Hiệu quả huy động vốn tại NHTM 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 30 - 43)

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Hiệu quả huy động vốn tại NHTM 1 Khái niệm

Nguồn vốn ngân hàng huy động được chủ yếu dùng để cho vay hoặc đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, hiệu quả huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong bất cứ quá trình nào, hiệu quả của một hoạt động luôn được hiểu là lợi ích thu về được sau khi đã bỏ ra chi phí nhất định. Để đánh giá hiệu quả hoạt động đó trước hết phải so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về.

Hiệu quả hoạt động vốn có thể được hiểu là phạm trù phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện hoạt động huy động vốn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của NHTM với chi phí bỏ ra thấp nhất.

Đối với bất cứ NHTM nào thì quá trình huy động vốn sẽ là nền tảng cho các hoạt động khác của ngân hàng vì bất cứ hoạt động nào của ngân hàng cũng phải sử dụng đến vốn và ngược lại hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại là cơ sở cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng phát triển. Ở đây, có thể nhận thấy huy động vốn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Khi đề cập đến hiệu quả huy động vốn tức là liên quan đến các nội dung sau:

1 Quy mô nguồn vốn huy động có đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng hay không

2 Cơ cấu nguồn vốn thu hút được có phù hợp với cơ cấu sử dụng để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng diễn ra suôn sẻ, an toàn, hạn chế rủi ro hay không

3 Nguồn vốn huy động được có ổn định hay không

4 Chi phí bỏ ra để thu hút nguồn vốn có hợp lý không, so sánh với lợi ích thu được thì như thế nào.

Như vậy, khái niệm hiệu quả huy động vốn có thể định nghĩa như sau: “Hiệu quả huy động vốn là huy động tổng hợp các nguồn vốn khác nhau với một cơ cấu

hợp lý, mức chi phí thấp nhất, rủi ro thấp nhất, tính ổn định cao và lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đó là tối ưu”

1.2.2 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với mọi biến động của nền kinh tế. Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội thay đổi ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng và hoạt động huy động vốn nói riêng, đòi hỏi ngân hàng phải có những điều chỉnh cơ cấu, chính sách phù hợp. Do vậy, một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả không chỉ tính đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại mà đảm bảo thích nghi, thay đổi kịp thời đối với những biến động của thị trường.

Hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉ tiêu sau :

1.2.2.1 Sự gia tăng về quy mô và tính ổn định của nguồn vốn.

Quy mô vốn huy động thể hiện ở số vốn ngân hàng huy động được trong một khoảng thời gian nhất định, có tính lũy kế, nó có ảnh hưởng quyết định đến quy mô sử dụng vốn cũng như việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng không thể đạt hiệu quả huy động vốn cao nếu không huy động được đủ vốn để

tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như huy động vượt quá khả năng cho vay, đầu tư của mình.

Gia tăng nguồn vốn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Tăng trưởng quy mô vốn huy động được thể hiện:

Vốn huy động kỳ báo cáo Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =

Vốn huy động kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô vốn huy động đồng thời cũng phản ánh sự biến động về nguồn vốn. Gia tăng vốn là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của vốn. Tuy nhiên tăng vốn đến quy mô nào là hiệu quả là vấn đề ngân hàng cần quan tâm.

Một vấn đề khác là tính ổn định của nguồn vốn, ở đây bao gồm ổn định về

khối lượng, thời gian, giá cả, tốc độ tăng trưởng. Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn huy động được phải luôn ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn dành cho đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản. Kết quả, trong nhiều trường hợp ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lớn là mất khách hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động được ổn định, mặt dù quy mô nhỏ nhưng có thể sử dụng số tiền đó vào các hoạt động chắc chắn, lâu dài và thu được lợi nhuận cao.

1.2.2.2 Cơ cấu vốn huy động

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và có vai trò quyết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại luôn có xu hướng mở rộng nguồn vốn này, tuy nhiên việc mở rộng nguồn vốn phải phù hợp với vốn tự có của ngân hàng và qua đó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, hạn chế rủi ro. Không chỉ có sự phù hợp với các nguồn vốn khác mà ngay trong nguồn vốn huy động cũng phải có sự phù hợp về cơ cấu của nguồn : nguồn huy động ngắn hạn với nguồn huy động trung dài hạn hay sự phù hợp giữa nguồn tiền gửi với nguồn vốn vay, nguồn huy động qua phát hành giấy tờ có giá. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn cần phải đảm bảo tính phù hợp về cơ cấu giữa các nguồn vốn.

Cơ cấu vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản, quyết định chi phí, và việc sử dụng vốn của ngân hàng. Khối lượng vốn cần đạt được một quy mô nhất định theo kế hoạch đã đề ra của ngân hàng, đồng thời cơ cấu vốn cần đa dạng, thể

hiện việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn và vốn dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ. Một ngân hàng có hiệu quả huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào, ổn định và một cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàng tình trạng mất cân bằng về tài chính trong quá trình kinh doanh.

Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh điểm yếu trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi mạnh về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay và đầu tư….. kéo theo sự thay đổi lợi nhuận, rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xu thế biến đổi cơ cấu vốn huy động một phần phụ thuộc vào kế hoạch chủ quan của ngân hàng nhưng nó cũng chịu rất nhiều yếu tố bên ngoài, điều này đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường.

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của một ngân hàng được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất.

Để đánh giá cơ cấu vốn huy động, cần đánh giá tỷ lệ vốn huy động trong tổng vốn:

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động có trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời chỉ ra một đồng vốn chủ sở hữu huy động được bao nhiêu đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM.

* Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn =

Vốn huy động Tiền gửi có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn =

Vốn huy động

Hai tỷ lệ này cho ta biết tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động. Mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về thời hạn, chi phí hoạt động. Sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cho vay, đầu tư của ngân hàng từ đó dẫn đến việc thay đổi lợi nhuận, doanh thu của ngân hàng. Dựa vào tiêu chí này, ta có thể

điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu được lợi nhuận mà không gặp vấn đề gì về tính thanh khoản

1.2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Hoạt động cơ bản của ngân hàng là đi vay rồi tiến hành cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giữa hai khoản tiền đó. Vì vậy nguồn vốn huy động có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu sử dụng vốn. Quy mô huy động vốn sẽ tác động trực tiếp đến doanh số cho vay, tác động đến quyết định đầu tư của ngân hàng. Nếu lượng vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong kỳ sẽ khiến ngân hàng bỏ lỡ những cơ hội đầu tư hoặc ngân hàng sẽ phải đi vay với một mức lãi suất cao để bù đắp vào khoản thiếu hụt đó, như thế sẽ khiến doanh thu ngân hàng giảm sút. Ngược lại, nếu nguồn huy động vượt quá nhu cầu sử dụng vốn thì lại dẫn đến hiện tượng dư thừa vốn tức là xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, huy động mà không cho vay được. Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương ứng với nguồn huy động, chứng tỏ vốn huy động đã được sử dụng hiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công.

Chính vì lẽ đó cán bộ ngân hàng không chỉ tìm cách huy động vốn cho ngân hàng mà còn phải tính toán sao cho hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn.

Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân Hệ số sử dụng vốn huy động trong kỳ =

Nguồn huy động

Hệ số này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, cho biết với một đồng huy động được ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng. Tỷ lệ này thấp chứng

tỏ ngân hàng đang gặp vấn đề trong việc cho vay vốn. Giải pháp trong trường hợp này là các ngân hàng mua trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc. Thông thường các ngân hàng cố gắng cho vay tối đa nguồn vốn huy động được và cố gắng duy trì tỷ lệ này tiến gần đến 1

Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn =

Nguồn huy động ngắn hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân Hệ số sử dụng vốn dài hạn =

Vốn huy động trung và dài hạn

Hai chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ trọng vốn huy động được để dùng cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn là bao nhiêu.

Theo nguyên tắc thì các ngân hàng sẽ lấy vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay ngắn hạn, còn vốn huy động trung dài hạn để tiến hành cho vay trung dài hạn.

Tuy nhiên, trong thực tế các khoản vay thì thường là trung và dài hạn trong khi khoản huy động được nhiều nhất lại là các khoản tiền ngắn hạn. Trước tình hình đó, các NHTM có thể linh hoạt chuyển đổi kỳ hạn tức là dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay trung và dài hạn. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tuy nhiên nếu không tính toán một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về tính thanh khoản.

1.2.2.4 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động huy động vốn vì nó quyết định trực tiếp tới phương thức sử dụng vốn và đặc biệt hơn cả là lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.

Chi phí huy động vốn là tất cả những khoản chi phí mà ngân hàng phải chi ra phục vụ cho công tác huy động vốn. Chi phí huy động vốn phải được xác định vì

Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân

ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình tổ hợp các nguồn vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất, việc tính toán chi phí huy động vốn tương đối chính xác được coi là yếu tố cơ bản để xác định lợi ích mà ngân hàng thu được từ tài sản có sinh lời. Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ không cao nếu như chi phí huy động quá cao vì cũng như các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng được tính bằng công thức : Tổng doanh thu - tổng chi phí, do vậy, chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận vì chi phí huy động thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng.

Thành phần cơ bản của chi phí vốn huy động của ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi tiền gửi và tiền vay) và chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện qui mô, thời hạn, tính ổn định. Theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về

phương diện chi phí.

+ Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về

cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn định thấp trong khi các khoản tiền gửi dài hạn có chi phí cao hơn nhưng lại ổn định hơn.

Để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, NHTM phải tính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có sách lược huy động

vốn phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảm bảo tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Chi phí huy động vốn được thể hiện qua lãi suất huy động bình quân, chênh lệch lãi suất bình quân, khả năng sinh lời của vốn huy động và tỷ suất chi phí huy động.

Trong đó chi phí vốn huy động được tính:

Chi phí huy động = Lãi phải trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác Chi phí trả lãi cho các nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí huy động vốn vì đây là nhân tố cơ bản quyết định đến việc thu hút vốn của ngân hàng. Để thu hút được khách hàng, các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất huy động khiến cho tổng chi phí huy động vốn ngày càng tăng. Còn chi phí huy đông khác bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí trả lương cho cán bộ huy động, chi phí cơ sở vật chất, phần này chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ trong chi phí huy động vốn. Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các chủ thể kinh tế. Người gửi tiền thì luôn mong muốn được hưởng lãi suất tiền gửi cao trong khi người vay thì lại muốn được hưởng lãi suất vay thấp nhất. Để thu hút được khách hàng, ngân hàng phải tính toán lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sao cho phù hợp nhằm đảm bảo vẫn thu hút được khách hàng và vẫn đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng.

Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời của vốn huy động =

Vốn huy động

Huy động vốn phải luôn gắn liền với quá trình sử dụng vốn. Đó là hai vấn đề

không thể tách rời nhau được. Khả năng sinh lời của vốn huy động giúp ta biết với một đồng vốn huy động được ngân hàng sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này chính thức là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn huy động đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đang đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

Chênh lệch lãi suất bình quân = lãi suất bình quân đầu ra – lãi suất bình quân đầu vào

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w