TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với Chính phủ, Nhà nước
Ổn định kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yêu tố như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá… có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Các ngân hàng căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để
đưa ra các chính sách, các chủ trương trong từng thời kỳ. Do vậy, ổn định môi trưởng kinh tế vĩ mô là một điều kiện tiên quyết giúp các ngân hàng có thể hoạt động một cách hiệu quả
- Chính phủ và các cơ quan chức năng cần đảm bảo một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, tránh các tác động gây sốc đối với nền kinh tế, các biến động gây tăng, giảm giá trị đồng tiền, thay đổi lãi suất, tỷ giá. Thông qua việc kiểm soát lạm phát, Nhà nước góp phần đảm bảo sức mua của đồng tiền, làm cho người dân tin tưởng vào đồng tiền và việc gửi tiền tại các ngân hàng khi họ tin rằng sau một thời gian nhất định sẽ thu về một khoản tiền có giá trị cao hơn so với trước khi gửi.
Cần chú trọng đến việc ổn định tỷ giá, hạn chế các giao dịch ngoại tệ tự do góp phần vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Trong điều kiện của Việt nam hiện nay, các thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn chưa thực sự phát triển, nghiệp vụ thị trường mở còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, điều hành của chính sách tiền tệ. Điều này đặt ra một yêu cầu đối cần có các chính sách phát triển các loại thị trường này, đa dạng hóa cá công cụ giao tiếp trong nghiệp vụ thị trường mở, vừa giúp NHNN có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng chính sách tiền tệ vừa giúp cho các NHTM có thể chủ động và dễ dàng hơn khi huy động các nguồn vốn bên cạnh nguồn tiền gửi của dân cư.
Tạo lập môi trường pháp lý ổn định
Hoạt động của các NHTM chịu sửa quản lý và giám sát chặt chẽ của NHNN, thông qua hệ thống pháp luật về ngân hàng. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng được một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền.
Việc ban hành hệ thống phỏp lý đồng bộ, rừ rang sẽ tạo niờ̀m tin cho dõn chỳng, đồng thời với những quy định khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiết kiệm và tiêu dung, khuyến khích người dân chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản sang đầu tư sản xuất kinh doanh hay gửi tiền vào ngân hàng
Ban hành các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Cần tránh tình trạng mất cân đối giữa huy động và cho vay, khó khăn trong thanh khoản, những biến động khó lường trên thị trường ngoại hối để dẫn đến các “cuộc đua lãi suất” giữa những NHTM, hay các vụ hoảng
loạn của người dân khi nghe tin đồn thất thiệt về các NHTM, gây mất ổn định trên thị trường.
Về môi trường xã hội
Việc huy động vốn của các NHTM hiện này còn gặp khó khăn là do tâm lý của người dân muốn tích trữ của cải thông qua ngoại tệ, vàng, bất động sản và thói quen thanh toán dung tiền mặt còn rất phổ biến. Do vậy, cần có các chương trình tuyên truyền, giáo dục xóa bỏ tâm lỷ trên của người dân. Nhà nước cần có các biện pháp tích cực nhằm khuyến khích, động viên người dân gửi tiền và chi tiêu qua các tài khoản mở tại ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh việc trả lương của cán bộ công nhân viên chức qua tài khoản, đẩy mạnh việc lắp đặt và xây dựng các trung tâm mua sắm, các cơ sở kinh doanh có chấp nhận thẻ thanh toán v.v.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cho nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng sao cho phù hợp. Cần ban hành một quy chế đồng bộ và toàn diện về việc các tổ chức kinh tế, mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng, đồng thời cải tiến các thể thức, thủ tục mở tài khoản và thanh toán của doanh nghiệp với phương châm đơn giản, nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp.
Tiếp tục xây dựng và tạo lập hệ thống ngân hàng đủ mạnh về mọi mặt hoạt động, trang bị công nghệ hiện đại bắt nhịp với cơ chế thị trường hướng vào mục tiêu: tiếp tục ổn định giá trị đồng bản tệ, trong những năm tới bằng một chính sách tiền tệ quốc gia trong mối quan hệ mật thiết với chính sách tài chính quốc gia, sử dụng đồng bộ các hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô để đẩy lùi nguy cơ lạm phát, giữ tín nhiệm và đem lại quyền lợi cho khách hàng gửi tiền.
Mỗi hệ thống ngân hàng cần phải xây dựng được hệ thống thông tin khách hàng cập nhật, có thể truy cập bất cứ lúc nào cần thiết trên cơ sở hệ thống máy tính hiện đại. Vì một đặc điểm trong giao dịch của các tổ chức kinh tế thị trường bao giờ
họ cũng sử dụng một nhóm các sản phẩm của ngân hàng, qua việc thiết lập hệ thống thông tin khách hàng giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến nhau
như: tiền gửi, chi vay... không mất nhiều thời gian để tìm kiếm nghiệp vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế.
3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống hoạt động của các ngân hàng thành viên. Để có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội rất cần có sự hộ trợ tác động, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam:
- Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện đúng tinh thần và hướng đi mà ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam quán triệt. Tuy nhiên, HSC cần tăng cường, bổ sung kịp thời hơn nữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng.
- Tăng tính tự chủ cho Chi nhánh trong việc huy động nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý quỹ…nếu việc ký hết kinh doanh mang lại lợi nhuận và tăng nguồn vốn cho hệ thống.
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần tiến hành đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hang để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo giữa các chi nhánh để tiến hành trao đổi kinh nghiệm, để từ đó đưa ra các văn bản phù hợp, hướng phát triển cho toàn hệ thống.
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần bổ sung kịp thời các cán bộ có trình độ giỏi cho Chi nhánh để có thể kịp thời thay thế những thiếu hụt nhân sự trong từng giai đoạn nhất định. Đi kèm theo đó là việc đào tạo cán bộ trong và ngoài nước để ngày càng nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Vốn huy động chiếm khoảng hơn 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng và ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn này. Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt ngân hàng cần nâng cao hiệu động huy động vốn để thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cá nhân, doanh nghiệp thông qua một số giải pháp như: chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt; xây dựng các chính sách về cạnh tranh, khách hàng và phát huy hiệu quả chiến lược marketing; nâng cao chất lượng mạng lưới huy động và chất lượng dịch vụ ngân hàng; nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần có
định hướng, kế hoạch huy động vốn hợp lý.
Bên cạnh một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng có thể hoạt động một cách hiệu quả khi Chính phủ, Nhà nước tạo lập một môi trường pháp lý và đảm bảo một nền kinh tế phát triển ổn định. Còn đối với Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ phải ổn định giá trị đồng bản tệ, xây dựng và tạo lập hệ thống ngân hàng đủ mạnh về mọi mặt và cải tiến, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng để hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả. Riêng với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, cơ quan quản lý, điều hành trực tiếp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội phải có sự hộ trợ tác động, giúp đỡ Chi nhánh như tăng cường, bổ sung kịp thời hơn nữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng tính tự chủ cho Chi nhánh trong việc huy động nguồn vốn, đầu tư cho Chi nhánh trang thiết bị hiện đại để
nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng.
KẾT LUẬN
Công tác huy động vốn của một ngân hàng thương mại không những có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Về phía ngân hàng, công tác huy động vốn có hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để các ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế ngày càng có nhiều biến động khó lường.
Đứng trước thực trạng cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn trên địa bàn, vấn đề làm thế nào để giữ vững thị phần huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn huy động là vấn đề cấp thiết đặt ra cần được nghiên cứu để có phương án cụ thể, hiệu quả thực hiện mục tiêu trên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam– CN Hà Nội để từ đó
đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn tại thời điểm này đặc biệt có ý nghĩa.
Qua nghiên cứu đề tài, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn, những chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM.
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Hà Nội giai đoạn 2008-2010 thông qua qui mô, cơ cấu, chi phí, mối quan hệ với công tác sử dụng vốn. Qua đó, đưa ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam– CN Hà Nội.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị
nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam– CN Hà Nội. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ không thể
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và những người quan tâm để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!