. Những thách thức đặt ra đối với công tác huy động vốn tại VCB Bắc Ninh
3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô và các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước
Năm 2011 dự kiến không có nhiều thay đổi cơ bản so với năm 2010, các vấn đề nóng với kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục là nợ công châu Âu và ở các nước lớn sẽ tác động đến tình hình tài chính và lòa nguy cơ tái lạm phát cao trên diện rộng.
Kinh tế Việt Nam năm 2011 dự báo có nguy cơ lạm phát cao trở lại, kinh tế bất ổn sức ép tăng tỷ giá lớn. Thực tế cho thấy thời gian qua ngành ngân hàng đã trải qua nhiều biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ sự thay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, giật cục, khó dự đoán và bất đồng nhất. Mặc dù đã có đồng thuận lãi suất nhưng các ngân hàng vẫn đua nhau
“vượt rào” gây nên căng thẳng trên thị trường, tình trạng chạy đua lãi suất tiếp tục tái diễn, tâm lý cũng như cách đầu tư của dân cư và doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ, khách hàng có tiền gửi thường xuyên “mặc cả” lãi suất với ngân hàng.
Chính điều đó đã gây nên nhiều thực tế trái với quy luật: tiền gửi kỳ hạn càng ngắn, lãi suất càng cao, thậm chí tiền gửi qua đêm cũng được hưởng mức lãi suất bằng tiền gửi 1 tháng; các ngân hàng chỉ nhận tiền gửi dưới 1 tháng...
Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và đầu năm 2010. Do vậy các nhà điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ thống ngân hàng. Trước tiên, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 7/09/2010 sửa đổi bổ sung Thông tư số 13, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng với các quy định chặt chẽ: Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80%
tổng số vốn huy động được, đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Đảm bảo được những tỷ lệ theo yêu cầu của Thông tư 13 là việc không hề dễ đối với các NHTM. Bên cạnh đó, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên đến 12/2010 vẫn còn 9 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc NHNN phải lùi thời hạn thêm 1 năm nữa tới 31/12/2011. Như vậy áp lực tăng vốn của toàn ngành ngân hàng năm 2011 còn khá lớn (hơn 9.000 tỷ đồng). Đây là một thách thức không nhỏ đối với toàn ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.
Hai Luật Ngân hàng mới bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2011 cũng có nhiều quy định mới trong đó quan trọng nhất là quy định về lãi suất: tách lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp và chông cho vay nặng lãi. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm lãi suất cơ bản theo hướng không công bố “trước” lãi suất cơ bản để định hướng lãi suất thị trường mà thực hiện cơ chế công bố “sau” về lãi suất đã được hình thành trên thị trường của các TCTD để làm cơ sở cho việc phòng chống cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Như vậy, cơ chế điều hành lãi suất đã mang tính thị trường hơn, hạn chế được sự áp đặt mang tính hành chính, ép lãi suất phải gò bó theo mục tiêu kiềm chế lạm phát như đã thực hiện một cách “giật cục” trong năm 2010. Từ đó, các NHTM cũng chủ động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất sát với thực tế thị trường, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc cân đối nguồn vốn và tiếp cận với vốn ngân hàng.
3.1.2. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
Tính đến cuối năm 2010, cả nước có tới khoảng 120 TCTD các loại tham gia hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng (6 NHTM có vốn Nhà nước, 37 NHTMCP, 48 NHTM nước ngoài và chi nhánh, 30 Công ty tài chính và 1 Quỹ tín dụng TW). Với quy mô GDP năm 2010 khoảng 105 tỷ USD thì số lượng ngân hàng
như vậy là quá nhiều, khiến cho thị phần của mỗi ngân hàng bị xé nhỏ, khó phát huy được hiệu quả theo quy mô lớn. Hơn nữa đặc trưng của ngành ngân hàng ở Việt Nam là hầu như không để tổ chức nào vỡ nợ vì sợ ảnh hưởng dây chuyền, hoạt động sáp nhập doanh nghiệp còn kém phát triển, nên hệ thống không đào thải được những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này dẫn đến hệ lụy không đáng có như tỷ lệ nợ xấu cao, các hoạt động cấu kết hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
Kể từ đầu năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được đối xử bình đẳng như ngân hàng trong nước theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thực tế cho thấy trong một hai năm trở lại đây, các ngân hàng nước ngoài để nhanh chóng đẩy mạnh dịch vụ tại Việt Nam, không chỉ thu hút các khách hàng FDI, FII và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam mà còn phát triển cả hoạt động bán lẻ. Với năng lực tài chính lớn mạnh, uy tín toàn cầu, chất lượng dịch vụ cao, cạnh tranh từ khối Ngân hàng nước ngoài này sẽ ngày càng là thách thức lớn với các NHTM trong nước. Năm 2010, thị phần của khối này mới chiếm khoảng hơn 10% trên thị trường, tuy nhiên nếu các NHTM trong nước không cải tiến dịch vụ và hoạt động một các hiệu quả chắc chắn sẽ phải chia sẽ thị phần và lợi nhuận với những người khổng lồ như HSBC, ANZ, Sandard Charter Bank...
Đối với địa bàn Bắc Ninh, sự cạnh tranh này đó thể hiện rất rừ: Là tỉnh cú diện tích nhỏ nhất cả nước, dân số trung bình năm 2010 là 1.035 nghìn người, thu nhập bình quân đầu người là 1,7 triệu đồng/người/tháng, GDP toàn tỉnh năm 2010 đạt 9.696,8 tỷ đồng vậy mà tính đến hết năm 2010 trên địa bàn Bắc Ninh có 24 Chi nhánh (cấp 1) NHTM NN, NHTM CP, NH Chính sách xã hội, chi nhánh QTD TW và 25 Quỹ Tín dụng cơ sở; có 4 PGD NHTM CP thuộc chi nhánh cấp 1 có trụ sở tại Hà Nội. Dự kiến trong năm 2011, Ngân hàng Shihan Bank sẽ thành lập chi nhánh tại Bắc Ninh để tập trung vào các doanh nghiệp Hàn Quốc tại các Khu công nghiệp.
Đây là một thách thức vô cùng lớn đối với Vietcombank trong công tác huy động vốn nói riêng cũng như trong hoạt động ngân hàng nói chung.
3.1.3. Sự hấp dẫn của các sản phẩm thay thế
Sự phát triển của thị trường chứng khoán và một số thị trường mang tính chất đầu tư khác như thị trường bất động sản, thị trường vàng... hay hoạt động của các công ty bảo hiểm, công ty chuyển tiền... đã và đang hút bớt một phần vốn nhàn rỗi của xã hội.
Hoạt động ngân hàng thời gian qua thiếu hiệu quả, thị trường chứng khoán suy giảm khó có khả năng phục hồi mạnh mẽ đã làm suy giảm niềm tin của người dân vào đồng nội tệ, đặc trưng của Việt Nam là “tâm lý đám đông” và điều đó đã gây ra tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng, USD hoặc bất động sản gây nên những cơn sốt bất động sản hay biến động giá vàng, giá USD. Chính điều này đã làm thay đổi đáng kể nguồn vốn huy động của ngân hàng cả về quy mô và cơ cấu do nhà đầu tư luôn có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư nên khi các thị trường này phát triển, nhà đầu tư sẽ dùng nguồn tiền nhàn rỗi để chuyển sang các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn.
3.2. Định hướng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt